Hot Swap Keyboard là gì? Tại sao Hot Swap Keyboard lại có được sự quan tâm của giới game thủ nhiều đến vậy? Có phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng Hot Swap Keyboard hay không? Để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết nhé!
Tìm hiểu về Hot Swap Keyboard
Hot Swap Keyboard là gì?
Hot Swap Keyboard hay bàn phím Hot Swap còn được biết đến chúng với những cái tên khác như: swappable, hot-swappable, swap. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ chỉ các bàn phím có thể thay thế các phím, các swift đơn giản mà không cần phải biến hàng vi mạch.
Chúng ta có 2 khái niệm khá gần nhau là: Hot Swap Keyboard và Hot Swap switch. Thế nhưng, trong thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau đấy!
- Hot Swap Keyboard: có thể thay đổi các phím một cách đơn giản và không cần biết quá sâu về việc hàn vi mạch. Đặc biệt, một số bàn phím sử dụng contactless SILO với công nghệ không tiếp xúc hiện đại.
- Hot Swap switch: là dạng bàn phím swift nhưng vẫn phải hàn vào như bàn phím thường.
Nên chọn Hot Swap Keyboard 3 chân hay 5 chân?
Sau khi tìm hiểu về 2 khái niệm “rối não nhẹ” bên trên, chúng ta lại có Hot Swap Keyboard với 3 chân và Hot Swap Keyboard 5 chân… Vậy, chúng ta nên chọn loại chân nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng? Chúng ta lại cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!
Hot Swap Keyboard là một bàn phím giúp bạn có thể thay thế từ phím bấm đến switch một cách siêu đơn giản: bạn chỉ cần thay thế chân switch vào bất kỳ vị trí nào mà không cần đến những công cụ chuyên dụng. Và chúng ta có 2 loại chân cắm chính là 3 chân và 5 chân.
Điểm giống nhau:
- Số lượng chân khác nhau nhưng chúng không liên quan đến đầu nối hay mạch nào và tính năng của chúng tương tự nhau.
Khác nhau:
- 3 chân: có thể cắm vào lỗ của loại 5 chân. Nhưng ít ổn định, có khả năng bị văn khi sử dụng.
- 5 chân: không thể cắm vào lỗ của loại 3 chân vì có thêm 2 chân nhựa nhằm giữ cho sự ổn định của phím tốt hơn.
Những lưu ý khi mua Hot Swap Keyboard
Những Hot Swap Keyboard đều là những bàn phím có mức giá từ 2 triệu trở lên. Đây là số tiền lớn so với rất nhiều bạn sinh viên, học sinh. Vì thế, bạn sẽ cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố trước khi quyết định mua một cái bàn phím. Nếu bạn có điều kiện kinh tế và không quan tâm lắm, bạn chỉ cần mua hàng loạt về dùng :> Trong trường hợp còn lại, chúng ta cùng nhau xem qua danh sách những lưu ý nhé!
- Layout: về layout bàn phím chúng ta có rất nhiều loại khác nhau như: full size với đầy đủ các phím; những loại tenkeyless và 75% có hầu hết phím trừ bàn phím số; bàn phím 60, 65% sẽ bị cắt giảm tiếp thêm các phần như phím điều hướng, dàn phím chức năng F.
- Khả năng tương thích của Switch: hầu hết các thương hiệu sản xuất Switch như: Cherry, Gateron, Kailh và Outemu đều tương thích với Hot Swap Keyboard và đôi khi có thêm những tính năng như: ánh sáng RGB, macro,..
- Build Quality: nếu quyết định mua bàn phím cơ (chắc chắn bạn cũng biết giá của chúng không hề rẻ), bạn cần chọn loại bàn phím có build phù hợp với giá tiền của chúng đảm bảo không bị phí tiền nhé!
- Khả năng kết nối: hiện tại chỉ có vài Hot Swap Keyboard hỗ trợ công nghệ Bluetooth để bạn sử dụng mà thôi. Do đó, bạn nên cân nhắc nếu muốn sử dụng những loại bàn phím cơ nhé vì phần lớn chúng đều cần kết nối dây cắm.
Giới thiệu về những loại Hot Swap Keyboard tốt nhất hiện tại
Vị trí xuất hiện của các sản phẩm xuất hiện trong danh sách không phải là thứ tự tốt hay không bạn nhé! Tino Group liệt kê các bàn phím dưới dạng tính năng nào phù hợp hoặc đặc điểm nổi bật.
Tất cả các bàn phím trong danh sách đều đang có bán tại thị trường Việt Nam.
Logitech G PRO X – đơn giản và thương hiệu
Logitech G PRO X là một sự lựa chọn thay thế an toàn nếu bạn muốn chuyển từ bàn phím cơ sang một loại Hot Swap Keyboard đấy! Với layout bàn phím TKL nhưng có thêm 2 phím tròn bên trên để điều chỉnh ánh sáng.
Bàn phím Logitech G PRO X còn có cả một phần mềm để điều chỉnh đèn led và cài đặt các phím macro đấy!
Nhưng mức giá của Logitech G PRO X tương đối cao hơn so với những sản phẩm khác. Tuy nhiên, đổi lại chúng ta có thương hiệu và sức bền của bàn phím.
Womier K87 – bàn phím với ánh sáng đẹp nhất
Bạn có muốn sở hữu một bàn phím với ánh sáng RGB tràn ra khỏi bàn phím hay không? Womier K87 là một bàn phím tuyệt vời sẽ giúp không gian chơi game của bạn trở nên nổi bật giữa không gian màu tối đấy!
Với bố cục TKL phù hợp với đại đa số người dùng, Womier K87 sẽ là một lựa chọn thực sự nổi bật giữa đám đông. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể điều chỉnh vì Womier K87 không có phần mềm đi kèm.
Keychron K6 – Hot Swap Keyboard không dây tốt nhất
Keychron K6 là một trong những sản phẩm đặc biệt nổi bật giữa “rừng” bàn phím cơ, Hot Swap Keyboard vì khả năng kết nối Bluetooth đặc biệt của mình so với những dòng Hot Swap Keyboard khác. Đặc biệt hơn, Keychron K6 còn có thể sử dụng với cả mac OS, Windows, Linux và kết nối với điện thoại để sử dụng nếu bạn muốn.
Thời lượng pin của Keychron K6 khi bật led lên đến 72 giờ và gần 1 tuần nếu không bật led. Tuy nhiên, Keychron K6 không có phần mềm đi kèm để điều chỉnh phím tắt hay đèn led.
Glorious GMMK PRO – bàn phím cho những người đam mê Hot Swap Keyboard thực thụ
Khác với những sản phẩm trong danh sách ở trên, Glorious GMMK PRO là một bàn phím hoàn toàn bằng nhôm với layout 75%. Điểm đặc biệt là họ chỉ cung cấp đúng nền tảng để bạn có thể gắn Switch cùng keycap lên. Nhưng điều đặc biệt hơn nữa là Glorious GMMK PRO có giá cực kỳ đắt đỏ! Tuy nhiên, điều bạn nhận lại được là hoàn toàn xứng đáng vì Glorious GMMK PRO có khả năng tùy biến rất cao, có phần mềm hỗ trợ cực kỳ tốt và có thể gắn các switch vào cực kỳ đơn giản.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Hot Swap Keyboard là gì cũng như những lưu ý khi chọn Hot Swap Keyboard để sử dụng. Với danh sách những bàn phím Tino Group giới thiệu, hi vọng rằng bạn cũng có thể chọn được một gợi ý cho mình. Chúc bạn sẽ có trải nghiệm tốt với bàn phím cơ của mình!
FAQs về Hot Swap Keyboard
Nên chọn loại switch nào?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu của bạn nhé! Một số thông tin về switch bạn nên tham khảo thử:
- Red switch: lực bấm 45g không có âm thanh clicky khi bấm
- Blue switch: lực ấn 50g và có âm thanh clicky khi ấn
- Brown switch: có khấc tactile nhưng không tạo ra tiếng ồn khi bấm
Ngoài ra, còn các loại như: Clear Switch, Black Switch, Silent Switch, MX Switch/MX Silver, Topre Switch,…
Nên chọn loại bàn phím nào dưới 1 triệu đồng?
Nếu bạn đang tìm một bàn phím với mức giá phải chăng và dưới 1 triệu đồng, Tino Group giới thiệu với bạn một số bàn phím như:
Full size:
- Bàn phím cơ AKKO 3108SP Pink Akko Switch V2
- Bàn phím HyperX Alloy Core RGB
- Bàn phím cơ E-DRA EK3104 RGB Huano Version 2024
- Bàn phím cơ E-DRA EK300 Katana Optical
Thiết kế cắt giảm:
- Bàn phím cơ DareU EK8100 RGB
- Bàn phím cơ E-DRA EK3087
Nên chọn bàn phím full size hay bàn phím bị cắt?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn.
- Bàn phím full size sẽ giúp bạn có trải nghiệm toàn diện như trên máy tính thông thường
- Bàn phím bị cắt theo % sẽ giúp bạn có thể di chuyển tốt hơn và hầu hết sẽ luôn có phần mềm đi kèm để thiết lập phím tắt
Có nên chọn Kailh Box hay không?
Nếu bạn cũng muốn sử dụng bàn phím cơ với các phím đến từ Cherry MX nhưng có mức giá mềm hơn, ít ồn ào hơn thì Kailh Box sẽ phù hợp với bạn hơn đấy!