Hợp đồng thông minh (Smart Contract) vô cùng gần gũi với cuộc sống chúng ta, nhưng dường như khi nhắc đến lại không có nhiều người nhận ra sự hiện diện của khái niệm này. Mời bạn kiểm chứng điều này qua bài viết này nhé!
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì?
Hợp đồng thông minh (Smart Contract – SC) là thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động đưa ra các điều khoản và thực hiện các thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng (trường hợp này thường là các hệ thống máy tính) bằng việc ứng dụng công nghệ blockchain.
Toàn bộ hoạt động của SC đều được thực hiện một cách tự động và không có bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài, hay thông qua một bên trung gian thứ ba. Chính vì thế, những giao dịch này có tính minh bạch rất cao, dễ dàng truy xuất và không thể bị can thiệp, sửa đổi hoặc đảo chiều. Các điều khoản trong SC cũng tương tự với một hợp đồng pháp lý bình thường, chỉ khác là được ghi lại dưới ngôn ngữ lập trình.
Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?
Nói một cách dễ hiểu, hợp đồng thông minh có cơ chế hoạt động như một chương trình nhất định, thực thi yêu cầu, tác vụ cụ thể ứng với từng điều kiện riêng biệt trong một số trường hợp. Vì thế, câu lệnh trong hợp đồng thông minh thường sẽ được viết ở dạng “nếu… thì…”.
Mặc dù tên gọi là vậy, tuy nhiên trên thực tế, đây không phải là một hợp đồng pháp lý và cũng không “thông minh”. Đơn thuần chỉ là các đoạn mã chạy trên một hệ thống phân tán (blockchain) được lập trình sẵn.
Hợp đồng thông minh sẽ chịu sự kiểm soát của máy tính và EOA (externally owned account) là do người dùng kiểm soát.
Hợp đồng thông minh được tiến hành thông qua các giao dịch blockchain khi và chỉ khi được kích hoạt bởi một EOA (hoặc các hợp đồng thông minh khác) yêu cầu. Dĩ nhiên, phía kích hoạt đầu tiên luôn là EOA (người dùng).
Lợi ích của việc sử dụng SC là gì?
Bằng việc tận dụng công nghệ blockchain một cách hiệu quả, SC đã đem đến các lợi ích sau cho người dùng.
- Tự động hóa: Các quá trình thực hiện hợp đồng đều là cơ chế tự động hóa. Người dùng chính là người tạo hợp đồng, điều này sẽ xóa bỏ các lo lắng về việc phụ thuộc vào môi giới, luật sư hay bất kì bên thứ ba nào khác.
- Không bị thất lạc: Chính vì tất cả dữ liệu đều được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, nên việc thất lạc là điều rất khó. Điều này cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm hay xem lại, người dùng có thể nắm giữ và kiểm soát một cách hiệu quả.
- An toàn: Bạn sẽ hạn chế được sự tấn công của hacker khi được blockchain đảm bản an toàn cho tài liệu.
- Tốc độ: Nhờ vào việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm để tự động hóa các điều khoản, thế nên hợp đồng thông minh có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những việc không cần thiết.
- Tiết kiệm: Hợp đồng thông minh cũng tiết kiệm cho bạn một khoản ngân sách lớn vì đã xóa bỏ các khâu trung gian.
- Chính xác: Vì đã lập trình trên máy móc, việc hạn chế các lỗi mắc phải như trên giấy tờ là điều dễ hiểu.
Ưu điểm và nhược điểm của SC
Ưu điểm
- Ứng dụng: Smart Contract có thể dùng trong nhiều lĩnh vực trong tương lai. Hiện nay đã có một số lĩnh vực đã áp dụng Smart Contract như tiền điện tử, logistic, ngân hàng, bất động sản thậm chí là việc bầu cử,…
- Tự do: không chịu sự quản lý của bất kỳ một cơ quan nào và không thông qua bên thứ ba.
- Phân tán: hợp đồng thông minh được sao chép và phân phối trong mạng lưới phi tập trung. Đây cũng là một tiện ích khi so với các hình thức tập trung.
- Tất định: hợp đồng thông minh chỉ thực hiện những lệnh đã được thiết lập khi thỏa điều kiện. Đồng thời, kết quả sẽ không phân biệt người thực hiện, đảm bảo tính công bằng.
- Tự động: cơ chế tự động hóa đa dạng các loại tác vụ. Nếu như không được kích hoạt, hợp đồng thông minh sẽ duy trì trạng thái “không hoạt động” và cũng sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động nào.
- Không thể sửa đổi: một khi đã triển khai, không ai có thể thay đổi hợp đồng thông minh. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc chống giả mạo.
- Có thể tùy chỉnh: trước khi được kích hoạt, hợp đồng thông minh có thễ được mã hóa theo nhiều cách khác nhau để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung (Dapp).
- Không cần dựa trên sự tin cậy: vì tất cả đều được công nghệ hóa, thế nên ngay cả khi hai bên chưa có niềm tin với nhau vẫn có thể sử dụng hợp đồng thông minh để hợp tác. Công nghệ blockchain sẽ bảo đảm tính chính xác của dữ liệu.
- Minh bạch: mặc dù bất kỳ ai cũng đều có thể xem được dựa trên nền tảng công khai, thế nhưng không một ai có thể thay đổi mã nguồn của hợp đồng thông minh.
Nhược điểm
- Tính pháp lý: vì Smart Contract hiện chưa được pháp luật quy định, bảo hộ nên nếu có xảy ra lỗi phát sinh, người dùng sẽ không được bảo vệ quyền lợi .
- Chi phí triển khai: dù tiết kiệm được các khâu trung gian nhưng để tạo hợp đồng thông minh cần một số tiền để chi trả cho hệ thống cơ sở hạ tầng, máy tính và các lập trình viên có kinh nghiệm.
- Rủi ro từ internet: về cơ bản, hợp đồng thông minh sẽ vô cùng an toàn nếu như không để lộ thông tin nhạy cảm hay không để hacker tìm ra lỗ hổng. Bất kỳ chuyện gì liên quan đến internet đều sẽ gặp rủi ro chung là nguy cơ có thể bị hack.
Các yếu tố cần có để tạo nên một hợp đồng thông minh
Sau đây là các yêu cầu cần thiết để tạo nên một hợp đồng thông minh:
- Chủ thể hợp đồng: Các bên liên quan được liệt kê trong hợp động phải cấp quyền truy cập cho Smart Contract để có thể tự động khóa hay mở khóa khi cần thiết.
- Chữ ký điện tử: Giống tương tự như hợp đồng truyền thống, kể cả hợp đồng thông minh cũng cần đến chữ ký để xác nhận sự đồng ý các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Phải có các khóa cá nhân (chữ ký điện tử) thì hợp đồng mới có thể triển khai.
- Điều khoản hợp đồng: Ở hộp đồng thông minh, điều khoản được hiểu là các chuỗi hoạt đồng được mã hóa và các bên tham gia phải chấp nhận những điều khoản này.
- Nền tảng phân quyền: Hợp đồng thông minh được thiết lập hoàn tất sẽ được tải lên blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng cũng như được phân phối về các node trên nền tảng đó.
Các ứng dụng phổ biến của hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh trong tương lai sẽ có thể sử dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống ở thời buổi công nghệ 4.0. Hiện tại, hợp đồng thông minh cũng đã xuất hiện tại một số lĩnh vực như: bầu cử, quản lý hệ thống, chuỗi cung ứng, dịch vụ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,…
Trên đây là các chia sẻ về hợp đồng thông minh cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn “hợp đồng thông minh là gì?” qua bài viết này. Nếu yêu thích, bạn hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Hợp đồng thông minh xuất hiện lần đầu vào thời gian nào?
Vào khoảng năm 1993, Nick Szabo lần đầu đưa ra khái niệm hợp đồng thông minh của riêng mình và không lâu sau đó, khái niệm này bắt đầu được nhiều người biết đến và chú ý hơn.
Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ lập trình nào?
Các lập trình viên sẽ viết hợp đồng thông minh bằng các ngôn ngữ như C++, Go, Python, Java,…
Mối quan hệ giữa Bitcoin – Ethereum và Smart Contract là gì?
Có thể bạn đã biết, Bitcoin mới chính là nhân tố đặt những nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng thông minh trên blockchain (gọi tắt Smart Contract blockchain), nhưng lại chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Thế nên, mãi khi SC kết hợp với Ethereum, phương thức này mới thực sự phổ biến.
Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên mệnh đề nào?
Mệnh đề sử dụng chính cho việc viết hợp đồng thông minh là lệnh “if…then” để đưa ra giả thuyết, điều kiện ứng với các kết quả nhất định.