Theo giả thuyết của Edward Lorenz: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”. Đây được xem là ví dụ minh họa cho một hiệu ứng có tên gọi đầy hoa mỹ: “Hiệu ứng cánh bướm”. Không chỉ chứa đựng những triết lý thú vị, hiệu ứng cánh bướm còn được áp dụng trong đời sống và các hoạt động kinh doanh. Vậy thực chất hiệu ứng cánh bướm là gì? Hiệu ứng cánh bướm được ứng dụng ra sao trong các ngành nghề, lĩnh vực?
Tìm hiểu tổng quan về hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly Effect) được biết đến như một phép ẩn dụ mô tả hiệu ứng tâm lý. Đây là khái niệm hình thành trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ thống với các điều kiện mặt đất. Ban đầu, hiệu ứng cánh bướm đơn thuần là khái niệm khoa học thuần túy.

Hiệu ứng cánh bướm cho rằng sự vỗ cánh của một con bướm có thể tạo ra những thay đổi nhỏ trong khí quyền làm ảnh hưởng đến đường đi của một cơn lốc xoáy. Điều này đồng nghĩa với ý: một thay đổi nhỏ có thể dẫn đến một kết quả rất khác.
Cụm từ “hiệu ứng cánh bướm” xuất hiện khá phổ biến trong văn hóa đương đại, nhất là trong các tác phẩm đề cập đến sự nghịch lý về thời gian và quan hệ nhân quả. Bộ phim “The Butterfly Effect” đã lấy cảm hứng và đặt tên theo hiệu ứng tâm lý này.
Về bản chất, học thuyết này chứa đựng những giá trị nhân văn và khoa học to lớn. Hiệu ứng cánh bướm biểu thị cho những điều nhỏ bé nhưng mang đến hệ quả to lớn về sau.
Hiệu ứng cánh bướm ra đời như thế nào?
Edward Lorenz – nhà toán học, khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn được xem là “cha đẻ” của khái niệm hiệu ứng cánh bướm. Ông đặt nền móng cho học thuyết hiệu ứng cánh bướm vào năm 1972. Tại thời điểm này, ông đã giới thiệu hiệu ứng cánh bướm trước Hiệp hội Phát triển Khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết với tựa đề: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.

Năm 1961, Lorenz đã mắc một sai lầm khi nhập sai số liệu mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính. Thay vì 0.506127 ông nhập sai thành 0.506. Chính vì thế, kết quả nghiệm thu đã sai lệch hoàn toàn với dự tính ban đầu. Từ sự sai lầm này, Lorenz đã rút ra kết luận về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình.
Lorenz nhận định rằng chỉ một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tạo ra sự thay đổi với điều kiện gốc của hệ vật lý. Qua đó, tác động này sẽ kéo theo những thay đổi rõ rệt về thời tiết, thậm chí là tạo ra một cơn lốc tại một địa điểm cách con bướm hàng chục nghìn ki-lô-mét.
Trên thực tế, con bướm đóng vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý. Bên cạnh đó, tỷ lệ động năng giữa cái đập cánh của con bướm so với cơn lốc là quá nhỏ. Như vậy, nếu cái đập cánh của con bướm dẫn đến cơn lốc xoáy thì cái đập khác có thể dập tắt ngay.
Ứng dụng hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, hiệu ứng cánh bướm mô tả những hoạt động đơn giản nhưng mang đến lợi ích to lớn. Các doanh nghiệp có thể áp dụng hiệu ứng cánh bướm bằng cách cộng hưởng những hành động tích cực nhỏ để mang đến những hiệu quả tích cực lớn hơn.

Những thay đổi nhỏ có khả năng tạo ra lợi ích to lớn, vượt trội hơn cả số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng. Hiệu ứng cánh bướm được ứng dụng hiệu quả trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ.
Về cơ bản, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người với người: giữa nhà lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với khách hàng, giữa nhà lãnh đạo với đối tác,…
Đối với nhân viên
Richard Branson – “ông trùm” kinh doanh, nhà đầu tư, tác giả và nhà từ thiện người Anh từng nói: “Employees come first, not clients” (tạm dịch: nhân viên đến trước chứ không phải khách hàng). Nếu bạn quan tâm đến nhân viên của mình, tất nhiên họ cũng quan tâm đến khách hàng. Có thể thấy, nhân viên đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của một doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể cung cấp các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhân viên để duy trì mức độ trung thành của họ. Bạn nên dành thời gian tán thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng cần khuyến khích nhân viên của mình tán thưởng nhau.
Trên thực tế, một lời khen tưởng chừng đơn giản nhưng lại có khả năng lan tỏa năng lượng tích cực trong tổ chức rất hiệu quả. Đổi lại, một nền văn hóa tích cực, phát triển sẽ được truyền đến cho người tiêu dùng.

Đối với khách hàng
Khách hàng chính là huyết mạch của một doanh nghiệp. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng bộ phận chăm sóc và giải quyết khó khăn cho khách hàng.
Những lời phàn nàn của khách hàng là điều không thể tránh khỏi đối với mọi doanh nghiệp. Thậm chí, nhiều lời đóng góp ý kiến chính là nền tảng giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả công việc.
Vì vậy, những hành động nhỏ như: hỗ trợ khách hàng tận tình, giải đáp thắc mắc của khách hàng, lịch sự và nhã nhặn khi giao tiếp với khách hàng,…, chính là “chiếc chìa khóa” gây ấn tượng lâu dài cho người tiêu dùng. Nhờ đó, khách hàng sẽ có trải nghiệm tuyệt vời, tăng khả năng quay lại mua hàng.
Đối với các bên liên quan
Nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi “bỏ rơi” mối quan hệ với đối tác và cổ đông của mình. Tốt nhất, bạn nên duy trì mối quan hệ với các bên liên quan bằng thái độ hòa nhã, cởi mở và minh bạch. Đối với một số bên liên quan khác như: nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng,…, bạn cũng nên duy trì những hành động tích cực để duy trì mối quan hệ.

Đối với Marketing
Trên thực tế, hiệu ứng cánh bướm là một trong những hiệu ứng tâm lý được áp dụng nhiều trong lĩnh vực Marketing. Đối với lĩnh vực này, các phương tiện truyền thông chính là yếu tố giúp tạo nên hiệu ứng cánh bướm.
Doanh nghiệp có thể xây dựng nội dung trên nhiều nền tảng nhỏ để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Những nội dung có mức độ viral cao có thể được lan tỏa mạnh mẽ và được nhiều người biết hơn.
Tuy nhiên, khi áp dụng học thuyết hiệu ứng cánh bướm vào Marketing, bạn rất khó có thể đoán trước hoặc kiểm soát kết quả. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên chú trọng xây dựng từng content, bài quảng cáo cho các hoạt động tiếp thị của mình.
Kết luận
Không đơn thuần là khái niệm lý thuyết, hiệu ứng cánh bướm còn được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu biết cách tận dụng sức mạnh của hiệu ứng cánh bướm, bạn có thể tạo ra những xây dựng hình ảnh tốt, mang lại doanh thu vượt mong đợi
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Hiệu ứng cánh bướm là gì?” cũng như có thể đúc kết ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích trong việc tận hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Những cuốn sách nào được đánh giá cao khi viết về hiệu ứng cánh bướm?
Một số quyển sách hay về hiệu ứng cánh bướm là: Cú hích, Hiệu ứng cánh bướm – Andy Andrews, Dẫn luận về thuyết hỗn độn,…
Ai là người phát hiện ra hiệu ứng cánh bướm?
Người phát hiện ra hiệu ứng cánh bướm là Edward Norton Lorenz – nhà khí tượng, chuyên gia về thuyết hỗn loạn.
Hiệu ứng cánh bướm được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Các lĩnh vực như: tâm lý học, kinh doanh, khoa học hay thậm chí là cuộc sống thường nhật đều có thể ứng dụng hiệu ứng cánh bướm.
Làm sao nắm bắt tâm lý của hiệu ứng cánh bướm?
Để nắm bắt tâm lý của hiệu ứng cánh bướm, bạn cần giữ một thái độ tích cực. Từ những hành động tích cực nhỏ sẽ mang đến lợi ích tích cực lớn hơn.