Cộng đồng lập trình không còn xa lạ với thuật ngữ JDBC – một công cụ được dùng để kết nối cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, khi làm việc với JDBC bạn rất dễ gặp phải những sai sót. Để khắc phục điều này, Hibernate là một lựa chọn thay thế hoàn hảo. Hibernate là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Hibernate nhé!
Hibernate là gì?
Định nghĩa Hibernate
Hibernate là một công cụ ORM (Object Relational Mapping, tạm dịch: Ánh xạ quan hệ đối tượng) có mã nguồn mở, có chức năng cung cấp một framework để ánh xạ hướng đối tượng các mô hình miền thành các hệ cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng web.
ORM dựa trên việc chứa các đối tượng và sự trừu tượng hóa. Tính trừu tượng sẽ giúp bạn có thể xác định địa chỉ, truy cập và thao tác các đối tượng mà không cần phải xem xét chúng có liên quan như thế nào với nguồn dữ liệu của chúng. Hibernate framework có nhiệm vụ hướng dẫn ánh xạ các lớp Java tới bảng cơ sở dữ liệu và đồng thời thay đổi kiểu dữ liệu Java sang kiểu dữ liệu SQL, cũng như cung cấp khả năng truy vấn và truy xuất.
Mọi thay đổi được thực hiện đều gói gọn trong chính nguồn dữ liệu, để khi các nguồn đó thay đổi hoặc API của chúng thay đổi, các ứng dụng sử dụng ORM không cần thay đổi theo hoặc thậm chí không cần biết về thông tin đó. Tương tự như vậy, các lập trình viên sẽ có một cái nhìn nhất quán về các đối tượng theo thời gian.
Hibernate có sẵn miễn phí để bạn tải xuống và được cấp phép theo Lesser General Public License (LGPL).
Lịch sử ra đời của Hibernate
Hibernate được ra đời vào năm 2001 bởi Gavin King vài các đồng nghiệp của ông tại công ty Cirrus Technologies, công cụ này được xem như một giải pháp thay thế cho việc sử dụng các Entity Beans kiểu EJB2. Mục tiêu ban đầu của Hibernate là cung cấp những khả năng bền bỉ hơn so với những gì EJB2 đang làm.
Đầu năm 2003, nhóm phát triển Hibernate bắt đầu phát hành Hibernate2. Đến năm 2005, Hibernate phiên bản 3.0 được phát hành. Vào tháng 12 năm 2018, Hibernate ORM 5.4.0 Final chính thức được ra mắt cộng đồng.
Hibernate hỗ trợ trong lập trình như thế nào?
Những chức năng chính của Hibernate
- Sử dụng ngôn ngữ truy vấn công cụ này độc lập với cơ sở dữ liệu.
- Hỗ trợ các hoạt động DDL tự động.
- Có hỗ trợ tự động tạo khóa chính.
- Hỗ trợ bộ nhớ Cache.
- Xử lý ngoại lệ không bắt buộc đối với Hibernate.
- Đặc biệt, đây là một công cụ ORM.
Các loại cơ sở dữ liệu được Hibernate hỗ trợ
Hibernate hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu dưới đây:
- HSQL Database Engine
- MYSQL
- ORACLE
- FrontBase
- PostgreSQL
- DB2/NT
- Sybase SQL Server
- Informix Dynamic Server
- Microsoft SQL Server Database
Các công nghệ được Hibernate hỗ trợ
Hibernate hỗ trợ nhiều loại công nghệ như:
- XDoclet Spring
- Maven
- Eclipse Plug-ins
- J2EE
Ưu điểm và nhược điểm khi dùng Hibernate
Ưu điểm
- Hibernate khá nhẹ và là mã nguồn mở nên sẽ giúp bạn có thể truy cập hiệu quả.
- Hibernate sử dụng bộ nhớ đệm giúp hiệu suất nhanh hơn.
- Tính độc lập với cơ sở dữ liệu mang lại cho Hibernate khả năng làm việc với các cơ sở dữ liệu khác nhau.
- Cung cấp chức năng bảng tự động giúp bạn không phải tạo bảng theo cách thủ công.
- Hibernate xử lý ánh xạ cơ sở dữ liệu các lớp Java bằng cách sử dụng các tệp XML mà không cần viết bất kỳ mã nào.
- Bạn có thể trực tiếp lưu trữ và truy xuất dữ liệu trực tiếp từ cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng các API đơn giản.
- Hibernate không yêu cầu bất kỳ máy chủ ứng dụng nào để hoạt động.
- Giảm thiểu truy cập cơ sở dữ liệu với các chiến lược tìm nạp thông minh.
- Hibernate cung cấp khả năng truy vấn dữ liệu đơn giản.
- Hibernate khá an toàn trong các truy vấn
Nhược điểm
- Công cụ này không hỗ trợ các câu truy vấn phức tạp
- Trong một số trường hợp, bạn vẫn phải dùng native SQL do Hibernate không thể hỗ trợ hết tất cả các cú pháp của các hệ quản trị cơ sử dữ liệu.
- Bị hạn chế sự can thiệp vào câu lệnh SQL do những câu lệnh này được tự động sinh ra.
Tại sao nên dùng Hibernate để thay thế cho JDBC?
JDBC là gì?
JDBC là viết tắc của Java Database Connectivity, đây là một chuẩn API được sử dụng để kết nối các chương trình viết bởi Java với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, MS SQL, Postgre SQL, Oracle, DB2…
Tuy nhiên, JDBC chỉ là một tập các interface, thông báo lỗi, các định nghĩa hay các đặc tả chứ không phải là thư viện trong Java. Với mỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, ta sẽ có một cài đặt JDBC riêng cho chúng, ví dụ JDBC cho MySQL hoặc JDBC cho MS SQL…
Những điểm hạn chế của JDBC
Theo thời gian, JDBC bộc lộ nhiều điểm yếu cố hữu như:
- Có nhiều code thừa nhưng chỉ phục vụ cho mục đích lấy dữ liệu.
- Tốn nhiều thời gian để ánh xạ dữ liệu vào object Java.
- Sẽ mất nhiều công sức khi hệ thống thay đổi cơ sở dữ liệu như yêu cầu JDBC mới, code mới,..
- Giao tiếp giữa các bảng tương đối phức tạp, thiếu đi tính OOP trong đó.
Sử dụng Hibernate để thay thế cho JDBC
Sự ra đời của Hibernate để giải quyết những vấn đề mà JDBC chưa thể khắc phục được. Hãy xem cách Hibernate tối ưu hóa các tác vụ tốt hơn JDBC như thế nào nhé!
- Hibernate khắc phục tình trạng phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu trong JDBC.
- Việc thay đổi cơ sở dữ liệu tốn rất nhiều công sức trên JDBC, Hibernate sẽ khắc phục được vấn đề này một cách xuất sắc.
- Tính di động của mã code không phải là một tùy chọn trong khi làm việc trên JDBC. Ngược lại, Hibernate sẽ xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
- Hibernate củng cố và khắc phục mối quan hệ cấp độ đối tượng
- Hibernate vượt qua phần xử lý ngoại lệ, trong khi vấn đề này là bắt buộc khi làm việc trên JDBC.
- Hibernate làm giảm độ dài của mã code với khả năng đọc được tăng lên bằng cách khắc phục sự cố bảng mẫu.
Hibernate mang lại cho các lập trình viên các giải pháp tối ưu và hiệu quả, vì vậy khi làm việc với cơ sở dữ liệu sẽ trở nên khá dễ dàng mà không cần bất kỳ sự phụ thuộc nào. Bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Hibernate, hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn một kiến thức mới trong ngành lập trình.
FAQs về Hibernate
ORM là gì?
ORM là từ viết tắt của cụm từ Object Relational Mapping. Công cụ này có mục đích giúp cho các thao tác và truy cập dữ liệu trở nên đơn giản nhất có thể bằng cách mapping object (đối tượng ánh xạ) theo dữ liệu của chúng. Đây là một khái niệm rất cơ bản và cũng là cơ sở để xây dựng Hibernate.
Các tài liệu ánh xạ sẽ được lưu trữ ở đâu trong Hibernate framework?
Tất cả các tài liệu ánh xạ (Mapping Document) của Hibernate framework đều được lưu trữ trong Configuration Interface (Giao diện cấu hình). Giao diện này được sử dụng để lưu trữ những tài liệu được đề cập trước đó cùng với các lệnh cấu hình dành riêng cho vấn đề cho chính framework.
Có mấy cách để cấu hình Hibernate?
Có hai cách chính để cấu hình Hibernate: sử dụng XML và annotation (chú thích) do Java cung cấp.
Trong những phiên bản Hibernate trước Hibernate 4.0, cách duy nhất để cấu hình cho Hibernate framework là sử dụng XML. Còn cách cấu hình với chú thích dựa trên Java chỉ có sẵn trong các phiên bản 4.0 trở lên.
Có nên sử dụng POJO khi làm việc với Hibernate không?
POJO là viết tắt của Plain Old Java Object, tạm dịch: Đối tượng Java cũ đơn giản. Đây đều là những đối tượng không yêu cầu một đường dẫn cụ thể, do đó sẽ không bị hạn chế dưới bất kỳ hình thức hoặc hình dạng. Lời khuyên là bạn nên sử dụng POJO trong các dự án Hibernate của mình, vì chúng sẽ cung cấp những mã code hoạt động tốt hơn, mượt mà hơn khi so sánh với một lớp Java tiêu chuẩn.