Hedera (HBAR) là dự án tiềm năng khi có sự góp mặt của rất nhiều cái tên “đình đám” đến từ các lĩnh vực khác nhau, trong đó có “gã khổng lồ” công nghệ IBM, Boeing – hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Vậy Hedera (HBAR) là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về dự án ngay bên dưới đây nhé!
Giới thiệu về Hedera (HBAR)
Hedera (HBAR) là gì?
Hedera (HBAR) được biết đến là một Blockchain nền tảng tương tự Ethereum, có Smart Contract (hợp đồng thông minh) và cho phép xây dựng dApps. Đồng thời, dự án dựa vào cấu trúc dữ liệu Hashgraph và thuật toán đồng thuận để cung cấp một nền tảng mới cho sự đồng thuận phi tập trung.
Dữ liệu của Hedera sẽ được ghi lại trên DAG (Directed Acyclic Graph). Thay vì trên Chain như những nền tảng Blockchain thông dụng hiện nay, Hedera cho phép các nhà phát triển, người dùng thực hiện giao dịch mà không cần phải biết về người kia hoặc dưa vào bất kỳ bên thứ 3 nào để kiểm chứng.
Đặc điểm về dự án Hedera
Ngày 16/9/2019, dự án Hedera đã tung ra phiên bản Beta công khai của Mainnet. Phiên bản này hứa hẹn có thể xử lý lên đến 10.000 giao dịch/ giây (TPS) và cung cấp ba dịch vụ sau:
- Tiền điện tử: Thông qua đồng tiền điện tử HBAR, giao dịch của người dùng sẽ có độ trễ và chi phí cũng thấp hơn.
- Smart Contract: Cho phép xây dựng một lớp ứng dụng mới như thị trường đấu thầu phi tập trung.
- Dịch vụ tệp: Vai trò của dịch vụ tệp là quản lý thông tin đăng nhập và xác minh dữ liệu tồn tại ở một thời điểm nhất định với dấu thời gian công bằng.
Phương thức hoạt động của dự án Hedera
Theo nhóm phát triển Hedera, Bitcoin tiên phong trong việc giới thiệu cơ sở hạ tầng phi tập trung còn Ethereum mang tới khả năng xây dựng các nền tảng.
Các Blockchain sử dụng giao thức PoW sẽ cần một lượng lớn năng lượng để vận hành trước đó, nhưng tốc độ giao dịch lại thấp với mức độ bảo mật có thể chấp nhận được. Điều này khiến cho các Blockchain trở nên đắt đỏ, ngay cả khi giao dịch những đồng tiền điện tử đơn giản. Vì vậy, dự án Hedera cho rằng vấn đề về hiệu năng và bảo mật là một trong những yếu tố mà nền tảng này cần phải cải thiện.
Để thực hiện được điều này, dự án Hedera cần tới Hashgraph, một thuật toán quan trọng, đóng vai trò cốt lõi để tạo hiệu năng, độ bảo mật cao và tính công bằng cho mạng lưới.
Hiện nay, các công nghệ được xem là giải pháp bên trong Hedera bao gồm: Sharding, Staking và Smart Contract.
Sharding
Sau khi dự án Mainnet và có đủ số nodes cần thiết, dự án Hedera sẽ chạy chế độ Multiple Shards. Lúc này, sự đồng thuận được tiến hành song song, giúp nâng cao về mặt hiệu năng của các Nodes.
Staking
Những Token Holders được phép tham gia Stake trên nền tảng để trở thành Nodes, trực tiếp xử lý giao các giao dịch. Nếu họ không muốn làm Node thì vẫn có thể ủy quyền HBAR Token của mình cho những người làm Nodes. Hai cách này đều có thể giúp người tham gia kiếm được HBAR Coin.
Smart Contract
Hiện tại, Smart Contract của dự án Hedera sử dụng ngôn ngữ Solity.
Đặc điểm nổi bật của dự án Hedera
Tối ưu hiệu suất
Hiện tại, TPS (số lần xử lý giao dịch mỗi giây) của hầu hết các Blockchain là không đủ để triển khai hàng loạt. Bởi vì, theo thời gian, các Blockchain được áp dụng hàng loạt thì số lượng giao dịch phải xử lý sẽ tăng theo cấp số nhân, các Blockchain hiện hành không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, dự án Hedera có thể cải thiện được điều này với hiệu suất 10.000+ TPS.
Vấn đề bảo mật
Khi một Blockchain áp dụng rộng rãi trong cộng đồng sẽ có hàng tỷ giao dịch thực hiện trên mạng lưới. Để giá trị của các giao dịch tăng theo cấp số nhân thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp bảo mật hơn nữa. Dự án Hedera mang đến cơ chế đồng thuận aBFT có thể đảm bảo độ an toàn cực kỳ cao.
Khả năng quản trị
Đội ngũ phát triển dự án Hedera tin rằng, hệ thống sổ cái phân tán công cộng sẽ đáng tin cậy hơn nếu nó được điều hành bởi những đại diện được đánh giá cao từ các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, một nhóm nhỏ các nhà phát triển cuối sẽ đưa ra quyết định khi không có đủ thành viên quản trị thành lập.
Tính ổn định
Bằng cách sử dụng kết hợp giữa các cơ chế kỹ thuật và pháp lý để thực thi các quyết định, Hedera đảm bảo cho hệ thống được ổn định. Bởi vì, nhiều Blockchain công cộng hiện nay không có khả năng kiểm soát tính pháp lý và kỹ thuật để đưa ra quyết định. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề khi hệ thống gặp sự cố.
Tuân thủ các quy định
Việc ứng dụng tuân thủ các quy định pháp lý (bao gồm KYC và ALM) được xem là một rào cản rất lớn để có thể tiến gần hơn đến việc áp dụng hàng loạt ứng dụng. Trước vấn đề này, Hedera giúp nền tảng kiểm soát tính kỹ thuật và pháp lý để có thể duy trì tốt hơn cho nền tảng.
HBAR Token là gì?
HBAR là đồng tiền cơ sở chính thức trên Blockchain của nền tảng Hedera Hashgraph. Token này đóng vai trò chính trong việc duy trì tính ổn định, bảo mật và tạo động lực kinh tế cho các thành phần tham gia vào mạng.
Hiện tại, Hedera đã hoàn thành Mainnet và HBAR Token đang hoạt động trên Blockchain riêng của Hedera Hashgraph.
HBAR Token được sử dụng để làm gì?
- Trả phí: HBAR Token được sử dụng để trả phí giao dịch trên nền tảng Hedera.
- Truy cập dApp: Sử dụng HBAR để truy cập vào các dApp phát hành trên Hedera.
- Staking: Token được dùng để Staking và trở thành các Nodes xử lý giao dịch. Đồng thời, HBAR dùng để tham gia vào các dịch vụ bên trong mạng lưới của Hedera.
- Nhận thưởng: Khi tham gia xử lý các Nodes, người dùng được nhận phần thưởng là các HBAR Coin.
Thông tin cơ bản về HBAR Token
- Token Name: Hedera Token.
- Ticker: HBAR.
- Blockchain: Hedera Hasgraph.
- Token Type: Utility, Governance.
- Circulating Supply – Nguồn cung luân chuyển: 14,850,701,097.
- Total Supply – Tổng nguồn cung: 50,000,000,000.
- 24 hour Trading Vol – Khối lượng giao dịch 24 giờ (18/10/2021): $94,044,415.
- Market Cap – Vốn hóa thị trường: $5,318,169,572.
HBAR Token có thể mua bán và lưu trữ ở đâu?
Sàn giao dịch niêm yết HBAR Token
Hiện tại, HBAR Token được niêm yết và hỗ trợ mua bán trên một số sàn giao dịch như:
Bên cạnh đó, bạn có thể trở thành các Nodes đóng góp vào xử lý giao dịch để nhận phần thưởng là HBAR Token.
Ví lưu trữ đồng HBAR Token
- Ví Hedera: Đây được xem là nền tảng ví chính thức của Hedera. Ví đã có sẵn các hệ điều hành trên nền tảng Android và iOS. Tuy nhiên, ví đã ngừng sử dụng vào ngày 31/05/2021.
- Ví Composer: Đây là một nền tảng ví trên trình duyệt website dành cho HBAR Token, được phát triển bởi đơn vị thứ ba là Hashing Systems. Hiện tại, người dùng có thể sử dụng ví này qua Add-on Chrome.
- Hbar Wallet: Đây là nền tảng ví mobile dành riêng cho HBAR Token.
- Ví lạnh: Đây là loại ví có độ an toàn và tối ưu cao cho việc lưu trữ. Những người dùng muốn lưu trữ HBAR Token lâu dài và ít giao dịch có thể tham khảo sử dụng loại ví này. Một số loại ví lạnh phổ biến như: Ledger Nano S, Ledger Nano X.
Khả năng phân bổ của HBAR Token
- Hedera Pre-minted Treasury: 32.4%.
- Ecosystem Development: 24%.
- Purchase Agreement: 17.4%.
- Founders & Early Executives: 13.8%.
- Swirlds: 8%.
- Employees & Service Providers: 4.4%.
Trên đây là thông tin về “Hedera (HBAR) là gì?” và cách sở hữu đồng HBAR Token an toàn mà Tino Group đã tổng hợp. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đã phần nào có cái nhìn tổng quan về dự án Hedera và đánh giá chi tiết đồng tiền điện tử để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Chúc các bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
FAQs về Hedera (HBAR)
Điểm khác biệt cơ bản giữa dự án Hedera và Blockchain là gì?
- Hedera có bản quyền bằng sáng chế còn Blockchain là mã nguồn mở.
- Cơ chế bảo mật của Hedera là Asynchronous Byzantine với tốc độ 500.000 giao dịch/ giây. Còn Blockchain có cơ chế là Cryptographic Hashing với tốc độ 100-1000 giao dịch/ giây.
Dự án Hedera sử dụng các cơ chế đồng thuận nào?
Hiện tại, Hedera sử dụng cơ chế đồng thuận là: Gossip Protocol và asynchronous Byzantine-Fault Tolerance (aBFT).
Những dự án tương tự như Hedera
- Ethereum (ETH): Nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên Blockchain có khả năng thực thi Smart Contract.
- Solana (SOL): Đây là nền tảng Blockchain mã nguồn mở có hiệu suất cao với khả năng mở rộng lên đến 700.000 TPS và thời gian khối 400ms, không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như Sharding hay Layer 2.
Tham gia giao dịch HBAR Token, nên hay không?
Có lẽ, đây là câu hỏi mà phần lớn những người quan tâm đến dự án Hedera đều đặt ra. Hedera là một dự án khá tiềm năng với những ưu điểm “đặc biệt” mà nhiều Blockchain khác không có. Tuy nhiên, không phải vì thế mà dự án không tồn tại những hạn chế, rủi ro. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, cân nhắc mọi vấn đề có thể xảy ra trước khi xuống tiền đầu tư nhé.