Nếu tài khoản ngân hàng của bạn còn 1 triệu, bạn và một người thân thực hiện thao tác rút tiền giống hệt nhau tới từng giây trên 2 trụ ATM khác nhau. Bạn sẽ có 2 triệu hay chuyện gì sẽ xảy ra? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hệ thống xử lý giao dịch (TPS) là gì.
Tìm hiểu chi tiết về hệ thống xử lý giao dịch
Lưu ý: bài viết tìm hiểu về TPS – Transaction Processing System trong lĩnh vực công nghệ tài chính chứ không phải là TPS – Transaction Per Second trong lĩnh vực tiền điện tử. Bạn nên lưu ý để tránh mất thời gian vì đọc không đúng nội dung cần tìm nhé!
Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) là gì?
Hệ thống xử lý giao dịch được dịch từ Transaction processing systems, hay còn được viết tắt là TPS và thường được biết đến hoặc gọi bằng cái tên “hệ thống TPS”. Đây là một hệ thống/ hoạt động có chức năng thu thập, xử lý, truyền đạt các thông tin, dữ liệu trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Hệ thống xử lý giao dịch là một tập hợp nhiều công cụ và cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo hoàn thành một giao dịch kinh doanh.
Ví dụ: một khách hàng mua sách từ cửa hàng của bạn, sử dụng thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc tiền mặt cho nhân viên để thanh toán cho sản phẩm.
- Đối với phương thức thanh toán bằng tiền mặt: đây là cách đơn giản nhất và không phải tra cứu nhiều đầu.
- Tuy nhiên, đối với giao dịch quẹt thẻ ngân hàng: hệ thống của máy quẹt thẻ sẽ “tra cứu” thông tin trên hệ thống dữ liệu và thông tin thẻ, sau đó chấp nhận thanh toán hoặc báo lỗi dựa vào số dư tài khoản của khách hàng.
Các điểm đặc trưng của hệ thống xử lý giao dịch
Rapid Response – Khả năng phản hồi nhanh
Thời gian phản hồi nhanh của hệ thống xử lý giao dịch rất quan trọng với một doanh nghiệp vì họ sẽ không thể khách hàng đợi một thời gian dài khi mua hàng.
Reliability – Độ tin cậy
Một hệ thống xử lý giao dịch tốt sẽ cần phải có độ tin cậy cao. Nếu sự đáng tin cậy bị phá vỡ, doanh nghiệp sẽ mất doanh thu vì khách hàng không thể mua hàng hoặc bị trục lợi lỗi đó.
Inflexibility – “Bất di bất dịch”
Mọi giao dịch trên hệ thống xử lý giao dịch đều phải giống nhau, hình thức và cấu trúc hoạt động không được thay đổi để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
Controlled processing – Xử lý có kiểm soát
hệ thống xử lý giao dịch cần phải có khả năng cho phép các nhân viên được quyền uỷ thác truy cập vào hệ thống bất cứ lúc nào.
Các thành phần trong hệ thống xử lý giao dịch
2 loại hệ thống xử lý giao dịch
Batch processing – Xử lý theo lô/ xử lý hàng loạt
Batch processing (tạm dịch: xử lý theo lô/ xử lý hàng loạt), là phương thức hệ thống xử lý giao dịch tập hợp hàng loạt dữ liệu có cùng những điểm, mục tiêu tương đồng. Việc xử lý nhiều dữ liệu đồng thời sẽ có thời gian trễ nhất định và đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn.
Ví dụ điển hình là hình thức thanh toán cho gói đăng ký hội viên mỗi tháng. Mỗi tháng, hệ thống sẽ tính toán một lần nên việc có độ trễ xảy ra vẫn chấp nhận được.
Real-time processing – Xử lý theo thời gian thực
Real-time processing (tạm dịch: xử lý theo thời gian thực), là một phương pháp xử lý ngay lập tức của hệ thống xử lý giao dịch khi một giao dịch xuất hiện. Điều này hạn chế sự chậm trễ trong quá trình xử lý và cung cấp kết quả chính xác hơn.
Ví dụ: bạn mua hàng trên các sàn thương mại điện tử và hệ thống thanh toán bên dưới sẽ tự động thực hiện trong thời gian thực để đảm bảo quá trình giao dịch của bạn chính xác nhất.
4 thành phần chính của một hệ thống xử lý giao dịch
Input – đầu vào
Đầu vào điển hình là các nguồn tài liệu được thu vào từ các giao dịch cho hệ thống xử lý giao dịch. Có nhiều loại đầu vào khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống xử lý giao dịch doanh nghiệp đang sử dụng như:
Hoá đơn, phiếu đặt hàng của khách hàng
Processing system – quá trình xử lý
Đây là quá trình chia nhỏ các thông tin trong nguồn đầu vào thanh những định dạng nhất định để máy tính có thể hiểu được. Tùy thuộc vào loại hệ thống, thời gian xử lý của chúng sẽ khác nhau.
Storage – lưu trữ
Lưu trữ là một phần trong quá trình, những thông tin sau khi được xử lý sẽ được lưu trữ ở một nơi nào đó dưới dạng “sổ cái” hoặc bản báo cáo tùy thuộc vào cài đặt của doanh nghiệp.
Output – đầu ra
Thông thường, đầu ra của tất cả các quá trình xử lý sẽ là những bản ghi hoặc những bản báo cáo do hệ thống tự động tạo.
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống xử lý giao dịch
Tăng tốc độ giao dịch
Với hệ thống xử lý giao dịch tại chỗ, doanh nghiệp có thể tăng tốc độ của mỗi giao dịch một cách rất nhanh chóng, giúp khách hàng của bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thực hiện giao dịch.
Tùy thuộc vào từng hệ thống xử lý giao dịch doanh nghiệp đang sử dụng, tốc độ và thời gian xử lý giao dịch sẽ khác nhau. Một số hệ thống sẽ xử lý giao dịch trong thời gian thực, một số hệ thống sẽ thu thập dữ liệu và xử lý sau một khoảng thời gian nhất định.
Tối ưu chi phí
Điều này đặc biệt dễ thấy đối với các ngân hàng. Nếu không dùng công nghệ, ngân hàng cần phải có hàng ngàn nhân viên, mỗi nhân viên sẽ hỗ trợ 1 khách hàng/lượt. Trong khi đó, một hệ thống xử lý giao dịch sẽ có thể thực hiện hàng chục đến hàng ngàn giao dịch mỗi ngày. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng chi phí khổng lồ.
Gia tăng độ tin cậy
Một trong những đặc điểm của hệ thống xử lý giao dịch là độ tin cậy. Vì thế, sử dụng một hệ thống xử lý giao dịch đáng tin cậy sẽ giúp thời gian hoàn thành giao dịch nhanh hơn và giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ cho việc bảo trì hệ thống; cũng như những sự cố về mã hoặc hoặc trục trặc hệ thống.
Khả năng quản lý tự động
Thay vì phải thực hiện những công việc có tính lặp đi lặp lại rất dễ thấy trong ngân hàng như:
Thực hiện rút tiền, chuyển tiền giúp khách hàng sau đó nhập dữ liệu vào hệ thống. Bạn có thể sử dụng hệ thống xử lý giao dịch để thực hiện những công việc này và để nhân viên của bạn thực hiện những công việc đòi hỏi yêu cầu cao hơn như hỗ trợ khách hàng VIP, các công việc đòi hỏi trí tuệ của con người.
Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều kiến thức để hiểu “hệ thống xử lý giao dịch là gì” hay “hệ thống xử lý giao dịch là gì”. Cuối cùng, TinoHost hi vọng những kiến thức thú vị này sẽ hỗ trợ bạn một phần nào đó trong công việc của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Nên đọc sách gì để tìm hiểu thêm về TPS?
Nếu muốn tham khảo thêm về hệ thống xử lý giao dịch hay quản trị kinh doanh nói chung, bạn có thể tìm Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân để học thêm nhé!
Những trường hợp nào cần ứng dụng hệ thống xử lý giao dịch trong thực tế?
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống xử lý giao dịch vào việc chi trả tiền lương, thưởng hay phúc lợi cho nhân viên một cách tự động. Tuy nhiên, “chị” kế toán vẫn rất cần để kiểm tra những giao dịch này.
TPS trong lĩnh vực tiền điện tử là gì?
Trong lĩnh vực tiền điện tử/ blockchain, TPS là viết tắt của Transaction per Second. Đây là khả năng xử lý khối lượng giao dịch trên mỗi giây.
Có hệ thống dịch vụ phần mềm nào hỗ trợ tổng hợp đơn trên các sàn trong thời gian thực hay không?
Nếu bạn đang tìm hệ thống dịch vụ phần mềm hỗ trợ tổng hợp đơn trên các sàn trong thời gian thực, bạn có thể tham khảo dịch vụ Pancake.
Pancake là một phần mềm hỗ trợ nhiều tính năng bán hàng và quản lý chuyên nghiệp như:
- Quản lý kho hiệu quả hơn
- Tự động đồng bộ kho hàng với các nền tảng Shopee, Lazada và Facebook.
- Giúp doanh nghiệp thống kê, tương tác và đo lường hiệu quả bán hàng