Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì mà mọi doanh nghiệp đều cố gắng dựng xây? Vì sao bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng phải thiết lập một hệ sinh thái bền vững? Bản chất của hệ sinh thái trong kinh doanh là gì? Nếu đang có cùng những thắc mắc trên, hãy cùng Tino Group tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về hệ sinh thái trong kinh doanh
Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì?
Hệ sinh thái trong kinh doanh hay hệ sinh thái kinh doanh (Business Ecosystem) là một hệ thống các tổ chức, bao gồm: nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ quan chính phủ,…
Những tổ chức này tham gia vào việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ cụ thể thông qua quá trình cạnh tranh và hợp tác. Mục tiêu cốt lõi của hệ sinh thái trong kinh doanh là tạo ra và trao đổi các giá trị mang tính bền vững. Một hệ sinh thái kinh doanh được xem là thành công khi hội tụ đủ các yếu tố:
- Năng suất.
- Mạnh mẽ.
- Khả năng phát triển các ngách.
- Cơ hội tăng trưởng cho các công ty mới.
Trong một hệ sinh thái, những nhân tố tham gia như các tổ chức sẽ tạo ra giá trị cho nhau so thay vì vận hành theo mô hình kinh doanh truyền thống – nhân tố tham gia mang lại giá trị cho khách hàng. Hơn nữa, sự tồn tại và phát triển của tổ chức hoặc những nhân tố tham gia hệ sinh thái khác được chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Theo đó, mỗi thực thể trong hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi những thực thể khác. Điều này tạo nên một mối quan hệ phát triển không ngừng. Đồng thời, mỗi thực thể phải linh hoạt và thích nghi để tồn tại như một hệ sinh thái sinh học.
Lý thuyết về hệ sinh thái trong kinh doanh được định nghĩa và phát triển bởi chiến lược gia kinh doanh – James Moore vào năm 1993.
Mô hình hệ sinh thái trong kinh doanh
Các nhân tố cốt lõi tham gia vào hệ sinh thái kinh doanh sử dụng các nguồn tài nguyên trong môi trường sống để tạo điều kiện phát triển cho một cộng đồng kinh tế.
Các nguồn tài nguyên đó chính là nguyên liệu thô và công nghệ. Những nhân tố tham gia chính là nhà sản xuất, nhà cung cấp, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và cơ quan chính phủ. Họ tham gia vào hệ sinh thái để tương tác, sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
Tương tự như một hệ sinh thái sinh học, các nhân tố tham gia phải liên tục phát triển để duy trì môi trường kinh doanh. Do đó, hệ sinh thái kinh doanh liên tục thay đổi vì sự tiến bộ của công nghệ và cạnh tranh của thị trường.
Vì sao phải doanh nghiệp nên tham gia vào hệ sinh thái kinh doanh?
Dù hoạt động trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, bạn cũng cần tham gia vào hệ sinh thái kinh doanh.
Ví dụ: Trong lĩnh vực tài chính, DBS ở Singapore và PingAn ở Trung Quốc đã phát triển thành công hệ sinh thái kinh doanh doanh. Cả hai thương hiệu nhận được lợi nhuận khủng từ cổ đông và doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với các công ty dùng ngành trong nước (tính từ thời điểm năm 2015 – 2020).
Trên thực tế, hệ sinh thái kinh doanh rất tốn kém và rủi ro ngay trong giai đoạn đầu thực thi. Theo nghiên cứu của BCG, chỉ có khoảng 15% hệ sinh thái tồn tại bền vững trong thời gian dài. Vì vậy, tham gia hệ sinh thái kinh doanh giống như bạn đang dấn thân vào một cuộc “phiêu lưu đầy mạo hiểm”. Tuy nhiên, khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, doanh nghiệp bạn sẽ nhanh chóng được hưởng “quả ngọt”.
Có 5 lợi ích thiết thực mà doanh nghiệp nhận được khi tham gia hệ sinh thái kinh doanh.
Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm/dịch vụ hiện có
Hệ sinh thái kinh doanh giúp bạn mở rộng các kênh bán hàng mới cho sản phẩm/dịch vụ hiện có của mình. Đây là lý do vì sao nhiều đơn vị sản xuất thiết bị đã tham gia vào hệ sinh thái smart-home.
Tăng cường hoạt động kinh doanh cốt lõi
Các đối tác trong hệ sinh thái có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ nhằm làm tăng giá trị cho dịch vụ cốt lõi của công ty.
Bảo vệ hoạt động kinh doanh khỏi các hệ sinh thái khác
Tham gia vào hệ sinh thái là cách giúp bạn phòng thủ các mối đe dọa từ các hệ sinh thái cạnh tranh.
Cải thiện doanh thu
Các đối tác trong hệ sinh thái có thể giúp doanh nghiệp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác. Từ đó, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ tiếp cận với đa dạng đối tượng khách hàng. Đây chính là tiền đề thúc đẩy doanh thu của bạn tăng trưởng nhanh chóng.
Khởi động các dự án mới tách biệt với hoạt động kinh doanh cốt lõi
Bằng cách tung ra những dự án mới hoàn toàn tách biệt với hoạt động kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp bạn sẽ hưởng được nhiều lợi ích trong hệ sinh thái chung. Mục đích của chiến lược này là cải thiện nguồn tài chính hoặc đa dạng hoá sản phẩm/dịch vụ.
Hệ sinh thái và mối quan hệ cạnh tranh
Cạnh tranh là tiền đề phát triển hệ sinh thái
Về bản chất, cạnh tranh là yếu tố giúp hệ sinh thái có bước phát triển khác biệt. Hệ sinh thái có thể bị tác động bởi các yếu tố cạnh tranh khiến một số doanh nghiệp gặp rủi ro hoặc thất bại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mạnh vẫn có thể trụ vững trên thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt.
Ngoài ra, cạnh tranh còn góp phần thúc đẩy hệ sinh thái tạo ra thành tựu mới, chất lượng hơn và đáp ứng tốt nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Đồng thời, công nghệ và khoa học của hệ sinh thái cũng được chuyển mình sang trang mới.
Các hệ sinh thái trong kinh doanh hình thành rào cản mạnh mẽ cho những đối thủ cạnh tranh mới. Vì khi tham gia vào thị trường, không có hoặc ít kinh nghiệm và chưa có lợi thế trong việc tìm kiếm đối tác. Thế nên, các doanh nghiệp lâu năm, có vị thế vững trãi thường tạo ra rào cản cạnh tranh lớn hơn.
Yếu tố cạnh tranh còn phản ánh toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp phụ trợ độc lập, nhà cung cấp nằm trong mạng lưới và giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp hàng hoá giống nhau hoạt động trên thị trường.
Cùng thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Khi trở thành một bộ phận trong hệ sinh thái kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để cải thiện công nghệ. Yếu tố cạnh tranh tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo vệ mình trước khó khăn. Để có thể tồn tại, doanh nghiệp phải phát huy triệt để tiềm năng của mình cũng như vượt qua đối thủ về phương thức hoặc phương tiện vận hành.
Doanh nghiệp có thể tăng lợi thế bằng cách:
- Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.
- Áp dụng các tiến bộ trong công nghệ, điện tử.
- Nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm.
- Giảm chi phí cần thiết trên vốn sản phẩm bán.
- Đảm bảo quyền lợi và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Nhìn chung, hệ sinh thái trong kinh doanh là một không gian rất tốt để các chủ thể có thể hợp tác hoặc cạnh tranh. Nếu tận dụng tốt lợi thế hợp tác hoặc cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hình dung được hệ sinh thái trong kinh doanh là gì cũng như tầm quan trọng của hệ sinh thái. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và thú vị khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Hệ sinh thái trong kinh doanh có giúp phát triển sản phẩm mới không?
Câu trả lời là “Có!”. Khi tham gia vào hệ sinh thái, doanh nghiệp sẽ hình thành tư duy và thừa hưởng nhiều lợi thế mới. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng tốt yêu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Hệ sinh thái trong kinh doanh hướng đến mục tiêu gì?
Hệ sinh thái trong kinh doanh hướng đến mục tiêu:
- Thúc đẩy sự hợp tác để giải quyết các thách thức xã hội, môi trường đang gia tăng.
- Khai thác sự sáng tạo, đổi mới để giảm chi phí sản xuất hoặc hỗ trợ các thành viên trong hệ sinh thái tiếp cận khách hàng.
- Thúc đẩy quá trình học tập, trau dồi kinh nghiệm để hợp tác hiệu quả, chia sẻ hiểu biết, cải thiện kỹ năng chuyên môn và kiến thức.
- Tạo ra thách thức mới nhằm giải quyết nhu cầu, mong muốn cơ bản của người dùng.
Hệ sinh thái trong kinh doanh gồm những đối tượng nào?
Một số đối tượng trong hệ sinh thái kinh doanh là: nhà cung cấp, nhà phân phối, người tiêu dùng, chính phủ, quy trình, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược hệ sinh thái là gì?
Chiến lược hệ sinh thái tập trung vào một mạng lưới lớn hơn bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất sản phẩm liên quan, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp công nghệ và hàng loạt tổ chức khác.