Hackathon được biết đến là cuộc đua sáng tạo khốc liệt, nơi mà những người dành tình yêu cho công nghệ có thể tự tin tỏa sáng, thể hiện năng lực bản thân bằng những ý tưởng mới mẻ, độc đáo. Với tiềm năng to lớn, những cuộc thi Hackathon ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng chất lượng Vậy Hackathon là gì? Hãy cùng Tino Group khám phá về Hackathon ngay bên dưới đây nhé!
Giới thiệu về Hackathon
Hackathon là gì?
Hackathon còn được gọi là codefest, là sự kết hợp của hai từ “Hack” và “Marathon”. Đây là một sự kiện về lập trình, nơi mà các lập trình viên máy tính, chuyên gia trong ngành phát triển phần mềm như: thiết kế đồ họa, quản lý dự án, thiết kế giao diện,… hoặc những ai có cùng mối quan tâm, hứng thú có thể hợp tác cùng nhau cải thiện hoặc xây dựng một chương trình phần mềm mới trong khoảng thời gian ngắn.
Những dự án này có thể là ứng dụng điện thoại, phần mềm máy tính, hệ thống thông tin quản lý hay chỉ đơn giản là một website,… Tuy nhiên, “cuộc chơi” này không không hề đơn giản. Bạn phải thể hiện được ý tưởng độc đáo, bức phá thì mới có khả năng để lại dấu ấn đối với mọi người. Đồng thời, bạn chỉ được lên ý tưởng, phác họa ý tưởng hoặc chuẩn bị bản vẽ thiết kế trước còn mọi khâu lập trình bắt buộc phải thể hiện tại cuộc thi.
Vào năm 1999, thuật ngữ “Hackathon” lần đầu tiên được sử dụng tạo Hội thảo JavaOne khi ban tổ chức đề xuất một cuộc thi lập trình với ứng dụng nền tảng java.
Hiện nay, những bộ phận kỹ thuật, đặc biệt là tại các công ty có nền tảng web-based đã tận dụng cơ hội này như một cách tìm kiếm nhân sự cho doanh nghiệp. Hackathon thường được tổ chức nhằm phục vụ một mục tiêu cụ thể, nhưng thông thường đây là cơ hội để thực hiện mô hình nhân viên làm chủ và theo đuổi các ý tưởng táo bạo, vượt trội trong một môi trường rủi ro thấp.
Sản phẩm và ứng dụng nổi tiếng ra đời từ Hackathon
Hackathon được chứng minh là một chương trình, sự kiện tuyệt vời để cho ra đời những ý tưởng sản phẩm và dịch vụ công nghệ đột phá mới mẻ.
Có thể thấy như một số tính năng phổ biến của Facebook đã được phát triển trong các dự án Hackathon. Nút like, Facebook Chat, video và thậm chí là Timeline đều được ra đời từ các cuộc thi Hackathon.
Hay một ví dụ thành công gây chú ý khác ra đời vào năm 2010 đó là GroupMe – Ứng dụng nhắn tin nhóm được phát minh lần đầu tiên tại cuộc thi Hackathon TechCrunch Disrupt. Ngay sau khi phát triển thành sản phẩm, GroupMe đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của Skype, mua lại với giá hơn 40 triệu USD.
Hành trình Hackathon diễn ra như thế nào?
Các mô hình Hackathon
Để tổ chức một cuộc thi Hackathon, ban tổ chức cần phải xác định được đúng mục tiêu của Hackathon đó cùng với các quy tắc được triển khai rõ ràng. Những đối tượng tham dự sẽ được thông báo về nhiệm vụ, quy chế và thời gian phân bổ hợp lý để các thí sinh có thể chuẩn bị thật tốt nhằm tạo ra sản phẩm ấn tượng nhất có thể.
Một số người tham gia Hackathon với mục đichs cộng đồng, tìm giải pháp cho các vấn đề như hệ thống giao thông công cộng, giáo dục và ứng phó với thảm họa.
Hay Hackathon trong tổ chức được các “ông lớn” hàng đầu như Amazon, Google, Microsoft tổ chức nhằm khuyến khích nhân viên tham gia phát triển sản phẩm mới, bức phá năng lực của bản thân,
Ngôn ngữ hoặc lập trình Hackathon được dành riêng cho việc tạo ngôn ngữ lập trình hoặc các khung ứng dụng cụ thể như C++ hoặc .NET. Một số Hackathon khác chỉ mở cho những nhóm nhân khẩu học sinh, sinh viên. Và cũng có những Hackathon dành riêng cho developer với yêu cầu về mức độ thành thạo và kinh nghiệm nhất định.
Thông tin chi tiết về cuộc thi Hackathon
Ở mỗi cuộc thi đều được diễn ra ba vòng chính:
- Vòng 1 – Ý tưởng: Các đội thi sẽ tiến hành gửi cho ban tổ chức ý tưởng của sản phẩm. Nếu được họ đánh giá tốt về sự sáng tạo, có thể áp dụng vào thực tiễn,.. thì đội đó sẽ tiếp tục đến với vòng 2.
- Vòng 2 – Code tập trung: Các đội tiếp tục tập trung tại một địa điểm để tiến hành code tập trung và biến các ý tưởng đó thành một sản phẩm cụ thể. Ở vòng này, giám khảo sẽ đánh giá sản phẩm cuối cùng, đồng thời sẽ tham gia với vai trò cố vấn, giúp các đội định hướng và phát triển ý tưởng theo mục tiêu mà ban tổ chức đề ra.
- Vòng 3 – Thuyết trình sản phẩm: Việc thuyết trình cũng như demo sản phẩm mà các bạn đã tạo ra trước sự chứng kiến của ban giám khảo và những đội thi khác. Sản phẩm đạt tiêu chí sáng tạo và tính thực tiễn cao sẽ dành chiến thắng.
Bên cạnh những ý tưởng công nghệ độc đáo và khác biệt, yếu tố quyết định thắng lợi tại các cuộc thi Hackathon nằm ở khả năng phối hợp làm việc nhóm. Với một thời gian khá hạn hẹp, sự phối hợp, tung hứng ăn ý giữa các thành viên sẽ giúp quá trình tạo ra sản phẩm nhanh chóng, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Vì thời gian của Hackathon thường chỉ kéo dài từ một đến ba ngày nên việc hình thành quy mô ý tưởng cũng quan trọng không kém. Các thành viên tham gia cần chuẩn bị một tâm thế vững vàng, sức khỏe dẻo dai. Bởi các lập trình viên có thể sẽ làm việc liên tục không ngừng nghỉ suốt thời gian diễn ra Hackathon.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Hackathon
Ưu điểm
Hầu hết, các sự kiện Hackathon tổ chức đều mang lại cho con người những sản phẩm tuyệt vời để áp dụng vào thực tiễn. Thậm chí, chúng còn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.
Một số chuyên gia còn cho rằng: Hackathon mở ra cơ hội kết nối những cá nhân sở hữu nền tảng kỹ thuật cao siêu lại gần nhau hơn, từ đó cùng nhau bức phá, tạo nên một team hùng hậu có thể giải quyết các vấn đề, cho ra những sản phẩm giá trị.
Các cuộc thi Hackathon không chỉ tiếp nhận những ý tưởng mới mà còn giúp những cá nhân tham gia phá huy tài năng, thử sức mình và mở mang tầm hiểu biết, trau dồi thêm các kỹ năng làm nền tảng hỗ trợ cho nghề nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, người tham gia còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kiến thức cùng những người tài giỏi, cùng chí hướng, đam mê về công nghệ thông tin.
Nhược điểm
Việc hình thành ý tưởng để có thể vượt qua vòng 1 của Hackathon không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia phải mất ăn mất ngủ để có được ý tưởng, nhưng đến khi phác thảo hoặc tiến hành tạo ra sản phẩm thì lại không khả thi. Trong khi việc sàng lọc, đánh giá các ý tưởng đó cũng chưa có tính chính thức, khó phân định được đâu mới là tiêu chuẩn chính của ban tổ chức.
Những người tham gia vào Hackathon chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là những nhân viên tham gia sự kiện Hackathon của công ty.
Hackathon đòi hỏi thời gian, chi phí và nhiều nguồn lực khác để tổ chức, không mang lại một nguồn lợi đảm bảo từ đầu tư.
Mọi cuộc thi diễn ra đều có những thứ bắt buộc chúng ta phải đánh đổi, nhưng bù lại, những kết quả, giá trị nhận được sau cuộc thi rất xứng đáng. Và cuộc thi Hackathon cũng không ngoại lệ. Nhờ cuộc thi, chúng ta đã phát hiện, khám phá được những ý tưởng tuyệt vời, gặp gỡ những con người tài năng và hơn hết là những sản phẩm ứng dụng hữu ích cho đời, góp phần nâng cao đời sống xã hội.
FAQs về Hackathon
Hackathon được tổ chức ở đâu?
Hiện nay, cuộc thi Hackathon khá phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ gói gọn trong phạm vi các doanh nghiệp lớn mà một số trường học cũng đã tổ chức để tạo sân chơi bổ ích, tìm kiếm tài năng. Thời gian tổ chức Hackathon không cố định, tùy vào đơn vị tổ chức triển khai.
Tham gia Hackathon có phải đóng phí không?
Câu trả lời: Không. Mỗi sự kiện Hackathon thường diễn ra với 3 vòng thi, nếu ý tưởng của bạn trình bày được chọn thì bạn có thể tham gia và không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào.
Ai có thể tham gia vào cuộc thi Hackathon?
Cuộc thi Hackathon thích hợp cho bất kỳ ai đam mê về công nghệ. Có thể là các lập trình viên, người tiếp thị, nhà thiết kế đồ họa, quản lý dự án hay bất kỳ ai đam mê về máy tính, công nghệ đều có thể trải nghiệm. Đây là một sân chơi tuyệt vời, nơi bạn có thể khám phá bản thân, học hỏi và đóng góp cho cộng đồng.
Ban tổ chức Hackathon hỗ trợ những gì cho người tham gia?
Các đội tham gia sự kiện Hackathon sẽ được thông báo tập trung tại một địa điểm cụ thể. Ban tổ chức sẽ chuẩn bị cho bạn mọi thứ từ đồ ăn, thức uống cũng như khu vực nghỉ ngơi cho đến khi thời gian của cuộc thi kết thúc.