Làm thế nào để biết được thế giới đang tìm kiếm điều gì? Google Trends sẽ trả lời cho bạn. Vậy Google Trends là gì? Cách sử dụng ra sao?
Tìm hiểu về Google Trends
Trend là gì?
Trend tạm dịch: xu hướng là những gì trở nên phổ biến hoặc “thời thượng” ngay tại một thời điểm nhất định. Những xu hướng bạn có thể thấy rõ nhất như: Xu hướng thời trang, xu hướng màu sắc của năm, xu hướng của giải trí hoặc những nhân vật nổi bật như một nữ doanh nhân livestream hoặc những vấn đề lớn hơn mà cả thế giới rất quan tâm trong những năm vừa qua như: COVID 19, nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu…
TinoHost sẽ lấy ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng nhận ra đặc điểm dễ nhận biết của xu hướng:
Trong khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/ 2024, một số từ khóa như: “còn cái nịt”, “Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về”, “14 tỷ”,… Đó là các xu hướng nổi bật hiện tại. Tuy nhiên nếu bạn đọc bài viết này vào năm 2024 hoặc 2050 chẳng hạn, chưa chắc gì bạn còn nhớ hay biết đến những “trend” ở giai đoạn này.
Google Trends là gì?
Google Trends là một công cụ tuyệt vời giúp người dùng có thể xem và khám phá các xu hướng trong việc tìm kiếm của tất cả mọi người sử dụng các công cụ của Google như: Google tìm kiếm, Google tin tức, Google hình ảnh, Google mua sắm và cả Youtube.
Tại sao nên sử dụng Google Trends?
- Bạn là một người bình thường, và bạn muốn biết thế giới đang quan tâm điều gì? Bạn có thể dùng Google Trends.
- Bạn là một người kinh doanh bán hàng, bạn muốn tạo những quảng cáo chạy theo xu hướng để thu hút người xem, chia sẻ bài viết hoặc video của bạn, thông tin bạn có thể tìm ở đâu? Bạn cũng có thể dùng Google Trends.
- Một doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Google Trends để đánh giá chiến dịch SEO có thành công hay không.
Có thể làm gì với Google Trends?
- Bạn có thể sử dụng Google Trends như một công cụ để tìm hiểu về xu hướng tìm kiếm của mọi người.
- Bạn có thể so sánh, đánh giá các cụm từ tìm kiếm với nhau.
- Bạn có thể sử dụng Google Trends như một công cụ hiệu quả để khai thác một nhóm đối tượng cụ thể, thông qua các cụm từ, chủ đề và tần suất tìm kiếm của họ (mục đích tạo quảng cáo thu hút nhóm đối tượng đó).
- Sử dụng Google Trends để tìm kiếm các dữ liệu xu hướng theo từng vị trí địa lý (tại Việt Nam ta có thể tìm kiếm từ cấp tỉnh trở lên), theo khoản thời gian và theo thể loại.
Google Trends cung cấp những loại dữ liệu gì?
Google cung cấp cho người sử dụng 2 loại dữ liệu chính bao gồm:
- Dữ liệu theo thời gian thực, là những dữ liệu được Google Trends phân tích trong 7 ngày gần nhất.
- Dữ liệu không theo thời gian thực, tức là những dữ liệu đã từng được phân tích theo thời gian thực từ ít nhất 36 tiếng trước khi bạn tìm kiếm, và xa nhất là 2004.
Hướng dẫn sử dụng Google Trends
Là một công cụ của Google phát triển, vì thế mà giao diện của Google Trends cực kì đơn giản và thân thiện với người dùng. Nếu bạn sử dụng thành thạo, Google Trends sẽ biến thành một công cụ vô cùng mạnh mẽ với vô số tính năng bạn có thể khai thác, và sử dụng cho cả một doanh nghiệp.
Trong phần hướng dẫn này, TinoHost sẽ hướng dẫn bạn những thao tác cơ bản nhất để bạn biết được cách sử dụng. Bài viết sử dụng hiệu quả và cách sử dụng nâng cao Google Trends chẳng hạn, TinoHost sẽ giới thiệu sau.
Tìm kiếm từ khóa với Google Trends
Bạn muốn khám phá xem mọi người đang tìm kiếm gì? Trước tiên bạn cần truy cập vào: Google Trends Việt Nam hoặc Google Trends Toàn cầu (sẽ bị trỏ đến link quốc gia bạn đang sống).
Tiếp theo, để tìm kiếm bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm ở giữa màn hình. Ví dụ TinoHost sẽ tìm kiếm từ khóa covid và Google Trends sẽ hiển thị thêm những từ khóa tìm kiếm có liên quan ngay ở phía dưới, bạn có thể nhấn nút lên xuống để thực hiện tìm kiếm bằng từ khóa đó, và nhấn Enter để tìm kiếm.
Cách sử dụng Google Trends để tìm hiểu về từ khóa
Sau khi bạn nhấn tìm kiếm, ảnh phía dưới sẽ là giao diện thể hiện các thông tin về từ khóa trong thời gian vừa qua.
Bạn sẽ thấy có 3 ô màu đỏ từ trên xuống dưới bao gồm:
- Khung từ khóa: tại khung này bạn có thể nhập thêm một hoặc nhiều từ khóa nữa để so sánh.
- Bộ lọc: tại đây bạn có thể sử dụng bộ lọc để hiển thị tìm kiếm theo:
- Quốc gia: bao gồm hơn 160 quốc gia và tổng quan trên toàn thế giới.
- Thời gian theo từng giờ cho đến khoản thời gian xa nhất là 2004, hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh thời gian.
- Tìm kiếm theo danh mục: từ tin tức, văn hoá xã hôi, giải trí,…
- Tìm kiếm theo tìm kiếm công cụ: trên web, Google tin tức, Google ảnh, Youtube, Google mua sắm.
- Biểu đồ thể hiện người dùng Google search tìm kiếm như thế nào về từ khóa.
- Trục tung thể hiện số % tìm kiếm.
- Trục hoành thể hiện thời gian.
- Đường màu xanh cho thấy mức độ tìm kiếm của người dùng theo thời gian.
- các điểm mốc lên xuống (đỉnh chóp,đỉnh lõm).
- Các nút tải xuống dữ liệu, chia sẻ dữ liệu.
Sử dụng Google Trends để lọc dữ liệu theo từng vùng
Tiếp tục bạn lướt xuống, bạn sẽ thấy bản hiển thị như thế này:
Bạn sẽ thấy được người dùng tại từng vùng (Google Trends hiển thị Việt Nam theo đơn vị tỉnh). Bạn có thể thay đổi chữ Tiểu vùng thành Thành phố để xem mức độ quan tâm của người tìm kiếm tại các thành phố lớn.
Tiểu vùng: Google Trends phân thành 63 tỉnh.
Thành phố: Google Trends phân thành 98 thành phố. Khi chuyển sang Thành phố, bạn có thể bấm vào nút check tại câu: Bao gồm khu vực có lượng tìm kiếm thấp, để hiển thị cả những thành phố không tìm kiếm nhiều.
Gợi ý những từ khóa liên quan của Google Trends
Ở phía dưới cùng của bản tìm kiếm, bạn sẽ thấy Google Trends gợi ý rất nhiều từ khóa người khác đang tìm, và từ khóa đó có liên quan đến từ khóa của bạn.
- Bản chủ đề có liên quan: tại đây sẽ hiển thị những chủ đề lớn hơn và bao gồm từ khóa của bạn bên trong.
- Cụm từ tìm kiếm có liên quan: là những cụm từ có liên quan trực tiếp với từ khóa tìm kiếm của bạn.
- Tại nút Gia tăng, bạn có thể chuyển đổi thành Hàng đầu, để xem những từ khóa có mức độ tìm kiếm cao nhất.
Cách sử dụng Google Trends hiệu quả
Sử dụng Google Trends tìm kiếm thịnh hành
Tại tìm kiếm thịnh hành, bạn có thể xem Việt Nam ta hoặc thế giới đang tìm kiếm điều gì.
- Xu hướng tìm kiếm hằng ngày: sẽ hiển thị những thông tin hằng ngày
- Xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực: Theo Google Trends giải thích: “Xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực làm nổi bật những tin bài đang thịnh hành trên các trang xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực của Google trong vòng 24 giờ qua và cập nhật theo thời gian thực. Những tin bài này là nội dung tập hợp của các chủ đề về Sơ đồ tri thức, mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm, video thịnh hành trên YouTube và/hoặc các bài viết thịnh hành trên Google Tin tức mà các thuật toán của chúng tôi phát hiện được.”
Sử dụng chức năng xu hướng tìm kiếm nổi bật
Với xu hướng tìm kiếm nổi bật, tại đây Google Trends sẽ hiển thị toàn bộ xu hướng tìm kiếm được tính theo năm. Google thu thập những thông tin và bắt đầu cập nhật từ 2004 đến nay.
Đọc được đến đây, bạn đã biết thêm rất nhiều thông tin về Google Trends rồi đấy! TinoHost hi vọng bạn sẽ trở thành bậc thầy với Google Trends và giúp ích được cho bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Ngoài Google Trends, còn công cụ tìm kiếm Trends nào khác không?
Bạn có thể tham khảo một số công cụ như: BuzzFeed, Quora, Reddit, Facebook, Tik Tok,…
Sự khác biệt giữa Google Trends và AdWords là gì?
Google Trends được thiết kế để tìm hiểu sâu về các dữ liệu trong thời gian thực. Google AdWord được phát triển dành riêng cho việc xây dựng các chiến lược quảng cáo thông qua những nội dung chuyên sâu, khối lượng tìm kiếm hằng tháng, số lượng tìm kiếm trung bình,…
Google Trends có được xem như dữ liệu khảo sát?
Câu trả lời là không. Google Trends chỉ phân tích và phản ánh sự tìm kiếm của người dùng trong các vấn đề cụ thể. Khi chủ đề đó trở nên phổ biến, đôi khi có một số từ khóa trở nên nổi bật do có khả năng bị spam công cụ tìm kiếm, hoặc chủ đề đó vì một lý do đặc biệt và người dùng tìm kiếm chúng. Công cụ Google Trends sẽ thể hiện các thông tin qua các mẩu tìm kiếm. Vậy nên, không thể xem các kết quả của Google Trends như một dữ liệu khảo sát chính thống được.
Báo cáo thông tin sai lệch trên Google Trends như thế nào?
Bạn nhận ra một số thông tin sai lệch trên Google Trends? Vậy bạn có thể thực hiện các thao tác như sau để gửi báo cáo đến đội ngũ xử lý của Google: Menu => Gửi phản hồi => gửi tin nhắn báo cáo kèm với ảnh chụp màn hình càng tốt. Sau khi hoàn tất, bạn bấm Gửi.