Google shopping là một làn sóng mới trên thị trường quảng cáo Việt Nam trong những năm gần đây. Với các tính năng nổi bật, Google shopping đã trở thành công cụ hiệu quả đối với Marketing.
Tổng quan về Google shopping
Lịch sử của Google shopping
Google shopping được sáng lập vào năm 2002 bởi Craig Nevill-Manning – nhà khoa học máy tính người New Zealand (giám đốc kỹ thuật đầu tiên của Google).
Ban đầu, công cụ này có tên là Froogle, đến năm 2007 đổi tên thanh Google Product Search (tạm dịch: tìm kiếm sản phẩm của Google). Năm 2012, sản phẩm đổi tên thành Google products (tạm dịch: những sản phẩm của Google). Google shopping từ lâu đã phổ biến trên thế giới nhưng đến năm 2018, công cụ này mới phát triển tại Việt Nam.
Google shopping là gì?
Google shopping là hình thức quảng cáo mua sắm trực tuyến thuộc quyền sở hữu của Google. Công cụ này cho phép người dùng đưa sản phẩm của mình lên vị trí hot nhất trên trang tìm kiếm Google. Điều này giúp sản phẩm nhanh chóng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng.
Google shopping cho phép hiển thị mọi thông tin sản phẩm về giá cả, hình ảnh, chất lượng, website nổi bật,… khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan. Quảng cáo mua sắm phát triển trên 2 nền tảng: Google ads và Google merchant center.
Điều kiện cần để sản phẩm của bạn được hiển thị trên Google shopping là chạy quảng cáo. Còn điều kiện đủ phụ thuộc vào giá thầu quảng cáo (Pay-per-click advertising). Nếu bạn trả phí giá thầu quảng cáo cao hơn các đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của bạn sẽ được ưu tiên hiển thị. Trong một số trường hợp, dù giá thầu thấp nhưng điểm chất lượng quảng cáo cao hơn thì sản phẩm của bạn vẫn được hiển thị hàng đầu.
Quảng cáo Google shopping hiển thị như thế nào?
Vị trí hiển thị
Sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị tại các vị trí tiềm năng nhất trên trang tìm kiếm. Thông thường sẽ có 4 vị trí được hiển thị:
- Khu vực trên cùng, dưới thanh tìm kiếm, trên Google ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Khu vực trên cùng phía bên phải (không hiển thị trên giao diện điện thoại).
- Website đối tác tìm kiếm của Google (nếu bạn sử dụng chiến dịch quảng cáo bao gồm các đối tác tìm kiếm).
- Nền tảng hiển thị của Google (youtube, gmail, google khám phá).
Hình thức hiển thị
So với quảng cáo Google Ads hay bảng xếp hạng tự nhiên, Google shopping có cách hiển thị hoàn toàn khác biệt. Công cụ này thu hút khách hàng từ “cái nhìn đầu tiên” bởi: hình ảnh, giá cả, tên sản phẩm, website,… Điều này giúp người tìm kiếm có cái nhìn trực quan và so sánh sản phẩm dễ dàng hơn.
Sản phẩm quảng cáo Google shopping trên màn hình desktop hiển thị được 5 kết quả theo hàng ngang. Nếu người dùng bấm phím next, màn hình sẽ hiển thị thêm tối đa 25 kết quả. Còn đối với thiết bị di động, sản phẩm sẽ hiển thị được từ 2 – 3 kết quả (tùy thuộc vào kích thước màn hình điện thoại).
Lợi ích của Google shopping
Được mệnh danh là “cỗ máy thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn nhất thế giới”, Google shopping đảm bảo mang đến những hiệu quả tối ưu cho người dùng. Đặc biệt, đối với những đơn vị kinh doanh, Google shopping đã mang đến những lợi ích bất ngờ.
Tỷ lệ khách hàng click chuột vào quảng cáo tăng
Như đã trình bày phía trên, Google shopping hỗ trợ hiển thị quảng cáo với đa dạng thông tin từ hình ảnh đến giá cả. Điều này giúp khách hàng dễ quan sát và tin cậy hơn. Do đó, tỷ lệ nhấp chuột khi sử dụng Google shopping đã tăng gấp 2 lần so với quảng cáo đơn thuần (chiếm khoảng 34 – 35%).
Chi phí thấp, lợi nhuận cao
Google shopping có khả năng làm giảm CPC trung bình đến 25% so với các chiến dịch quảng cáo khác. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, cùng với một ngân sách, Google shopping mang đến cho bạn lưu lượng truy cập dồi dào và hiệu quả.
Thân thiện trên các thiết bị di động
Các kết quả Google shopping trên điện thoại được hiển thị theo “chuỗi băng chuyền”. Ở trang đầu tiên, màn hình sẽ hiển thị được 2 – 3 kết quả. Lúc này, bạn chỉ cần lướt nhẹ qua phải, những sản phẩm tiếp theo cũng lần lượt hiển thị (tối đa 15 kết quả quảng cáo). Tính năng này giúp bạn rút ngắn được nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm.
Thiết lập sản phẩm dễ dàng
Bạn chỉ cần cung cấp chính xác thông tin sản phẩm với đầy đủ tiêu đề, mô tả, thuộc tính,… lên Google merchant là có thể cập nhật quảng cáo mua sắm. Việc này giúp những bạn kinh doanh nhiều sản phẩm tiết kiệm thời gian lên chiến dịch quảng cáo.
Tự động cập nhật những thay đổi về sản phẩm
Google shopping có tính năng thiết lập chế độ tự động cập nhật dữ liệu. Mỗi ngày, công cụ này sẽ cập nhật lại những sản phẩm: mới được bổ sung, hết hàng hoặc không còn bán. Với chức năng này, bạn không cần liên tục cập nhật chiến dịch của mình theo phương thức thủ công.
Cung cấp số liệu cạnh tranh
Google shopping sử dụng công cụ đo điểm chuẩn giúp người dùng cập nhật các chỉ số CTR và CPC ẩn danh từ đối thủ. Từ đó, bạn có thể tổng hợp lại thông tin quan trọng để thêm ý tưởng cho chiến dịch của mình.
Hỗ trợ nhãn tùy chỉnh
Google shopping cung cấp cho người dùng tối đa thêm 5 lớp nhãn tùy chỉnh. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát hiệu quả chiến dịch của mình tốt hơn.
Chẳng hạn: Bạn được phép gắn nhãn những mặt hàng giảm giá để loại bỏ hàng tồn kho. Việc gắn nhãn này giúp bạn dễ dàng theo dõi biên độ sản phẩm của mình.
Báo cáo chi tiết
Quảng cáo mua sắm cung cấp đến người dùng những dữ liệu hiệu suất theo sản phẩm hoặc thuộc tính sản phẩm. Do đó, bạn có thể phân đoạn và lọc dữ liệu với những thông tin như: nhãn hiệu, điều kiện, loại sản phẩm, danh mục sản phẩm, id sản phẩm,…
Một số hạn chế của Google shopping
Dù sở hữu những tính năng và lợi ích vượt trội, Google shopping vẫn có một số điểm hạn chế sau:
- Quá trình thiết lập quảng cáo khó khăn và phức tạp hơn các loại hình quảng cáo khác.
- Số lượng sản phẩm vẫn phải cập nhật bằng phương thức thủ công.
- Lãng phí ngân sách khi người dùng click vào quảng cáo nhưng không còn sản phẩm để bán.
Các bước tạo quảng cáo Google shopping
Một trang thương mại điện tử và tài khoản quảng cáo Google Ads là điều kiện đầu tiên để tạo quảng cáo Google shopping. Bạn có thể thiết lập chiến dịch quảng cáo mua sắm thông qua 5 bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký Google merchant center
- Truy cập trang web Google merchant.
- Điền đầy đủ thông tin để tạo tài khoản với Google: tên doanh nghiệp, URL website, địa chỉ doanh nghiệp, thông tin liên hệ,…
Bước 2: Xác thực website
- Trong phần Business information (thông tin doanh nghiệp) -> chọn website. Lúc này, Google sẽ đưa ra 4 lựa chọn để bạn xác thực.
- Copy mã thẻ HTML dán vào code trong phần đầu tiên trên trang chủ của trang web.
- Xác minh URL để gửi URL đến Google search console.
- Bạn sẽ mất khoảng 20 – 30 phút để Google xác minh URL.
Bước 3: Tạo feeds (nguồn cấp dữ liệu) cho Google Shopping
- Chọn Product (sản phẩm) -> Feeds (nguồn cấp dữ liệu) -> Click vào biểu tượng dấu +
- Google đưa ra 4 lựa chọn để tạo nguồn cấp dữ liệu: Google trang tính, tìm nạp theo lịch trình, tải lên, API nội dung.
Bước 4: Liên kết tài khoản Google adwords với Google merchant center
- Trong Google merchant center -> Click vào biểu tượng 3 chấm (phía trên góc phải màn hình) -> chọn Liên kết tài khoản -> Liên kết Adwords -> điền ID tài khoản Adwords của bạn vào đó -> bấm Gửi.
Bước 5: Cài đặt chiến dịch Google shopping
- Đăng nhập vào Google adwords.
- Tạo chiến dịch, chọn mục tiêu doanh số, lượt truy cập, khách hàng tiềm năng -> chọn chiến dịch Google shopping.
- Liên kết tài khoản Google merchant với sản phẩm vừa cung cấp để thiết lập quảng cáo.
- Chọn Chiến dịch mua sắm chuẩn hoặc mua sắm thông minh.
- Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo:
Các bước cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo
- Điền tên chiến dịch riêng.
- Chọn giá thầu là: CPC thủ công hoặc tối đa hóa số lần nhấp chuột hoặc CPC nâng cao tùy nhu cầu.
- Điền ngân sách theo khả năng chi tiêu mỗi ngày của bạn.
- Chọn vị trí hiển thị quảng cáo (có thể toàn quốc hoặc từng tỉnh/thành tùy theo mức độ ảnh hưởng bạn muốn hướng đến).
Cuối cùng, chọn Lưu lại. Google sẽ duyệt yêu cầu quảng cáo từ 3 -5 ngày.
Công cụ Google shopping mà Tino Group vừa giới thiệu giúp chiến lược quảng cáo cho sản phẩm của bạn hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề chưa hiểu, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp về Google shopping
Tôi phải đáp ứng điều kiện gì để chạy quảng cáo Google shopping?
Trang web của bạn cần đáp ứng 3 điều kiện dưới đây để chạy quảng cáo Google shopping:
- Trang web phải có đường dẫn trang web dạng https://
- Có chính sách đổi, trả hàng, thanh toán, vận chuyển và bảo hành của sản phẩm rõ ràng.
- Có chức năng E-commerce gồm: thông tin sản phẩm, mua và thanh toán hàng, giỏ hàng.
Doanh nghiệp nào phù hợp để chạy Google shopping ads?
Google shopping ads phù hợp với:
- Thương mại điện tử: Những cửa hàng thương mại điện tử lớn trên thế giới và Việt Nam như: Alibaba, Amazon, Taobao, Tmall, Shopee, Lazada, Tiki,…, đều áp dụng Google shopping để marketing cho sản phẩm.
- Cửa hàng online: Để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, các cửa hàng online cũng đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo mua sắm trên Google.
Chi phí quảng cáo Google shopping được tính như thế nào?
Chi phí Google shopping ads được tính trên giá thầu từ khóa và số lần click chuột (CPC). Nếu quảng cáo của bạn chỉ hiển thị nhưng không được click vào thì vẫn không bị mất phí.
Tại sao sản phẩm của tôi đã lên Google merchant nhưng lại không hiển thị quảng cáo?
Có 3 trường hợp sau đây khiến chiến dịch của bản không được hiển thị quảng cáo:
Một là: Sản phẩm chưa được phê duyệt
Những doanh nghiệp lần đầu chạy quảng cáo, Google sẽ cần 72 giờ để xét duyệt sản phẩm của bạn. Trong các lần chạy quảng cáo sau, Google cần 24 giờ để xét duyệt.
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét lại trạng thái của sản phẩm trước khi chạy Google shopping
- Trên Google ads: Trạng thái sản phẩm: Sẵn sàng phân phát.
- Trên Google merchant center: Trạng thái Google shopping: Active.
Hai là: Sản phẩm đã “Active” trên Google merchant nhưng chưa “sẵn sàng phân phát” trên Google ads
Bạn có thể kiểm tra trạng thái thuộc tính sản phẩm. Nếu sản phẩm hiển thị “hết hàng”, bạn cần cài đặt lại thành “còn hàng” (availability).
Ba là, một số lý do khác như:
- Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm thấp.
- Ngân sách cho chiến dịch còn hạn chế.
- Giá thầu sản phẩm thấp.
- Có ít tìm kiếm của người dùng được đối sánh