Google Search Console có chức năng hỗ trợ SEOer theo dõi các chỉ số quan trọng của một website. Nhờ công cụ này, trang web của bạn sẽ tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Giới thiệu về Google Search Console
Khái niệm Google Search Console
Google Search Console (viết tắt: GSC) còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là Google Webmaster Tools. GSC là sản phẩm miễn phí được cung cấp bởi Google. Công cụ này giúp bạn theo dõi được trang web của mình hiển thị như thế nào trên công cụ tìm kiếm.
GSC là “bạn đồng hành” đắc lực đối với những người làm SEO. Công cụ này giúp họ theo dõi được các chỉ số quan trọng về website như: lượt click vào của khách hàng, từ khóa, CTR, thứ hạng trung bình của từ khóa,…
Thông qua đó, người dùng có thể cải thiện hiệu suất của trang web cũng như giải quyết kịp thời những sự cố ảnh hưởng đến vị trí của website trên bảng xếp hạng Google.
Webmaster là gì?
Webmaster là người quản lý trang web (website administrator) có vai trò đăng ký, phát triển, quản trị website. Webmaster có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề mà trang web gặp phải, góp phần giúp trang web hoạt động thuận lợi và hiệu quả.
Search console là gì?
Đây là công cụ miễn phí được tạo ra nhằm hỗ trợ các webmaster. Google Search Console có vai trò thống kê những liên kết hay từ khóa dẫn đến trang web. Nhờ công cụ này người dùng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tập trung phát triển trang web của mình hoàn thiện hơn.
Tác dụng của Google Search Console
Thực chất, đăng ký Search Console không bắt buộc vì Google vẫn sẽ lập chỉ mục trên các trang web. Tuy nhiên, công cụ này giúp bạn cải thiện nội dung của từng trang, phát hiện lỗi và các vấn đề trên website nhanh chóng.
Dựa trên thông tin chính thức từ Google, Search Console có những tác dụng sau:
- Giúp Google tìm và thu thập dữ liệu trên trang web.
- Hạn chế tình trạng lập chỉ mục và yêu cầu lập chỉ mục lại đối với nội dung mới hoặc nội dung mới cập nhật.
- Cung cấp thông tin những hoạt động từ Google Search đến website của bạn: tần suất người tìm kiếm nhấp vào trang với cụm từ đó, cụm từ được tìm kiếm phổ biến trên trang web của bạn, số lần trang web bạn hiển thị trên Google Search,…
- Nếu Google gặp vấn đề lập chỉ mục, nội dung spam hay các vấn đề khác liên quan đến trang web, bạn sẽ lập tức nhận được thông báo.
- Khắc phục lỗi về AMP, phù hợp với giao diện trên thiết bị di động và các tính năng khác trong tìm kiếm.
- Hiển thị những trang web liên kết đến trang web của bạn.
Cách sử dụng Google Search Console
Cài đặt Google Search Console
Để tận dụng tính năng của Google Search Console, trước tiên bạn cần cài đặt công cụ này trên máy tính. Dưới đây là các bước cài đặt Google Search Console
Bước 1: Truy cập vào trang Google Search Console
Bước 2: Click chuột vào Start now, sau đó đăng nhập tài khoản email của bạn.
Bước 3: Màn hình hiển thị hộp thông báo yêu cầu bạn chọn một trong hai lựa chọn: Miền và Tiền tố URL
Với:
- Miền: Bắt buộc phải xác minh DNS. Miền bao gồm: URL trên tên miền phụ, có thể có www hoặc không có www, https, http. Bạn có thể lựa chọn tên miền phụ phù hợp với website của mình. Chẳng hạn như: vip.tinohost.com, demo.tinohost.com).
- Tiền tố URL: Có nhiều phương thức xác minh, được sử dụng hình thức cũ và địa chỉ URL phải tuyệt đối chính xác. Tiền tố URL cung cấp các website đơn lẻ, cài đặt dễ dàng.
Vậy nên, bạn cần cân nhắc để lựa chọn cách thức phù hợp với trang web của mình.
Bước 4: Để xác minh quyền sở hữu website bạn có thể lựa chọn một trong ba cách sau đây:
- Dùng Google Tag Manager: Bạn cần có quyền quản lý GTM.
- Thẻ HTML: Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần gắn một đoạn code nhỏ vào thẻ <head> của homepage.
Copy đoạn code:
Chọn Appearance => Editor. Paste đoạn code đó vào phần header.php dưới thẻ <head>, sau đó tải file lên.
Để thiết lập Google Search Console, chọn Xác minh.
- Tải một file HTML lên website.
Cài đặt tên miền yêu thích (Preferred Domain)
Bước 1: Kéo xuống phần dưới cùng Menu, chọn Go to the old version.
Bước 2: Set preferred domain.
Bước 3: Trong biểu tượng bánh răng, chọn Site Settings và lựa chọn tên miền bạn mong muốn.
Cách cài đặt Target Country bạn muốn
Dựa vào những yếu tố sau, Google có thể nhận biết website bạn đang hướng đến quốc gia nào:
- Địa chỉ website.
- Đuôi tên miền (.vn, .uk, .us).
- Vị trí của máy chủ.
- Ngôn ngữ trên website.
- Quốc gia bạn nhận nhiều backlink.
Các bước set Target Country:
Bước 1: Trong mục Search Traffic, chọn International Targeting.
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại International Targeting, chọn Country.
Bước 3: Trong ô Target user in chọn quốc gia của bạn.
Bước 4: Bấm Save để hoàn thành.
Cách kết nối Google Analytics với Google Search Console
Bước 1: Chọn Admin trong hộp thoại Google Analytics ở phía dưới bên trái màn hình.
Bước 2: Trong mục Property, chọn Property Settings.
Bước 3: Chọn Adjust Search Console, sau đó chọn Add để kết nối Google Analytics với Google Search Console.
Bước 4: Quay lại Google Analytics, trong mục Acquisition > Search > Console > Landing Pages. Màn hình sẽ xuất hiện những thông số như: Impression, Click, CTR, thứ hạng trung bình…
Kiểm tra lỗi bảo mật
Trong phần Security Issues, chọn Manual Actions. Sau khi kiểm tra, nếu không xuất hiện lỗi, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cách thêm Sitemap
Sitemap đóng vai trò quan trong khi trang web bạn chứa nhiều bài viết. Vì vậy, việc thiết lập Sitemap vô cùng thiết yếu. Dưới đây là các bước hướng dẫn thiết lập Sitemap đơn giản:
Bước 1: Mở Google Search Console, bên menu bên trái, chọn Sitemaps.
Bước 2: Điền sitemap_index.txt và bấm Submit.
Bài viết trên dã cung cấp đầy đủ về thuật ngữ Google Search Console và cách sử dụng công cụ này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay Tino Group đẻ được giải đáp nhanh nhất.
Những câu hỏi thường gặp về Google Search Console
Tại sao nên sử dụng Google Search Console?
Google Search Console mang đến những tiện ích sau cho người dùng:
- Thu thập những thông tin trên website của bạn, sau đó giúp thông tin ấy xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
- Thống kế vị trí xếp hạng website của bạn trên Google.
- Tránh tình trạng bị Google “đánh gậy” bằng cách báo cáo sức khỏe website: vấn đề lập chỉ mục, đường dẫn, spam…
- Nhờ vào những chỉ số và thông tin được cung cấp bởi Google Console, trang web bạn được tối ưu hiệu quả và tăng thứ hạng trên Google.
Vai trò của Google Webmaster Tool là gì?
Google Webmaster Tool đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng, nhất là những webmaster hay SEOers.
Đối với quản trị viên:
- Giúp người dùng nắm rõ tình trạng của trang web, nâng cao quá trình vận hành thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Mang đến một trang web đẹp mắt, chuyên nghiệp, giúp khách hàng ấn tượng trang web của bạn hơn.
- Phát hiện nhanh những lỗi hỏng để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý.
Đối với SEOers:
- Là công cụ tuyệt vời giúp tối ưu hóa các từ khóa SEO, giúp người dùng tìm thấy trang web bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Google Search Console có khả dụng trên thiết bị di động không?
Câu trả lời là Có. Google Search Console hoàn toàn khả dụng trên các thiết bị di động. Công cụ này thực hiện bước thu thập thông tin trên trang web trên chính trình duyệt di động. Quá trình này được thực hiện dựa trên hành vi truy cập trang web của người dùng.
Để trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng thiết bị di động, mọi vấn đề như cấu hình giao diện không đẹp mắt hay lỗi font chữ đều sẽ được thông báo trước, để người dùng nhanh chóng tối ưu hóa thiết bị.
Làm sao biết bài viết của mình đã được index lên Google hay chưa?
Nhờ vào tính năng kiểm tra URL của Google Search Console, bạn có thể dễ dàng biết được bài viết của mình đã được index trên Google hay chưa. Nếu bài viết của bạn có mặt trên Google, màn hình sẽ hiển thị kết quả như dưới đây, còn ngược lại thì vẫn chưa.
Nếu bài viết chưa được index, bạn có thể chọn Yêu cầu lập chỉ mục để thúc đẩy tiến trình index bài viết diễn ra nhanh hơn.