Nếu đang gặp vấn đề về việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo khi làm nghiên cứu hoặc luận văn, bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ của Google Scholar. Chỉ với vài thao tác đơn giản, Google Scholar sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề về truy tìm nguồn tài liệu tham khảo. Vậy chính xác Google Scholar là gì? Có những tính năng nổi bật nào? Cách tạo Google Scholar như thế nào? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
Google Scholar là gì?
Google Scholar là một dịch vụ tìm kiếm trực tuyến do Google duy trì và phát triển. Nền tảng này tập trung vào việc tìm kiếm các tài liệu học thuật, nghiên cứu từ những nguồn đa dạng trên toàn cầu, bao gồm: bài báo khoa học, luận văn, sách, bài báo hội nghị, bản tin và nhiều nguồn thông tin khác.
Google Scholar sử dụng công nghệ tìm kiếm mạnh mẽ để thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu học thuật đáng tin cậy và chất lượng cao. Kết quả tìm kiếm trên Google Scholar có thể là các bản sao đầy đủ hoặc phần lớn nội dung của tài liệu được tìm thấy. Nhờ đó, người dùng có thể nhanh chóng truy cập, mang đến sự tiện lợi về thông tin học thuật liên quan đến lĩnh vực họ quan tâm.
Google Scholar đã trở thành một công cụ hữu ích không chỉ cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên, mà còn cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin học thuật và nghiên cứu. Nền tảng này giúp mở rộng phạm vi truy cập đến các nguồn tài liệu quan trọng, đóng vai trò như một công cụ tiện lợi để theo dõi, đánh giá công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau.
Ưu điểm và hạn chế của Google Scholar
Ưu điểm
Tìm kiếm dễ dàng
Google Scholar cung cấp bộ công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, giúp người dùng tìm kiếm thông tin trong các ngành khoa học, kỹ thuật, y học và nhiều lĩnh vực khác. Giao diện tìm kiếm đơn giản và dễ sử dụng giúp người dùng tìm kiếm một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Phạm vi tìm kiếm rộng
Google Scholar truy cập vào nhiều nguồn tài liệu khoa học, bao gồm: bài báo, sách, luận văn, bản tóm tắt và nhiều loại tài liệu khác. Điều này giúp người dùng có thể tăng phạm vi tìm kiếm các bài luận khoa học.
Bản đồ xếp hạng
Google Scholar cung cấp thông tin về số lượng trích dẫn của mỗi tài liệu, cho phép người dùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của một bài báo hoặc tác giả cụ thể. Với công cụ này, người dùng có thể xác định được tầm quan trọng và đáng tin cậy của một nguồn thông tin.
Cập nhật liên tục
Google Scholar cung cấp thông tin về các bài báo và tài liệu mới nhất trong lĩnh vực tìm kiếm của người dùng. Công cụ được cập nhật liên tục từ những nguồn thông tin học thuật, giúp người dùng nắm bắt được các xu hướng mới, sự tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Hạn chế
Chất lượng không đảm bảo
Một số nguồn tài liệu trên Google Scholar không được xét qua quy trình kiểm tra hoặc xác minh chất lượng nghiêm ngặt. Nghĩa là công cụ này vẫn tồn tại những tài liệu không đáng tin cậy, thiếu chính xác.
Hạn chế tìm kiếm nâng cao
Dù là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, Google Scholar vẫn thiếu một số tính năng tìm kiếm tân tiến so với một số cơ sở dữ liệu học thuật chuyên biệt khác. Ví dụ, không có các tùy chọn tìm kiếm nâng cao như tìm kiếm theo lĩnh vực cụ thể, tác giả, từ khóa,…
Giới hạn truy cập đối với tài liệu trả phí
Một số bài báo và tài liệu trên Google Scholar chỉ hiển thị thông tin tóm tắt hoặc trích dẫn miễn phí. Để truy cập đầy đủ nội dung, người dùng có thể phải trả phí hoặc có tài khoản truy cập của một tổ chức hoặc thư viện học thuật.
Thiếu tính tương thích với ngôn ngữ khác nhau
Mặc dù Google Scholar hỗ trợ tìm kiếm trên nhiều ngôn ngữ, một số tài liệu học thuật quan trọng trong ngành có thể không được dịch hoặc hiển thị đầy đủ trong các ngôn ngữ không phổ biến.
Lợi ích của Google Scholar khi tìm kiếm thông tin học thuật
Truy cập đến nguồn tài liệu học thuật đa dạng
Google Scholar cho phép người dùng truy cập đến hàng triệu tài liệu học thuật từ các nguồn đáng tin cậy trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm thấy những bài báo khoa học, luận văn, sách, báo cáo nghiên cứu và các nguồn thông tin khác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Tìm kiếm chính xác và hiệu quả
Google Scholar sử dụng công nghệ tìm kiếm mới để cung cấp kết quả chính xác, liên quan đến từ khóa tìm kiếm của bạn. Bạn có thể sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao để chính xác hóa kết quả, hạn chế phạm vi tìm kiếm theo các tiêu chí như tác giả, năm xuất bản, ngôn ngữ,…
Xem kết quả trích dẫn và chỉ số tác động
Một trong những điểm đáng chú ý của Google Scholar là khả năng hiển thị số lượng trích dẫn cho mỗi bài viết. Nhờ đó, bạn có thể đánh giá sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của một công trình nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, công cụ cũng hỗ trợ bạn sử dụng thông tin này để đánh giá mức độ uy tín của một tác giả hoặc công trình nghiên cứu.
Tích hợp với các công cụ quản lý tham chiếu
Google Scholar có thể tích hợp với các công cụ quản lý tham chiếu phổ biến như Mendeley, EndNote và Zotero. Tính năng này giúp bạn tổ chức và quản lý tài liệu học thuật một cách tiện lợi, thêm các tài liệu trực tiếp vào thư viện cá nhân của mình và tạo tham chiếu tự động.
Tiết kiệm thời gian và công sức
Google Scholar cung cấp một giao diện tìm kiếm đơn giản và dễ sử dụng, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm thông tin học thuật. Bạn có thể tìm kiếm trên nền tảng này từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet, mang lại sự tiện lợi, linh hoạt trong việc truy cập thông tin.
Tìm kiếm đa ngôn ngữ
Google Scholar hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… Nhờ đó, bạn có thể tìm kiếm thông tin bằng ngôn ngữ quen thuộc của mình. Đây cũng là yếu tố giúp bạn mở rộng phạm vi tìm kiếm, tiếp cận gần hơn với những tài liệu từ các quốc gia và văn hóa khác nhau.
Hướng dẫn cách sử dụng Google Scholar chi tiết
Các bước tạo hồ sơ Google Scholar
Bước 1: Truy cập vào trang Google Scholar tại: https://scholar.google.com/
Bước 2: Click vào mục “Sign in” ở góc trên bên phải màn hình để đăng ký bằng địa chỉ Email.
Bước 3: Lúc này, màn hình sẽ hiển thị như sau:
Tiếp tục click chuột vào mục: “My Profile” để tạo hồ sơ Google Scholar cá nhân.
Bước 4: Hệ thống hiển thị trang đăng ký thông tin, bạn chỉ cần nhập những thông tin theo yêu cầu và click vào mục “Next”.
Lưu ý, trong bước này, bạn nên nhập thông tin bằng tiếng Anh để Google hỗ trợ phân tích và tổng hợp thông tin tốt hơn.
Bước 5: Chọn những báo cáo của mình mà Google Scholar đã lập chỉ mục. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm và thêm các bài báo cáo của mình vào tài khoản bằng cách chọn và click vào mục “Next”. Nếu chưa có bài báo cáo nào, bạn có thể chọn mục “Skip”. Đối với trường hợp không có nút “Skip”, bạn có thể chọn bất kỳ bài báo cáo nào của những tác giả khác. Khi đã tạo tài khoản thành công, bạn có thể xoá bài báo cáo ấy.
Bước 6: Hệ thống cho phép Google tự nhập danh sách các bài viết vào tài khoản và cấu hình công khai tài khoản của bạn -> Chọn mục “Done”.
Bước 7: Mở Email và chọn “Verify Email Address” để xác thực Email đã đăng ký với hệ thống.
Bước 8: Sau khi hoàn tất quá trình tạo tài khoản, Google Scholar sẽ điều hướng bạn đến trang thông tin tài khoản. Lúc này, bạn hãy kiểm tra lại để chắc chắn tài khoản của mình đã ở chế độ “Public”.
Các bước tra cứu thông tin bằng Google Scholar
Bước 1: Truy cập vào trang tìm kiếm của Google Scholar tại: https://scholar.google.com.vn/
Bước 2: Tiếp tục nhập thông tin mà bạn cần tìm như hình bên dưới, ví dụ: “Digital Marketing”.
Bước 3: Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị những kết quả tìm kiếm. Bạn có thể chọn vào năm mà mình muốn tìm kiếm để lọc thông tin theo năm.
Bước 4: Bạn có thể chọn biểu tượng dấu sao để lưu tài liệu của mình vào thư viện của Google Scholar.
Bước 5: Tiếp tục click vào biểu tượng dấu nháy để xem các trích dẫn.
Bước 6: Để liên kết trích dẫn, bạn có thể chọn một trong những trích dẫn hiển thị theo 3 dạng: MLA, APA, ISO 690. Ngoài ra, bạn cũng có thể click vào các phần mềm như RefWorks để liên kết trích dẫn nhanh.
Bước 7: Tiếp tục click vào mục “Trích dẫn 107 bài viết” để xem thêm những bài viết khác có cùng trích dẫn tương tự.
Bước 8: Chọn mục “Bài viết có liên quan” để xem những bài viết có trích dẫn liên quan.
Bước 9: Để truy cập vào thư viện của mình trên Google Scholar, bạn nhấn vào mục “Thư viện của tôi”.
Bước 10: Click vào ô và chọn “Xoá” để xoá những tài liệu mà bạn đã lưu trong thư viện.
Bước 11: Chọn mục “Thùng rác” để khôi phục lại những tài liệu đã xóa.
Bước 12: Để phục hồi bài viết -> Click vào tài liệu muốn khôi phục và chọn mục “Phục hồi”.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu Google Scholar là gì cũng như cách sử dụng công cụ này hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể sử dụng Google Scholar để tìm các bài tiếng Việt không?
Tất nhiên là có! Google Scholar hỗ trợ người dùng tìm kiếm những bài viết tiếng Việt. Công cụ này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có cả tiếng Việt. Vì vậy, bạn chỉ cần nhập từ khóa tìm kiếm bằng tiếng Việt, Google Scholar sẽ hiển thị kết quả liên quan đến ngôn ngữ bạn tìm.
Sử dụng Google Scholar bằng cách nào?
Để sử dụng Google Scholar, bạn có thể truy cập vào trang web Google Scholar hoặc tìm kiếm từ khoá trên công cụ tìm kiếm Google và chọn kết quả từ Google Scholar. Sau đó, bạn chỉ cần nhập từ khóa vào ô tìm kiếm và xem kết quả liên quan đến tài liệu học thuật.
Sử dụng Google Scholar để tìm kiếm sách được không?
Tất nhiên là có! Bạn có thể sử dụng Google Scholar để tìm kiếm những quyển sách mình muốn. Google Scholar cung cấp kết quả tìm kiếm bao gồm cả các cuốn sách liên quan đến từ khóa tìm kiếm của bạn.
Dùng Google Scholar để tìm công trình nghiên cứu mới nhất không?
Câu trả lời là: “Có!”. Google Scholar hỗ trợ người dùng khả năng tìm kiếm công nghiên cứu mới nhất. Bạn có thể sắp xếp kết quả tìm kiếm theo ngày xuất bản để hiển thị các bài viết mới nhất.