Bên cạnh những dịch vụ phổ biến như Youtube, Gmail, Google Search, Google Cloud Platform cũng là một sản phẩm nổi bật của “ông lớn” Google. Dịch vụ này được rất nhiều công ty và tập đoàn công nghệ lớn ưu tiên sử dụng. Vậy chính xác Google Cloud Platform là gì? Vì sao người dùng nên sử dụng Google Cloud Platform? Sử dụng Google Cloud Platform như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng Tino Group để giải đáp thắc mắc về Google Cloud Platform nhé!
Giới thiệu tổng quan về Google Cloud Platform
Google Cloud Platform là gì?
Google Cloud Platform (GCP) là một nền tảng điện toán đám mây do Google phát triển. Nền tảng này cho phép người dùng và tổ chức xây dựng, triển khai, quản lý các ứng dụng và dịch vụ trên cơ sở hạ tầng đám mây của Google. GCP cung cấp một loạt các công cụ và tài nguyên, bao gồm: máy chủ ảo, lưu trữ đám mây, cơ sở dữ liệu, dịch vụ phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI),…
Với Google Cloud Platform, người dùng có thể tận dụng hạ tầng mạnh mẽ của Google, bao gồm các trung tâm dữ liệu phân tán trên toàn cầu, để xây dựng và vận hành các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến một cách linh hoạt, hiệu quả và có khả năng mở rộng.
GCP tích hợp các công nghệ tân tiến, như Kubernetes để quản lý các container, BigQuery để phân tích dữ liệu lớn, Cloud AI để xây dựng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều dịch vụ khác. Với những tính năng mạnh mẽ, GCP đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh đa dạng.
Mục tiêu chính của GCP là cung cấp một không gian lưu trữ đám mây đáng tin cậy, an toàn và linh hoạt. Từ đó, người dùng có thể tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng Google Cloud Platform, người dùng có thể giảm thiểu tài nguyên vật lý và chi phí vận hành. Không những thế, người dùng cũng sẽ tận dụng tốt các dịch vụ, công cụ mới để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, sáng tạo trong việc phát triển ứng dụng cũng như dịch vụ của mình trên nền tảng đám mây.
Điểm đặc trưng của Google Cloud Platform
#1. Hạ tầng mạnh mẽ
Google Cloud Platform được xây dựng trên một hạ tầng mạnh mẽ và phân tán khắp toàn cầu. “Ông lớn” Google đã đầu tư một lượng lớn tài nguyên vật lý, kỹ thuật để xây dựng mạng lưới dữ liệu và trung tâm dữ liệu toàn cầu. Nhờ đó, GCP có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng, đảm bảo độ tin cậy cho các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng. Với GCP, người dùng có thể xử lý khối lượng lớn công việc. Nền tảng này đáp ứng hàng triệu yêu cầu từ người dùng trên khắp thế giới.
#2. Dịch vụ đa dạng
Google Cloud Platform cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây phong phú để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Những dịch vụ này bao gồm:
- Google Compute Engine: Cung cấp máy ảo trên đám mây với khả năng mở rộng linh hoạt và hiệu năng cao.
- Google App Engine: Cho phép phát triển và triển khai ứng dụng web một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Google Kubernetes Engine: Cung cấp một môi trường quản lý cho việc triển khai và vận hành các ứng dụng chạy trên Kubernetes.
- Google Cloud Storage: Dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách an toàn và linh hoạt.
- Google BigQuery: Một dịch vụ cơ sở dữ liệu dựa trên đám mây để phân tích và truy vấn dữ liệu lớn.
Ngoài ra, GCP còn cung cấp các dịch vụ khác như trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning, dịch vụ IoT, dịch vụ cơ sở hạ tầng mạng, dịch vụ quản lý cơ sở dữ liệu,…
#3. Bảo mật và tuân thủ chuẩn mực
Bảo mật là một yếu tố quan trọng trong việc triển khai, quản lý các ứng dụng và dữ liệu trong môi trường đám mây. Google Cloud Platform chú trọng đặc biệt vào việc bảo vệ thông tin và đảm bảo tính riêng tư của khách hàng. Nền tảng cung cấp các công nghệ bảo mật tân tiến để bảo vệ dữ liệu, bao gồm: mã hóa dữ liệu trong truyền và lưu trữ, xác thực đa yếu tố, quản lý quyền truy cập chi tiết và kiểm soát an ninh.
Ngoài ra, Google Cloud Platform cũng tuân thủ các chuẩn mực an ninh quốc tế và ngành, bao gồm ISO 27001, SOC 2/3, PCI DSS, HIPAA. Các tổ chức có thể yên tâm rằng dữ liệu của họ sẽ được lưu trữ và xử lý theo các quy định an ninh chặt chẽ, tuân thủ những tiêu chuẩn quan trọng.
Đồng thời, GCP cung cấp các công cụ và dịch vụ quản lý an ninh để giúp khách hàng kiểm soát, giám sát việc bảo mật của họ. Đó có thể là triển khai báo cáo và nhật ký chi tiết về hoạt động, giám sát các mô hình xâm nhập tiềm ẩn, cung cấp giải pháp bảo mật đáng tin cậy.
Google Cloud Platform cung cấp những sản phẩm nào?
- Internet of Things (IoT): Đây là dịch vụ hỗ trợ người dùng quản lý và sử dụng những dữ liệu từ các thiết bị IoT.
- Cloud Machine Learning Engine: Đây là dịch vụ cho phép người dùng phát triển những ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
- Google Cloud: Tính năng này tích hợp công nghệ Hadoop, Apache Spark với Google Cloud Dataproc để xử lý dữ liệu nhanh hơn.
- Google Cloud Dataflow: Đây là dịch vụ hỗ trợ người dùng cấp quyền phân tích, phục vụ những dự án quan trọng. Với dịch vụ này, người dùng có thể tính toán thời gian thực, những trích xuất và chuyển đổi hiệu quả.
- Google BigQuery: Đây là dịch vụ lưu trữ Big Data có khả năng phân tích và xử lý các dữ liệu.
Ưu điểm và hạn chế của Google Cloud Platform
Ưu điểm
Hiệu suất và khả năng mở rộng
GCP được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu của Google, cho phép mở rộng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp. Nền tảng có hiệu suất cao và khả năng mở rộng linh hoạt.
Độ tin cậy cao
GCP sở hữu một hệ thống quản lý sự cố mạnh mẽ và sự phân tán địa lý, giúp đảm bảo rằng dịch vụ luôn có sẵn và ổn định. Google đã xây dựng một hạ tầng mạnh mẽ để hỗ trợ các dịch vụ của mình. Đồng thời, “ông lớn” cũng đã xây dựng một lịch sử đáng tin cậy trong việc cung cấp các dịch vụ đám mây.
Dịch vụ tiên tiến và công nghệ mới nhất
GCP cung cấp một loạt các dịch vụ hiện đại, như máy ảo, cơ sở dữ liệu, machine learning, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ đám mây, phân tích dữ liệu,… Google luôn cập nhật và phát triển các công nghệ mới nhất để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Hỗ trợ đa nền tảng và tích hợp
GCP cung cấp sự linh hoạt cho phép phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm: máy tính, di động và web. Đồng thời, nền tảng cũng tích hợp tốt với các công cụ phát triển phổ biến như Kubernetes, Docker và GitHub, giúp giảm thời gian triển khai cũng như tăng hiệu suất phát triển.
Hạn chế
Giao diện người dùng phức tạp
Nhiều người cho rằng giao diện người dùng của GCP khá phức tạp và khó tiếp cận. Nếu muốn sử dụng thành thạo, người mới phải trải qua một giai đoạn làm quen với các công cụ và tính năng của GCP.
Chi phí
Một số dịch vụ trong GCP khá đắt đỏ, nhất là khi sử dụng các tài nguyên và tính năng cao cấp. Người dùng cần phải đánh giá kỹ và theo dõi chi phí sử dụng để tránh việc vượt quá ngân sách dự tính.
Hỗ trợ khách hàng
Tốc độ phản hồi, xử lý vấn đề của đội ngũ phát triển GCP tương đối chậm.
Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp
Sử dụng GCP có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào Google. Nghĩa là Google chính là nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp. Dù Google có một “profile đẹp”, nhưng việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất có thể mang lại một số rủi ro, như mất kết nối internet hoặc sự cố hệ thống không mong muốn.
Hướng dẫn cách sử dụng Google Cloud Platform
Bước 1: Đăng ký và đăng nhập tài khoản
Truy cập vào Google Cloud Platform tại: https://cloud.google.com/ để bắt đầu đăng ký tài khoản.
Tiếp tục click vào mục “Get started for free” để đăng ký miễn phí. Bạn có thể chuyển trang sang tiếng Việt để dễ thực hiện.
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin, bạn click vào “Tiếp tục”. Bạn sẽ được yêu cầu nhập số điện thoại để hệ thống gửi mã OTP xác nhận.
Khi nhận được mã, bạn nhập vào ô và chọn mục “Verify” để hoàn tất.
Bước 2: Cung cấp thẻ thanh toán để đăng ký
Tại mục “Payment Information”, bạn tiếp tục nhập những thông tin như sau:
- Card number: Nhập 16 số trên thẻ.
- MM/YY: Nhập thời hạn của thẻ.
- CVC: Nhập 3 số in trên thẻ.
Sau khi hoàn tất, bạn click vào mục: “Start my free trial”.
Lúc này, hệ thống sẽ kiểm tra tính chính xác của thẻ. Nếu hợp lệ, bạn sẽ được đăng ký và cấp phát. Tại mục “Billing”, số dư hiện có của bạn sẽ là 300$ (số tiền Google Cloud Platform cung cấp miễn phí để bạn trải nghiệm). Thời hạn sử dụng số tiền này là 91 ngày.
Bước 3: Tạo VPS
Để tạo VPS trên Google Cloud, bạn chỉ cần click vào mục “Compute Engine” -> Click vào “VM instances” tại “Virtual Machines”.
Tiếp tục chọn mục “Create Instance” và cung cấp thông tin cho hệ thống.
Lúc này, hệ thống sẽ tự động tạo và hiển thị như thông tin phía dưới.
Bước 4: Kết nối vào VPS
Để kết nối vào VPS, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
- Kết nối từ Console Google.
- Kết nối bằng công cụ SSH từ Client.
Kết nối từ Console Google
Với cách này, bạn cần click vào mục “SSH” -> Hệ thống hiển thị giao diện bên trong VPS. Để cài đặt bất kỳ thứ gì mình cần, bạn có thể sử dụng quyền root. Lúc này, bạn hãy gõ lệnh sudo -i để chuyển lên root.
Sử dụng công cụ SSH từ Client
Để điều khiển VPS từ máy tính của mình, bạn cần thực hiện:
- Lấy địa chỉ IP:
- Port: Mặc định là 22.
- User: Roof.
- SSH Key (tạo và import vào máy chủ).
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, nếu cần mở “PORT” nào đó, bạn hãy truy cập vào mục “VPC Network” -> Chọn “Firewall” và thực hiện mở port như ảnh:
- Allow all: Tích vào đây các port sẽ được mở.
- Specified Protocols and Ports: Chỉ mở những port được bạn cho phép.
Cuối cùng, bạn chỉ cần click vào mục “Save” để áp dụng những thay đổi.
Nhìn chung, Google Cloud Platform mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng, như hiệu suất cao, độ tin cậy, tính năng thông minh,… Tuy nhiên, khi sử dụng nền tảng này, bạn cũng cần cân nhắc đến một số vấn đề về chi phí, giao diện, quá trình chuyển đổi,…
Tino Group hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ Google Cloud Platform là gì cũng như cách sử dụng nền tảng này hiệu quả. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mở rộng tài nguồn tài nguyên trên GCP bằng cách nào?
Bạn có thể tăng/giảm số lượng máy chủ ảo, lưu trữ đám mây và tài nguyên mạng trên GCP một cách linh hoạt, nhanh chóng thông qua công cụ quản lý tài nguyên.
Bảo vệ dữ liệu trên Google Cloud Platform bằng cách nào?
GCP đặt tính bảo mật lên hàng đầu. Nền tảng này cung cấp rất nhiều công cụ và tính năng bảo mật, bao gồm: Identity and Access Management (IAM), Encryption at Rest và những chuẩn mực bảo mật quốc tế như ISO 27001, SOC 2 hay PCI DSS.
GCP có hỗ trợ triển khai ứng dụng di động không?
Câu trả lời là: “Có!”. GCP cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc triển khai và quản lý ứng dụng di động, bao gồm: Firebase và Mobile Backend as a Service (MBaaS).
GCP có hỗ trợ điện toán đám mây không?
Tất nhiên là có! GCP cung cấp một loạt các dịch vụ điện toán đám mây như Compute Engine, App Engine, Kubernetes Engine, Cloud Functions,…