Kỷ nguyên công nghệ số bùng nổ tạo ra những cơ hội mới đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong quảng cáo, tiếp thị truyền thông cũng thế. Một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nền số được ưa chuộng nhất hiện nay là Google Ads. Vậy chính xác Google Ads là gì mà lại phổ biến đến thế?
Tìm hiểu tổng quan về công cụ quảng cáo Google Ads
Google Ads là gì?
Google Ads trước đây được gọi là Google Adwords. Đến năm 2018, nền tảng này chính thức đổi tên thành Google Ads để phù hợp hơn với chiến lược, mô hình phát triển cũng như đồng bộ hóa các sản phẩm từ Google.
Google Ads chính xác là một sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp chạy quảng cáo trên Internet đến từ “nhà” Google. Công cụ này cho phép doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận khách hàng chỉ trong tích tắc.
Trên thực tế, Google Ads là một kênh quảng cáo có trả phí, cho phép người dùng triển khai các chiến dịch quảng cáo với nhiều hình thực khác nhau. Mục đích cuối cùng của Google Ads là giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng, thu về lợi nhuận.
Với Google Ads, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng dựa trên các tiêu chí, nhu cầu cụ thể. Trong thời gian gần đây, Google Ads cho ra mắt phương thức tiếp thị đuôi bằng GDN hoặc Google Shopping cũng rất được ưa chuộng.
Tầm quan trọng của Google Ads
Với hệ sinh thái đa dạng, Google Ads sẽ giúp doanh nghiệp phủ sóng ở những nơi có “dấu chân” khách hàng tiềm năng mà họ đang tìm kiếm. Đặc biệt, Google sở hữu một “kho tàng” thông tin khổng lồ bởi số lượng người dùng cực lớn của mình. Do đó, công cụ này sẽ dễ dàng thu thập thông tin, nhận diện được người tiêu dùng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Nhờ đó, các quảng cáo được thực hiện trên Google sẽ hiển thị hiệu quả hơn, tăng cơ hội tiếp cận người dùng thông qua những từ khóa liên quan. Có thể nói, Google Ads chính là “thám tử tư” giỏi nhất trong việc “nghe ngóng” thông tin khách hàng. Thế nên, công cụ này sẽ mang về kết quả tốt nhất, giúp bạn chinh phục “target” một cách hiệu quả.
Nếu bạn thắc mắc vì sao Google Ads lại am hiểu khách hàng như vậy thì đơn giản thôi, công cụ này đã thu thập thông tin người dùng từ các phương tiện khác như Youtube, Gmail, Chrome,…
5 loại hình Google Ads phổ biến
#1. Google Search Ads
Google Search Ads đứng đầu trong các loại hình phổ biến nhất của Google Ads. Hầu như mọi doanh nghiệp, người dùng có nhu cầu tìm kiếm, chinh phục khách hàng của mình đều sử dụng loại hình này.
Google Search Ads là cách người dùng chi trả cho Google để thông tin của mình hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Hiểu đơn giản, khi người dùng search các từ khóa về sản phẩm/dịch vụ bạn đang quảng cáo, website của bạn sẽ hiển thị ở phần kết quả tìm kiếm thông qua Google Search Ads.
Những website quảng cáo thường xuất hiện qua việc người dùng tìm kiếm trên Google.com hoặc Google Maps, Google Shopping hoặc các trang web đối tác của Google.
Đối với Google Search Ads, có tối đa 7 vị trí hiển thị, bao gồm:
- 4 vị trí đầu tiên ở trang kết quả.
- 3 vị trí cuối cùng trên 1 trang tìm kiếm của Google.
Khi người dùng click vào các trang sau, 7 vị trí này vẫn sẽ cố định. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực và mức độ cạnh tranh, số lượng vị trí quảng cáo có thể hiển thị ít hơn.
#2. GDN
GDN là viết tắt của cụm từ Google Display Network. Loại hình này có vai trò thúc đẩy nhận diện thương hiệu và theo sát người dùng thông qua các banner hiển thị trên website. Về cơ bản, GDN nằm trong mạng lưới đối tác của Google.
Về cơ bản, các banner sẽ thừa hưởng những bản chất sau:
- Có mối liên quan mật thiết đến thói quen, hành vi sử dụng sản phẩm/dịch vụ trên Google của khách hàng.
- Có mối liên quan với nội dung website mà khách hàng truy cập.
- Là các sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng từng truy cập.
GDN có khả năng khơi gợi lại thương hiệu, nhắc nhở và kích thích sự tò mò của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm. Trong thời gian gần đây, loại hình này rất được doanh nghiệp chú trọng. Đó là vì GDN không “sặc mùi” quảng cáo một cách lộ liễu như các loại hình khác.
#3. Google Shopping Ads
Từ những ngày đầu ra mắt, Google Shopping Ads đã giúp các doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Bên cạnh doanh thu, tỷ lệ click chuột và mức độ hiển thị quảng cáo từ Google Shopping Ads cũng tăng lên đáng kể. Dù là xu hướng quảng cáo mới của Google, nhưng Google Shopping Ads đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
Thông thường, Google Shopping Ads sẽ hiển thị quảng cáo ở các vị trí như:
- Google Shopping (đối với một số quốc gia nhất định).
- Google Search, cạnh kết quả tìm kiếm, khu biệt với các quảng cáo văn bản.
- Website đối tác tìm kiếm của Google như Youtube, mục tìm kiếm phần hình ảnh.
- Mạng lưới hiển thị của Google (chỉ đối với các quảng cáo có danh mục sản phẩm ở địa phương).
#4. Google’s Video Youtube Ads
Youtube là một trong những mạng lưới chia sẻ video lớn và phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, đây đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các loại hình quảng cáo phát triển, trong đó có Google’s Video Youtube Ads.
Có thể nói, số lượng truy cập Youtube mỗi ngày cực kỳ cao. Theo thống kê, có hơn 30 triệu lượt truy cập và 1,9 tỷ Active Users tham gia Youtube. Và hiện tại, con số này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Khi áp dụng loại hình này, các bài quảng cáo của bạn có thể xuất hiện song song trên Youtube và cả trên Google.
#5. Google’s Email Ads
Khi áp dụng loại hình này, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện như một Email và gửi đến “hòm thư” của người dùng. Google’s Email Ads thường xuất hiện trong 2 tab là Promotion và Social. Loại hình này phù hợp với các loại sản phẩm/dịch vụ từ tầm trung đến đắt tiền. Vì nhìn chung, Google’s Email Ads luôn hướng đến đối tượng người tiêu dùng “có tiền”.
Một số lĩnh vực như bất động sản, thẩm mỹ viện, bảo hiểm, sản phẩm số,…, thường áp dụng loại hình quảng cáo này. Ngoài ra, Google’s Email Ads cũng phù hợp với lĩnh vực công nghệ. Vì phần lớn khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực này có xu hướng kiểm tra Email thường xuyên.
Kết luận
Google Ads là một chiến lược quảng cáo giàu giá trị, mang lại kết quả vượt trội trong bối cảnh công nghệ số, chuyển đổi số. Thông qua công cụ này, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ. Tùy vào mục tiêu và ngân sách, bạn có thể chọn loại hình Google Ads phù hợp.
Trên đây chỉ là một số thông tin cơ bản về Google Ads. Vì vậy, bạn hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích liên quan đến chiến lược quảng cáo này. Chúc bạn thành công thu về lợi nhuận với các dự án kinh doanh của mình nhé!
Xem thêm:
- Cách chống click tặc Google Adwords hiệu quả nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Ads chi tiết
Những câu hỏi thường gặp
Google Ads tính phí quảng cáo như thế nào?
Google Ads tính phí quảng cáo theo hình thức đấu thầu. Nghĩa là bạn sẽ phải đấu thầu chi phí cho các tính năng sau:
- CPC (Cost per click): Tính phí dựa trên mỗi lượt click vào website.
- CPM (Cost per mile): Tính phí dựa trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo trên Google.
- CPV (Cost per view): Tính phí dựa trên lượt xem video.
- CPI (Cost per installation): Tính phí dựa trên lượt cài đặt ứng dụng.
Nên thực hiện loại hình Google Ads nào trước?
Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với mọi hình thức Google Ads để mang lại kết quả cao. Nếu sở hữu nguồn ngân sách lớn, bạn nên sử chạy GDN trên diện rộng. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu tốt hơn. Ngược lại, nếu ngân sách còn hạn chế, bạn có thể chạy Google Search Ads trước.
Thời gian chạy Google Ads bao lâu là hợp lý?
Tốt nhất, bạn nên chạy Google Ads ít nhất trong 6 tháng để hoàn thành chiến dịch. Đó là vì khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng là giai đoạn tốt nhất để phát triển chiến dịch Pay Per Click (PPC) toàn diện.
Nhiệm vụ chính của Google Ads là gì?
Google Ads có vai trò cốt lõi là quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng khi họ tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google.