Được biết đến như một bộ khung để lập trình viên xây dựng phần mềm hoặc các ứng dụng mobile, Framework đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực lập trình. Vậy chính xác Framework là gì? Có bao nhiêu loại Framework? Framework nào tạo website tốt nhất hiện nay? Để giải đáp toàn bộ thắc mắc về Framework, bạn hãy cùng Tino Group theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Framework
Framework là gì?
Framework (khung phần mềm) là một cấu trúc tổ chức được thiết kế sẵn, cung cấp các khung làm việc, quy tắc, thư viện và công cụ để hỗ trợ quá trình phát triển, xây dựng ứng dụng, phần mềm hoặc dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với sự hỗ trợ của Framework, các lập trình viên sẽ giảm những công việc mang tính lặp lại, tối ưu hóa quá trình phát triển, đảm bảo tính nhất quán trong việc triển khai các tính năng, chức năng và cấu trúc của sản phẩm.
Một Framework thường đi kèm với các module, giao diện lập trình ứng dụng (API) và các tiện ích đã được xây dựng sẵn. Những thành phần này giúp các nhà phát triển tập trung vào việc giải quyết vấn đề của dự án thay vì phải xây dựng các phần cơ bản lại từ đầu. Framework được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ lập trình và lĩnh vực khác nhau, như phát triển web, ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo,…
Các loại Framework
Người dùng có rất nhiều lựa chọn Framework cho Backend, Front end, ứng dụng mobile, … Tuy nhiên, Web Framework và Mobile Framework là hai Framework phổ biến nhất.
Web Framework – các Framework ứng dụng web
Đây là các Framework phần mềm được sử dụng để sắp xếp các ứng dụng web và phát triển trang web, các dịch vụ web và các tài nguyên web. Kiến trúc Model-View-Controller (MVC) là loại Web Framework phổ biến.
Mobile Framework – các Framework cho ứng dụng di động
Nhờ Framework này, bạn có thể viết code một lần và chạy được trên iOS và Android. Ưu điểm này sẽ giúp người dùng giảm thời gian phát triển sản phẩm so với việc ngồi code thủ công từ đầu. Hiện tại các framework này đa số dùng Javascript làm ngôn ngữ phát triển nổi bật như là React Native của Facebook, ngoài ra còn có Xamarin của Microsoft dùng C#, Flutter dùng ngôn ngữ Dart của Google.
Ưu điểm khi sử dụng Framework
Sử dụng Framework, người dùng sẽ được:
- Tính năng sẵn có, đưa vào sử dụng ngay! Nếu bạn xây dựng website thương mại điện tử, bạn cần phải chuẩn bị cho phần đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,… Có sẵn những tính năng này, Framework giúp người dùng không cần phải ngồi code mà sử dụng ngay.
- Tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức khi phát triển phần mềm/ứng dụng.
- Hỗ trợ các phím tắt.
- Tái sử dụng lại mã code.
- Kế thừa các tính năng, cấu trúc đã được tiêu chuẩn hóa cho các ứng dụng/sản phẩm. Điều này giúp cho quá trình vận hành và bảo trì/khắc phục sự cố ứng dụng dễ dàng hơn.
- Chủ động mở rộng hoặc chỉnh sửa những gì mà Framework đã cung cấp. Thao tác đơn giản: developer có thể ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn hoặc viết thêm chức năng mới trên nền tảng Framework. Tuy nhiên, developer nên tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định.
Hạn chế khi sử dụng Framework
- Muốn chỉnh sửa được cái gì đó, điều kiện tiên quyết là bạn cần phải hiểu rõ về nó. Tương tự, để khai thác tối đa hiệu quả, bạn phải mất khá nhiều thời gian và công sức để hiểu hết “đường đi lối về” của Framework.
- Kích thước của ứng dụng/phần mềm khi dùng Framework sẽ rất lớn. Thậm chí, có những ứng dụng/phần mềm nặng đến hàng trăm MB code dù chưa chứa bất kỳ nội dung nào.
- Tuân thủ đúng các quy tắc Framework yêu cầu.
- Không thích hợp với việc phát triển ứng dụng quá nhỏ.
Top 10 Framework tốt nhất hiện nay
Website Framework
#1. Express
Express là một framework phát triển ứng dụng web cho Node.js. Framework này giúp xây dựng các ứng dụng web và API một cách dễ dàng bằng những công cụ và thư viện cần thiết. Mục tiêu của Express là xử lý các yêu cầu và phản hồi HTTP nhanh chóng. Framework tập trung vào tính linh hoạt, cho phép nhà phát triển tạo ra những ứng dụng đơn giản hoặc phức tạp mà vẫn giữ được hiệu suất cao.
#2. Django
Django là một Framework phát triển ứng dụng web mã nguồn mở được viết bằng Python. Framework này tập trung vào tốc độ và tính đơn giản trong việc xây dựng các ứng dụng website phức tạp bằng những thành phần sẵn như quản lý cơ sở dữ liệu, xử lý biểu mẫu, xác thực người dùng,…
#3. Rails
Rails là framework phát triển ứng dụng web được viết bằng Ruby. Framework được thiết kế theo triết lý “Convention over Configuration” và “Don’t Repeat Yourself” (DRY), giúp tối ưu hóa quá trình phát triển trang web bằng những quy tắc và mẫu chuẩn. Rails hỗ trợ người dùng xây các ứng dụng web nhanh chóng, đơn giản với hiệu suất cao.
#4. Laravel
Laravel là framework phát triển ứng dụng web cho PHP. Ưu điểm của Laravel là có cú pháp dễ đọc, đẹp mắt và hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như xử lý cơ sở dữ liệu, xác thực người dùng, gửi email và các thư viện đa dạng. Ngoài ra, Laravel còn giúp đơn giản hóa việc xây dựng các ứng dụng web phức tạp trong môi trường PHP.
#5. Spring
Spring là một framework phát triển ứng dụng Java mạnh mẽ và phổ biến. Framework này sở hữu một loạt các module để giúp xây dựng những ứng dụng doanh nghiệp, từ xử lý web, quản lý cơ sở dữ liệu, bảo mật, đến các dịch vụ vận hành trên microservices. Spring tập trung vào việc tăng cường hiệu suất và khả năng mở rộng của các ứng dụng Java.
5 Mobile Framework
#1. React Native
React Native là một khung làm việc phát triển ứng dụng di động đa nền tảng phát triển bởi Facebook. Nó cho phép nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ JavaScript và thư viện React để xây dựng các ứng dụng chất lượng cao cho cả iOS và Android. Một trong những ưu điểm lớn của React Native là khả năng chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình phát triển. Nó cũng cung cấp khả năng truy cập vào các API thiết bị và giao diện người dùng native, mang lại trải nghiệm tương tự với các ứng dụng được viết bằng mã native.
#2. Flutter
Flutter là một khung làm việc đa nền tảng do Google phát triển, sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart. Với Flutter, bạn có thể tạo ra các giao diện người dùng linh hoạt và đẹp mắt bằng cách sử dụng các widget tùy chỉnh. Điểm mạnh của Flutter là hiệu suất cao và khả năng tái sử dụng mã nguồn giữa các nền tảng khác nhau. Nó cũng cung cấp một loạt các plugin để truy cập vào tính năng thiết bị và API của hệ điều hành.
#3. Ionic
Ionic là một khung làm việc phát triển ứng dụng di động đa nền tảng sử dụng HTML, CSS và JavaScript. Được xây dựng trên Angular, Ionic cung cấp các công cụ để xây dựng và đóng gói ứng dụng di động cho cả iOS và Android. Mã nguồn chia sẻ dễ dàng và khả năng sử dụng các thư viện nguồn mở giúp tạo ra các ứng dụng có giao diện người dùng đẹp và tương tác cao.
#4. Xamarin
Xamarin là một khung làm việc đa nền tảng được phát triển bởi Microsoft, cho phép nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ lập trình C# để xây dựng ứng dụng cho cả iOS và Android. Trang web này cung cấp tính năng chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng và tích hợp sâu với hệ thống.NET, mang lại trải nghiệm gần gũi với việc phát triển ứng dụng native
#5. NativeScript
NativeScript cho phép bạn sử dụng JavaScript hoặc TypeScript để xây dựng ứng dụng di động với giao diện người dùng native. Khung làm việc này cho phép bạn truy cập vào các API thiết bị và tạo ra các giao diện người dùng linh hoạt, đồng thời giảm bớt sự phức tạp của việc viết mã nguồn native cho từng nền tảng riêng biệt.
Framework khác CMS ở điểm nào?
CMS là chữ viết tắt của Content Management System, tạm dịch: hệ thống quản trị nội dung. Đúng như tên gọi của mình, CMS là “trung tâm” điều khiển các hoạt động, đặc biệt là những phần nội dung hiển thị trên một website. Ví dụ: Drupal, Joomla, DotNetNuke, …
Điểm khác biệt nổi bật của CMS và Framework là:
- CMS là một ứng dụng/phần mềm người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần phải code các dòng lệnh “nhức não”. Trong khi đó, Framework chỉ cung cấp các API, Library để developer xây dựng ứng dụng/phần mềm.
- CMS được sử dụng để quản lý nội dung trên trang web. Framework như một tập hợp các Library/class để xây dựng một ứng dụng web.
- Trong thực tế, các CMS thường sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng của một Framework. Ví dụ, CMS Drupal được xây dựng dựa trên nền tảng Web Framework Symfony, CMS October được phát triển từ Framework Laravel.
Framework khác Library ở điểm nào?
Library là một tập hợp các chức năng (functions), các lớp (class) đã được viết sẵn. Người dùng có thể tái sử dụng functions/class này để phụ vụ nhu cầu riêng của mình.
Hiểu đơn giản, Library là một thư viện hỗ trợ cho quá trình lập trình website.
Điểm khác biệt nổi bật của Library và Framework là:
- Framework lớn hơn và phức tạp hơn Library. Nếu Library là tập hợp của các lớp, chức năng thì Framework lại là tập hợp của các Library. Kết hợp với nhiều công cụ khác giúp phát triển web hiệu quả như: bộ biên dịch/phiên dịch, các công cụ dòng lệnh,…
- Quá trình vận hành ngược nhau. Các khối mã lệnh trong Framework gửi yêu cầu đến mã lệnh của lập trình viên. Trong khi đó, quá trình này ở Library lại đảo ngược. Khối mã code của lập trình viên sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của Library. Quá trình ở Library tương đồng với mô hình client/server: Khi client gửi yêu cầu, server sẽ nhận lệnh và phản hồi lại kết quả.
- Framework là một khung chương trình, người dùng bổ sung code và tuân theo quy tắc để tạo ra ứng dụng. Trong khi đó, Library chỉ cung cấp các chức năng tiện ích hay các class để sử dụng trong quá trình xây dựng ứng dụng.
- Để sử dụng các functions của một Framework, bạn phải đổi cấu trúc code của dự án (project’s structure) theo các quy tắc của Framework đó. Library “dễ chịu” hơn nhiều. Bạn có thể trực tiếp sử dụng các functions của Library mà không cần thay đổi cấu trúc code của dự án.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Framework và những thông tin liên quan đến khung phần mềm này. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích khi bạn tìm hiểu và lựa chọn các Framwork phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Framework được cập nhật như thế nào?
Framework thường được cập nhật thông qua phiên bản mới để cung cấp các tính năng mới, sửa lỗi và tối ưu hóa hiệu suất. Các nhà phát triển nên theo dõi thông báo cập nhật và xem xét việc nâng cấp cho dự án của mình.
Làm thế nào để học sử dụng một Framework?
Bạn có thể học qua các tài liệu chính thức, khóa học trực tuyến, video hướng dẫn, tham gia cộng đồng phát triển và thử nghiệm xây dựng các dự án nhỏ để làm quen với Framework.
Làm thế nào để chọn Framework phù hợp?
Để lựa chọn Framework phù hợp, bạn có thể dựa trên nhiều yếu tố như ngôn ngữ lập trình yêu thích, loại ứng dụng cần phát triển, cộng đồng hỗ trợ và tài liệu, hiệu suất và tính mở rộng.
Framework miễn phí hay trả phí?
Một số Framework miễn phí và mã nguồn mở (open source), trong khi một số khác có thể yêu cầu chi phí sử dụng hoặc các phiên bản cao cấp.