Font chữ đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế các ấn phẩm truyền thông. Mỗi lĩnh vực khác nhau cần có font chữ phù hợp mới có thể kích thích thị giác của người xem và giúp họ ghi nhớ những thông điệp bạn muốn truyền tải. Vậy người dùng Việt Nam đang ưa chuộng font chữ nào? Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giới thiệu cho bạn top 10 font chữ thông dụng nhất Việt Nam 2024.
Cách lựa chọn font chữ phù hợp với thương hiệu
Phân biệt khái niệm font và typeface
Khi thiết kế, có hai khái niệm mà chúng ta cần phân biệt là font (phông chữ) và typeface (kiểu chữ). Cụ thể:
- Font (phông chữ): là bộ ký tự gồm các chữ cái, dấu câu, số và một vài ký tự đặc biệt,…có`cùng hình dạng, định dạng và kích thước xác định. Mỗi font chữ là riêng biệt, không font nào giống font nào.
- Typeface (kiểu chữ): Còn gọi là font-family. Typeface được xem là “gia đình” của các chữ cái có chung thiết kế. Nói cách khác, đây là tập hợp của nhiều loại font khác nhau. Ví dụ: San Serifs là loại kiểu chữ không chân, bao gồm các font như: Arial, Verdana, Tahoma, Futura, Franklin Gothic, Gill Sans, Univers…
Dưới đây là các loại typeface phổ biến nhất:
- Serif: Là loại chữ có nét gạch ở đầu hoặc dưới dân một số ký tự. Đây là những font chữ thường gặp trong các văn bản phổ thông vì có tính dễ đọc.
- Sans-serif: Là các font chữ không có nét gạch trên đầu và dưới chân ở một số ký tự, thường được dùng làm chữ màn hình vì trông nhỏ gọn, hiện đại và đơn giản.
- Display: Là các font chữ hiện đại có hình dáng riêng, được thiết kế đặc biệt trong trang trí, poster, làm biển quảng cáo,….
- Script: Là các font chữ có dạng viết tay, thường có nét nối dài hoa mỹ và nghiêng. Loại typeface Script thường dùng cho các mẫu quảng cáo hiện đại, làm hình ảnh với những mục đích khác nhau.
- Symbol: Gồm các ký tự, biểu tượng đặc biệt, thường được dùng để trang trí, minh họa, tượng trưng.
Lựa chọn font chữ cho thương hiệu cần lưu ý điều gì?
Độ dày của nét chữ và khả năng ứng dụng
Để đánh giá một font chữ có phù hợp với thương hiệu của bạn hay không, ngoài yếu tố thẩm mỹ, bạn còn phải xem xét đến độ dày của nét chữ và khả năng linh hoạt của chúng khi ứng dụng trên nhiều loại ấn phẩm khác nhau.
Thông thường những font chữ nét dày dặn sẽ phù hợp đối với thương hiệu có tên ngắn gọn, nhưng sẽ trông khá nặng nề khi áp dụng cho những cái tên dài hơn. Ngược lại, font chữ mảnh mai sẽ phù hợp trên những tấm biển quảng cáo cỡ đại, nhưng lại sẽ có thể “vô hình” trên một chiếc danh thiếp có kích cỡ nhỏ.
Nếu xét ở góc độ kết nối với tính cách, nét dày đại diện cho sự quyết đoán, mạnh mẽ còn nét mỏng là biểu hiện của sự tinh tế, nhẹ nhàng.
Mối quan hệ giữa font chữ và ngành hàng
Font chữ gợi cảm giác chân chất, mộc mạc sẽ phù hợp với logo của một cửa hàng cơ khí nhưng sẽ “không ổn” trên logo của một công ty phần mềm.
Vì vậy, trước khi phác thảo một logo bất kì, người thiết kế cần nghiên cứu những mong đợi, sở thích, tính cách chung của người tiêu dùng trong ngành hàng đó để tìm kiểu chữ phù hợp.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý: Khi sử dụng những font chữ đặc trưng, quá dễ nhận biết của ngành lại mang tác dụng phụ, khiến logo của bạn trở nhạt nhòa giữa các đối thủ khác.
Chú ý các font chữ Việt hóa
Font Việt hóa là bộ font chữ của nước ngoài nhưng đã được Việt hóa sang tiếng Việt nhằm mục đích gõ chữ có dấu không bị lỗi. Thông thường, các font chữ này rất đẹp, độc đáo và được sử dụng rộng rãi cho khi soạn thảo văn bản, phần mềm photoshop, phần mềm đồ họa,…
Để tải bộ font chữ Việt hóa, bạn có thể tham khảo bài viết: Download bộ font chữ Việt hoá miễn phí.
Vấn đề bản quyền của font chữ
Cuối cùng, nếu sử dụng bất kỳ font chữ nào không rõ ràng về vấn đề bản quyền, bạn hãy cẩn trọng khi dùng để thiết kế cho các doanh nghiệp. Vì một số font chữ sẽ chỉ được cấp phép cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua mua hoặc tự sáng tạo những font chữ với thiết kế độc quyền cho thương hiệu. Điều đó sẽ giúp các thiết kế của bạn trở nên “độc nhất vô nhị” và tạo lợi thế giữa hàng loạt đối thủ trong ngành.
Top 10 font chữ thông dụng nhất Việt Nam hiện nay
Arial
Arial là phông chữ kiểu Sans-serif phổ biến nhất được phát triển từ năm 1982 bởi Robin Nicholas và Patricia Saunders. Nhìn chung, Arial là loại font được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn giản và dễ nhìn, phù hợp với thiết kế ở nhiều lĩnh vực.
Times New Roman
Có lẽ không cần nói quá nhiều về độ phổ biến của font Times New Roman ở Việt Nam. Times New Roman là font chữ kiểu Serif được nhật báo The Times (Luân Đôn) ủy thác Stanley Morison thiết kế năm 1931 và được phát hành lần đầu tiên bởi Công ty Monotype năm 1932.
Đây là font chữ vô cùng thân thuộc với bất kỳ cá nhân nào, đặc biệt là nhân viên văn phòng – những người thường xuyên soạn thảo văn bản. Times New Roman được áp dụng mặc định trên Windows và thích hợp cho các trang báo chí, nội dung các tài liệu,…
Hapna
Hapna là loại font Sans-serif hình học rất đặc biệt với những font Slab-serif khác đang có trên thị trường. Font chữ này được lấy cảm hứng từ bóng chày và những ấn phẩm từ năm 1950. Hapna đã được Việt hóa trọn bộ cũng như Kerning và Opentype hoàn chỉnh.
Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2013, Hapna đã được phát triển và mở rộng thêm nhiều dạng khác nhau từ Light cho đến Black. Những thay đổi này nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng các nhà thiết kế hiện đại.
Rukola
Rukola là font chữ Việt hóa kiểu Brush-script được sáng tạo bởi nhà thiết kế Nikola Giacintová. Font có bộ kí tự đa dạng, tính năng Swash Alternate và Opentype tạo ra những nét chữ mượt mà và uyển chuyển.
Font Rukola thích hợp với các thiết kế bao bì, logo, tạp chí thời trang hoặc làm Typography.
Helvetica
Helvetica là một trong những Font chữ nổi tiếng nhất trong trên thế giới. Bất kể bạn là người mới bắt đầu hoặc chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp, đây là font chữ rất phù hợp.
Helvetica là font chữ hoàn hảo cho các doanh nghiệp và thương hiệu ở đa lĩnh vực. Thực tế, font chữ này đã được sử dụng phổ biến bởi nhiều công ty hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như: Panasonic, LG, WhatApps, BMW….
Calibri
Bên cạnh Arial và Times New Roman, Calibri cũng là loại font thường được cài đặt mặc định trong các chương trình soạn thảo văn bản. Do đó, font chữ này cũng rất phổ biến trong thiết kế web vì thuộc tính thân thuộc, dễ đọc và tạo cảm giác thoải mái cho người xem.
Calibri được Luc de Groot thiết kế vào những năm 2002–2004, sau đó, phát hành ra công chúng vào năm 2007 cùng với Microsoft Office 2007 và Windows Vista.
Roicamonta
Roicamonta là kiểu font chữ viết tay đang được nhiều nhà thiết kế yêu thích và sử dụng trong các ấn phẩm nhẹ nhàng, lãng mạn như tiêu đề phim, MV ca nhạc, poster truyện… Font chữ này đã được iCiel Việt hóa và chia sẻ rộng rãi trên thị trường.
Roicamonta được lấy cảm hứng từ Copperplate Calligraphy gồm 2 phong cách là Upright và Italic với 6 font tất cả. Chúng đều chứa hơn 1200 kí tự, gồm các loại Swash và Ligature sang trọng, có đầy đủ các tính năng Opentype.
Mighty Wings
Font Mighty Wings Việt hóa được lấy cảm hứng từ những tác phẩm thiết kế hiện đại đi kèm với một số alternate và ligature. Bạn có thể sử dụng font chữ này cho nhiều các thiết kế như thiết kế biên tập, tạp chí, thương hiệu mỹ phẩm, quảng cáo thời trang, thiết kế blog, thiết kế quảng cáo, thiệp mời, tiêu đề sách / trang bìa, Typography,…
Tahoma
Tahoma cũng là một trong số những font chữ thuộc kiểu Sans-serif thông dụng nhất để thiết kế. Các đường nét của font chữ này khá đẹp và rõ ràng, dễ đọc, đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng.
Đối với thiết kế website, Font Tahoma có thể sử dụng đa năng trong menu, tiêu đề chính, phụ và nội dung bài viết,…
Garamond
Garamond là một font chữ Serif nổi tiếng trong giới thiết kế đồ họa. Ra đời vào năm 1989, font chữ này vẫn được sử dụng rộng rãi cho tới hiện nay. Sự đa dạng và tinh tế mà Garamond mang lại rất phù hợp để sử dụng cho công việc thiết kế web, sách, tạp chí và nhiều ấn phẩm giáo dục khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Garamond linh hoạt cho từng mục đích khác nhau.
Một số thương hiệu lớn đã sử dụng font Garamond như Rolex hoặc Abercrombie & Fitch để mang tới sự sang trọng và đáng tin cậy.
Trên đây là 10 font chữ được người Việt tin dùng nhất năm 2024. Mỗi font đều có điểm đặc biệt riêng và ứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được một font chữ thích hợp cho mình. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Làm sao để thêm font chữ vào máy tính?
Cài đặt font chữ mới cho máy tính là một việc làm khá cần thiết giúp bạn có thêm nhiều font đẹp, độc đáo.
Sự đa dạng trong font chữ trên máy tính sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề như lỗi font, thiếu font khi sử dụng các phần mềm như Word, Excel, Proshow Producer, hay các phần mềm đồ họa…
Để thêm font chữ vào máy tính, bạn hãy tham khảo bài viết: Cách cài font chữ vào máy tính
Có thể tạo font chữ với công cụ nào?
Một số công cụ tạo font chữ trực tuyến mà bạn có thể lựa chọn như: Google web fonts, What The Font, Flipping Typical, CSS Typeset, …
Tải font chữ Việt hóa ở đâu?
Các trang web để tải font chữ Việt hóa miễn phí phổ biến nhất hiện nay là: DaFont, Font Store, Việt Designer,…
Tại sao đã dùng font chữ Việt hóa vẫn bị lỗi?
Nguyên nhân phổ biến là do bạn đã dùng sai bảng mã cho font đó. Mỗi font chữ sẽ thích hợp cho một bảng mã nhất định nên bạn hãy tra cứu trên internet và thử điều chỉnh lại để không còn bị lỗi nữa nhé.
Tải nhiều font chữ có chiếm dung lượng lưu trữ của máy tính không?
Một font chữ có dung lượng rất thấp nên gần như sẽ không làm ảnh hưởng đến dung lượng máy tính. Do đó, bạn hãy chọn những font chữ muốn sử dụng và tải về một lượt để tiết kiệm thời gian.