“Flash Sale là gì?” đã trở thành câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây, nhất là khi kinh doanh online phát triển mạnh mẽ. Cụm từ “Flash Sale” thực chất không quá xa lạ với những sellers có kinh nghiệm dày dặn trên thương trường trực tuyến. Nhưng với “newbie” – những người “chân ướt chân ráo” vừa gia nhập thị trường điện tử, cụm từ Flash Sale tương đối mới mẻ.
Giới thiệu tổng quan về Flash Sale
Flash Sale là gì?
Flash Sale là chương trình giảm giá hoặc khuyến mại được tổ chức bởi các cửa hàng trực tuyến trên những sàn thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của Flash Sale là chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn với số lượng sản phẩm giảm giá có hạn.
Các tín đồ mua sắm rất ưa chuộng các chương trình Flash Sale. Vì phần lớn những mặt hàng trong chương trình có mức giá cực kỳ hấp dẫn, thấp hơn nhiều so với giá gốc.
So với những chương trình khuyến mại khác, Flash Sale đặc biệt hấp dẫn hơn. Chương trình giới hạn về thời gian và số lượng sản phẩm đã tạo nên “chất xúc tác” kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào cũng có thể áp dụng Flash Sale như một chiến thuật tiếp thị khuyến mại (Promotion Marketing). Thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, Flash Sale đã trở thành mô hình kinh doanh chủ đạo. Có thể nói, phương pháp này ngày càng phổ biến hơn trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến.
Vì sao nên áp dụng chiến thuật Flash Sale?
Flash Sale là một giải pháp cực kỳ hiệu quả giúp bạn giải quyết nhanh chóng hàng tồn kho. Chiến thuật này được ví như “chiếc phao cứu sinh” của nhiều doanh nghiệp khi có khả năng “giải phóng” sản phẩm dư thừa chỉ trong tích tắc. Với Flash Sale, lợi nhuận của những cửa hàng trực tuyến tăng gấp đôi so với phương thức kinh doanh truyền thống (Theo báo cáo của Reuters).
Flash Sale có thể giúp bạn bán “sạch” những sản phẩm đã lỗi thời, qua “mốt” hoặc tồn đọng quá lâu trên kệ. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành và lưu trữ hàng tồn kho.
Ngoài ra, Flash Sale còn là phương pháp tiếp thị mang đến hiệu quả tuyệt vời. Những chương trình Flash Sale giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện trong mắt khách hàng. Đồng thời, khi áp dụng Flash Sale, cửa hàng trực tuyến của bạn sẽ dễ dàng lọt vào tầm ngắm của những “nhà buôn” hàng sỉ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư.
Về bản chất, Flash Sale chỉ là giải pháp cứu cánh tạm thời. Tuy nhiên, thông qua chương trình này, sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội đến tay khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể nhận diện được giá trị mà sản phẩm mang lại, tạo tiền đề cho những lần mua sắm sau.
Ưu điểm và hạn chế của Flash Sale
Ưu điểm
Xây dựng tên tuổi cho doanh nghiệp
Flash Sale có khả năng kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng ngay lập tức. Nhờ đó, bạn có thể chuyển đổi người tiêu dùng thành khách hàng của mình trong tích tắc.
Với tâm lý chuộng hàng khuyến mại, khách hàng chắc chắn không thể cưỡng lại những ưu đãi hấp dẫn từ các chương trình Flash Sale. Ngoài ra, khách hàng có thể kêu gọi bạn bè cùng mua sản phẩm để tiết kiệm phí ship. Nhờ đó, tên tuổi của doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Tăng lợi nhuận, cải thiện doanh thu
Theo thống kê của Popupsmart, Flash Sale có khả năng tăng tỷ lệ giao dịch thành công lên đến 35%. Hầu hết các chương trình Flash Sale thường giới hạn về thời gian và giảm giá “đậm”. Điều này đã thúc đẩy người dùng đặt hàng nhanh với số lượng lớn để mua được sản phẩm giá hời.
Tăng số lượng khách hàng trung thành
So với các chiến lược bán hàng thông thường, Flash Sale tạo ra nhiều lợi ích khi giao dịch. Vì vậy, phương thức này đã trở thành giải pháp tuyệt vời giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể vận dụng Flash Sale như một chương trình tri ân khách hàng cũ. Trong những đợt Flash Sale, họ có thể mua sản phẩm của bạn với mức giá thấp hơn. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.
Giảm tải hàng tồn kho
Flash Sale là cơ hội tốt nhất để bạn bán những sản phẩm đã “hạ nhiệt” trên thị trường. Nhờ đó, bạn có thể giảm tải đáng kể số lượng hàng tồn kho và nhường chỗ cho những sản phẩm mới.
Hạn chế
Dễ bị “boom hàng”
Có thể nói, Flash Sale là thời điểm rộn ràng nhất đối với các cửa hàng thương mại điện tử. Thoạt nhìn, đây có vẻ là một cơ hội tuyệt vời để các thương gia kiếm lời. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn hàng được chốt, nhiều doanh nghiệp cũng phải đối mặt với tình trạng “boom hàng”. Trên thực tế, số lượng đơn hàng được chốt càng nhiều đồng nghĩa với tỷ lệ bị “boom hàng” càng cao, nhất là trong thời điểm “nổ đơn” như Flash Sale.
Vận chuyển gặp khó khăn
Số lượng đơn đặt hàng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quy trình vận chuyển. Trong thời điểm Flash Sale, việc người tiêu dùng phàn nàn về tốc độ giao hàng chậm trễ là điều khó tránh khỏi. Thực trạng này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và uy tín thương hiệu. Vì vậy, bạn cần theo dõi các đơn hàng để dễ dàng trao đổi với khách. Tuy cách này không giúp cải thiện tốc độ vận chuyển nhưng phần nào có thể xoa dịu khách hàng.
Website gặp sự cố
Trong các đợt Flash Sale, không ít doanh nghiệp gặp sự cố website. Nếu doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên mô hình Flash Sale, bạn cần xem xét một số vấn đề sau:
- Kiểm tra tốc độ tải.
- Công suất server bổ sung.
- Khả năng mở rộng theo yêu cầu.
- Chạy thử trên các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng và các công cụ của bên thứ 3 thông qua API calls.
6 bước thực hiện chiến lược Flash Sale thành công
#1. Xác định mục tiêu cốt lõi
Khi thực hiện chiến lược Flash Sale, bạn cần xác định mục tiêu và mong muốn của mình là gì. Bước này giúp bạn đo lường mức độ thành công sau chương trình. Bạn có thể đặt ra một số mục tiêu phổ biến như:
- Giảm số lượng sản phẩm bán chạy, tăng số lượng sản phẩm tồn kho.
- Cải thiện lưu lượng truy cập trang web.
- Đưa sản phẩm và thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
- …
Có hàng nghìn lý do để bạn tổ chức chương trình Flash Sale. Tuy nhiên, bạn cần xác định đâu là mục tiêu quan trọng và cốt lõi nhất. Sau khi xác định chính xác mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm để giao dịch trong ngày Flash Sale.
#2. Chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp
Không phải sản phẩm/dịch vụ nào cũng phù hợp để giao dịch trong các chương trình Flash Sale. Vì vậy, bước tiếp theo bạn cần quan tâm là lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng và mục tiêu của mình. Đây được xem là bước quan trọng để bạn thu hút khách hàng tiềm năng. Khi giảm giá đúng mặt hàng mà người dùng quan tâm, bạn sẽ tăng cơ hội “chốt đơn”.
Một số mặt hàng bạn có thể giảm giá, như:
- Sản phẩm “out trend”, mặt hàng không theo mùa,
- Hàng tồn kho, những mặt hàng dư trong danh mục sản phẩm.
Ngoài ra, nếu hướng đến mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng, bạn có thể bán những sản phẩm đang được khách hàng tiềm năng của mình ưa chuộng, hot trend, hợp “mốt”.
#3. Đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo
Trước khi Flash Sale diễn ra, bạn nên tối đa hóa tiềm lực tiếp thị để quảng bá chương trình của mình. Để thu hút lượng lớn khách hàng, bạn có thể tận dụng những nền tảng trực tuyến khác nhau và triển khai chiến lược tiếp thị như: mạng xã hội, gửi Email, push notifications trên website,…
#4. Giới hạn thời gian giảm giá
Thời gian giảm giá lý tưởng nhất thường không kéo dài quá 24 giờ. Theo thống kê của Social Marketing Fella, Flash Sale diễn ra trong 3 giờ có tỷ lệ giao dịch cao nhất với 14%. Như đã đề cập, bởi sự giới hạn về mặt thời gian nên Flash Sale có khả năng thu hút lượt mua của khách hàng mạnh mẽ hơn các chiến lược bán hàng khác. Flash Sale tạo nên “cơn sốt” khiến người tiêu dùng mua sắm một cách “điên cuồng”.
#5. Kiểm tra lại kho hàng trực tuyến
Để Flash Sale diễn ra thuận lợi, bạn nên kiểm tra kỹ số lượng sản phẩm trong kho hàng mà mình định cung cấp. Việc quan trọng bạn cần làm là đảm bảo số lượng sản phẩm giảm giá sẽ không hết quá nhanh. Vì điều này sẽ khiến những khách hàng “chậm tay” có ấn tượng tiêu cực về thương hiệu của bạn.
#6. Luôn trong tư thế “sẵn sàng lên đơn”
Một trong những yếu tố khiến khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn một thương hiệu là tốc độ vận chuyển. Thế nên, khi diễn ra các chương trình Flash Sale, bạn cần tập trung lên đơn, đóng gói hàng hóa để sản phẩm nhanh chóng đến tay khách hàng. Đây là điều quan trọng giúp gây ấn tượng và mang lại trải nghiệm tuyệt cho khách hàng từ khâu đầu tiên cho đến bước cuối cùng.
Kết luận
Flash Sale là một chiến lược kinh doanh tối ưu và mang lại hiệu quả vượt trội cho các cửa hàng thương mại điện tử. Hiện tại, Shopee, Lazada, Tiki,…, là những sàn giao dịch trực tuyến bùng nổ các cuộc chiến Flash Sale. Không chỉ giúp người tiêu dùng có cơ hội mua sắm thả ga với giá siêu hời, Flash Sale còn mang đến nguồn doanh thu khổng lồ cho các nhà bán hàng.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Flash Sale và bí quyết “nổ đơn” bằng phương thức kinh doanh đầy thú vị này. Tino Group hy vọng qua bài viết, bạn sẽ tự tin áp dụng chiến lược mà chúng tôi chia sẻ và gặt hái được nhiều lợi nhuận nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Shopee có mấy loại Flash Sale?
Shopee có 2 loại Flash Sale chính, bao gồm:
- Flash Sale được Shopee hỗ trợ, sản phẩm được đẩy trực tiếp lên trang chủ với số lượng nhất định theo các khung giờ cụ thể.
- Flash Sale do người bán trực tiếp thực hiện.
Flash Sale mang đến lợi ích gì cho người mua?
Flash Sale tạo nên cảm giác kích thích tính chinh phục của người mua. Đồng thời, mua sắm trong những ngày Flash Sale, bạn sẽ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn giá gốc rất nhiều.
Bán hàng trong ngày Flash Sale có bị lỗ không?
Chẳng những không lỗ, bán hàng trong những ngày Flash Sale còn giúp bạn đảm bảo lợi nhuận nếu biết cách xác định số lượng sản phẩm cần thiết.
Khung giờ khả dụng để mở Flash Sale trên Shopee là gì?
Bạn nên thiết lập chương trình Flash Sale trên Shopee trong 3 khung giờ chính bao gồm: 0h00, 12h00 và 21h00.