Có thể nói, các dự án về tiền điện tử chưa bao giờ hết hot trong suốt những năm gần đây. Lần lượt từng dự án thay phiên nhau tạo thành những cơn sốt crypto khuynh đảo cả thị trường. Tiếp nối thành công của BitTorrent, Fetch.AI ra đời như một IEO thứ hai của Binance LaunchPad. Hãy cùng TinoHost ngược dòng thời gian về năm 2017 khi dự án này vừa được phát hành để tìm hiểu xem Fetch.AI (FET) là gì?
Giới thiệu tổng thể về Fetch.AI
Fetch.AI (FET) là gì?
Fetch.AI (FET) là một protocol trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới sử dụng cơ chế đồng thuận Useful Proof of Work để xây dựng cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế thương mại điện tử tự chủ. Đây sẽ là một hệ sinh thái đầy tham vọng khi vừa kết hợp công nghệ blockchain và trí thông minh nhân tạo để tạo ra một mạng lưới kỹ thuật số phi tập trung giúp các thành phần kinh tế như dữ liệu, phần cứng, dịch vụ, con người, cơ sở hạ tầng,…có thể cùng làm việc hiệu quả với nhau.
Mục tiêu sau cùng của Fetch.AI là tạo ra một nền kinh tế internet mới “đại lý ủy quyền” là sự kết hợp giữa bốn thành tố: công nghệ máy học (Machine Learning – ML), trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), các hệ thống multi-agent và công nghệ sổ cái phi tập trung. Ví dụ: đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, đặt tour du lịch,…cho đến các công nghệ, dịch vụ về chuỗi cung ứng (supply chain).
Fetch.AI giải quyết vấn đề gì?
Hai vấn đề lớn mà Fetch.AI giải quyết là: tính tự động của các ứng dụng và sự lãng phí của mạng lưới kinh tế tập trung. Hiện tại có rất nhiều applications có thể quản lý dữ liệu nhưng lại thiếu đi khả năng tự chủ của mình. Đồng thời, khi xu hướng ngày nay đã và đang dần chuyển sang mô hình tự trị phi tập trung, việc nền kinh tế còn đi theo lối mòn sẽ dễ dẫn đến hiện trạng lãng phí tài nguyên. Ví dụ: nhà kho, container,…bị bỏ trống.
Cấu trúc của Fetch.AI để giải quyết vấn đề trên
Fetch.AI có cấu trúc ba tầng phân lớp (three layer) để giải quyết hai vấn đề nêu trên. Ba tầng này gồm: Autonomous Economic Agents (AEA – Đại lý kinh tế tự trị), Open Economic Framework (OPF – Khung kinh tế mở), Smart Ledger (SL – Sổ cái thông minh).
Autonomous Economic Agents
Trong hệ sinh thái Fetch.AI, các thành phần kinh tế có thể tương tác với nhau một cách độc lập, tự động dưới sự kiểm soát của con người. Các đối tượng này là đại diện của máy móc, dịch vụ, thiết bị, ứng dụng,…giúp trích xuất tài nguyên dữ liệu từ phần cứng và cung cấp cho người tiêu dùng. AEA có thể hoạt động đa chiều mà không bị giới hạn, bao gồm song song lẫn độc lập.
Open Economic Framework
Các agents trong hệ sinh thái Fetch.AI sẽ gọi là các framework với các khung thời gian thực real time riêng chỉ để tập trung vào một số vai trò quan trọng. Giai đoạn đầu sẽ có 2 loại OEF chính: trustless và trusted.
Smart Ledger
Sổ cái là nền tảng kỹ thuật số của Fetch.AI, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận đến với AI hoặc ML. Nói cách khác, sổ cái giúp cho người tham gia có nhu cầu truy cập vào nguồn dữ liệu, tài nguyên một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất để có thể hỗ trợ thị trường xử lý hàng triệu giao dịch cho mỗi giây.
Ứng dụng thực tế của Fetch.AI
Ba ứng dụng siêu kinh điển của công nghệ này có thể kế đến là ngành giao thông vận tải, năng lượng và chuỗi cung ứng.
Giao thông vận tải
- Tiết kiệm chi phí nhân công vận chuyển
- Đơn giản hóa các tuyến đường di chuyển phức tạp
- Dự báo các tình huống nguy hiểm xảy ra
- Tự động kết nối, định tuyến lại hành trình
- Lên kế hoạch du lịch
- Hệ thống đặt trước phòng, vé
Năng lượng
- Thay đổi nhà cung cấp năng lượng trong thời gian ngắn
- Tránh được sự xung đột giữa các nhà cung cấp
- Hạn chế sự cố gián đoạn khi đang hoạt động
Chuỗi cung ứng
- Tăng cao khả năng quản lý ngành hàng
- Tự động xử lý các khâu từ nguyên nhiên liệu cho đến tiêu thụ
Giới thiệu về FET token
FET token là gì?
FET là ultility token của hệ sinh thái Fetch.AI giúp người dùng có thêm động lực để đóng góp vào sự phát triển của mạng lưới. Đây cũng là phương tiện tham gia bắt buộc cho những ai muốn gia nhập vào hệ thống. Trước khi có mainnet, FET sẽ có tiêu chuẩn ERC20 của nền tảng Ethereum. Thế nhưng, sau khi ra mắt mainnet vào năm 2019, FET sẽ được swap sang dạng native token.
Thông tin cơ bản của FET token (Key metrics)
- Token name: Fetch.AI token
- Ticker: FET
- Blockchain: Ethereum
- Smart contract: địa chỉ 0x1d287cc25dad7ccaf76a26bc660c5f7c8e2a05bd
- Decimal: 18
- Token standard: tiêu chuẩn ERC-20 (ban đầu)
- Token type: utility Token
- Total supply: 1,152,997,575 FET
- Circulating supply: đang cập nhật.
Phân bổ token FET (Token allocation)
Với tổng nguồn cung như trên, số token FET sẽ được phân bổ thành các nguồn như sau:
- Public sale (IEO): 6%
- Private sale: 6.38%
- Seed round: 5.24%
- Foundation and team: 19.9%
- Advisors: 10%
- Future releases: 17.4%
- Mining: 15%
- Foundation: 19.9%
Token FET được sử dụng để làm gì?
Một số chức năng chính của FET token có thể dùng để:
- Staking và trở thành các node xử lý giao dịch, vận hành hệ thống
- Làm phần thưởng cho các giao dịch miner node
- Thanh toán chi phí gas tương tự như Ethereum
- Truy cập vào hệ sinh thái Fetch.AI đối với các Agents
- Trao đổi giá trị giữa các Agents với nhau
- Tương tác, tìm kiếm bằng công cụ trên Fetch.AI
- Phát triển các thuật toán trên AI và ML.
Mua bán FET token ở những sàn nào?
Bạn có thể truy cập vào các sàn sau để giao dịch FET token:
Có thể lưu trữ FET token tại những sàn giao dịch nào/?
FET đã từng thuộc tiêu chuẩn ERC20. Bạn có thể sử dụng một số ví lưu trữ sau cho FET token:
- Ví trên các sàn giao dịch có niêm yết được nêu trên: Binance, BitMart, KuCoin, ..
- Ví cứng: Ledger Nano, Trezor, ..
- Ví mềm: MyEtherWallet, MyCrypto, Meta Mask…
Đội ngũ sáng lập của FET token
Đứng sau thành công của Fetch.AI, không thể không nhắc đến những đóng góp của ba tên tuổi chủ chốt sau. Họ là:
- Humayun Sheikh (CEO): là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của DeepMind (công ty về AI đã từng được Facebook để mắt đến nhưng vì đàm phán không thành công nên năm 2014 Google đã mua lại với giá khoảng 500 triệu USD). Ông đồng thời cũng là nhà sáng lập và CEO của hai ứng dụng uVue và itzMe.
- Toby Simpson (CTO): là tác giả của hàng loạt trò chơi a-life creatures cũng như nhà phát triển lập trình thế hệ đầu tại DeepMind (2011 – 2013) với hơn 30 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, ông đã từng giữ chức vụ CTO cho ba công ty công nghệ.
- Thomas Hain (CSO): là tiến sĩ của Đại học Cambridge và là giáo sư tại Đại học Sheffield, người thành lập đội khoa học về ML AI.
Trên đây là các chia sẻ về Fetch.AI (FET) cũng như các khía cạnh liên quan bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ cho TinoHost bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Điều này sẽ là món quà tinh thần vô cùng quý giá giúp đội ngũ nhân viên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng bài viết cũng như chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
IEO của Fetch.AI diễn ra vào thời gian nào?
IEO của Fetch.AI đã được bán vào ngày 25 tháng 02 năm 2019 vào lúc 21:00 chỉ trong một phiên giao dịch và chấp nhận duy nhất BNB.
Đối thủ của Fetch.AI gồm những dự án nào?
Trên thị trường hiện nay, có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Fetch.AI như Cortex Labs, Matrix AI, Neurochain, Singularity,…
Đối tác của Fetch.AI gồm những dự án/ tổ chức nào?
Một vài đối tác lớn của Fetch.AI có thể kể đến như Trusted IoT Alliance, MOBI, Warwick Business School, Binance,…
Có thể tìm hiểu thêm các thông tin dự án qua những kênh nào?
Bạn có thể cập nhật thêm thông tin về dự án tại các kênh sau:
- Telegram: https://t.me/fetch_ai
- Twitter: https://twitter.com/fetch_ai
- Medium: https://medium.com/fetch-ai
- Website: https://fetch.ai/