Marketing chưa bao giờ dễ dàng. Một chiến dịch marketing từ ý tưởng cho đến thực thi sẽ là cả một quá trình dài. Trong quá trình tìm hiểu, bạn bắt gặp từ khóa “Execution”. Vậy Execution là gì? Vì sao cần đến Execution? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về Execution
Execution là gì?
Trong thời điểm hiện tại, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa đủ để giữ chân người tiêu dùng. Gia tăng sự hài lòng với khách hàng, truyền tải những thông điệp về bản sắc văn hóa doanh nghiệp, nhãn hàng đến người tiêu dùng sẽ phần nào tác động đến hành vi và nhận thức của họ.
Những công việc này chính là Execution. Execution là việc kể câu chuyện thương hiệu ra sao, truyền đạt như thế nào. Mỗi chiến dịch, mỗi mẫu quảng cáo sẽ có nội dung truyền tải đi có phần khác nhau.
Quá trình thực hiện từ ý tưởng cho đến concept và hoàn thiện chiến dịch và tiếp cận được người dùng chính là Execution. Vì vậy, có thể nói rằng một chiến dịch marketing có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Execution.
Vì sao cần đến Execution?
Execution là một “vũ khí lợi hại” nếu doanh nghiệp biết cách nắm bắt và sử dụng với thương hiệu của mình. Khi bạn thực hiện Execution hiệu quả, doanh nghiệp và nhãn hàng sẽ có rất nhiều lợi ích như:
- Doanh nghiệp/ nhãn hàng sẽ được khách hàng ghi nhớ
- Gia tăng khả năng biến khách hàng trở thành người quảng cáo cho thương hiệu
- Giúp giữ chân khách hàng cũ trung thành với nhãn hàng và tạo ra khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của khách cũ
- Giúp doanh nghiệp/ nhãn hàng trở nên gần gũi hơn với khách hàng
Triển khai hiệu quả Execution là một quá trình gian nan đầy thử thách. Không phải lúc nào tỉ lệ thành công cũng là 100%. Rất nhiều doanh nghiệp lớn từ Sony, Samsung, Nestle,…đều từng có những chiến dịch quảng cáo “đi vào lòng đất”. Bạn có thể thử tìm hiểu thêm trên Google.
6 bước từ kế hoạch đến thực thi
Mỗi bài viết sẽ có một góc nhìn khác nhau. Vì thế, bạn sẽ thấy sách, báo chí và các bài blog có số lượng chia bước thực hiện khác khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng về một kết quả cuối là giúp bạn thành công. Vậy nên bạn cũng không cần quá thắc mắc về số lượng bước thực hiện nhé!
Bước 1: Xác định ai làm gì
Một chiến dịch Execution marketing không thể nào thực hiện với một người duy nhất. Trong một team, leader sẽ phải xác định được các thành viên của mình phù hợp với vị trí nào, công việc nào và giúp các thành viên biết được:
- Công việc cần phải thực hiện hằng ngày là gì
- Có quyền tự chủ trong nhiệm vụ và hiểu nhiệm vụ đó ảnh hưởng như thế nào đến những người khác cũng như chiến dịch.
- Giao việc họ làm tốt nhất và không giao quá nhiều nhiệm vụ vượt khả năng xử lý.
Bạn cũng sẽ cần phải xác định được những vấn đề ví dụ như:
- Chiến dịch của bạn tập trung vào phương tiện nào? Website, mạng xã hội hay offline?
- Cần phải trả tiền cho những thứ gì
- Có phải thực hiện những video cho từng nền tảng riêng biệt như: Tik Tok – ngắn gọn; Youtube – đầy đủ,…
Những điều này nhằm xác định công việc cụ thể để giao cho thành viên. Ví dụ: kỹ năng viết một bài dài 1500 chữ sẽ khác với một mẫu quảng cáo dưới 50 chữ trên Twitter.
Bước 2: Lập kế hoạch
Một kế hoạch hành động sẽ là “la bàn” để tất cả mọi người không bị “lạc trôi” vào thế giới ý tưởng của bản thân và khiến chiến dịch Execution thất bại. Chỉ cần một bản duy nhất để tất cả mọi người cùng hiểu một hướng, giảm thiểu sự sai lệch và tập trung vào dự án.
Một số yếu tố bạn có thể tham khảo:
- Tóm tắt dự án: 1,2 câu cơ bản
- Đối tượng mục tiêu: những đối tượng mà chiến dịch đang nhắm đến
- Vấn đề: dự án này đang giải quyết là gì?
- Mục tiêu: một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cả nhóm không lạc đường
- KPI: dĩ nhiên, KPI là số đo quan trọng để đo lường mức độ thành công và nhiều đánh giá khác.
- Ai/ những ai: là người tham gia và có thể hỗ trợ dự án
- Thời gian: deadline – xác định được thời gian sẽ mang lại lợi thế giúp các thành viên trở nên tập trung hơn.
- Quy trình: một danh sách các bước, các công việc cần thiết để hoàn thành dự án.
- Ngân sách: những tài nguyên vật lý, phần mềm phải mua, tiền ads phải chạy, tiền để đi khảo sát thị trường,…
Bước 3: Ước tính thời gian hoàn thành nhiệm vụ
Mỗi cá nhân sẽ có tính cách và kỹ năng khác nhau. Vì thế, thời gian để hoàn thành một tác vụ giống nhau cũng sẽ khác nhau. Vì thế, việc xác định thời gian hoàn thành một nhiệm vụ đúng thời hạn và có chất lượng sẽ rất quan trọng.
Ví dụ, một bài đăng blog bạn có thể chia thời gian ra để:
- 20 phút để nghiên cứu tổng quan đề tài
- 10 phút lên dàn bài viết
- 60 phút viết bài
- 10 phút thêm các nội dung
- Trong 2 giờ vừa nghiên cứu vừa viết bài
Bước 4: Đưa các công cụ hỗ trợ vào thực hiện chiến dịch
Chúng ta đang ở thời đại số. Vì thế, việc áp dụng các phần mềm miễn phí hoặc trả phí để phục vụ cho công việc tốt hơn không phải là một điều gì đó đáng xấu hổ.
Google Task, Trello, Microsoft To Do List hay những phần mềm quản lý công việc sẽ rất hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp của bạn có sẵn những phần mềm CMS như: Bitrix24, Hubspot hay Salesforce sẽ là lợi thế cho team đấy!
Bạn có thể sử dụng để quản lý tác vụ, theo dõi từng task và quan sát thời gian hết hạn cùng lúc.
Bước 5: Thực thi và theo dõi
Nối tiếp với phần “Đưa các công cụ hỗ trợ vào thực hiện chiến dịch”, bạn có thể sử dụng các công cụ như Bitrix để giao việc, set deadline cho từng tác vụ và giao cho từng thành viên.
Bạn có thể đo lường được mức độ hiệu quả, thời gian hoàn thành lẫn thưởng và phát cho từng tác vụ.
Việc chia nhỏ các tác vụ để thực hiện cũng sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn đấy!
Bước 6: Đo lường hiệu quả hoạt động
Cuối cùng, để đo lường được mức độ hiệu quả của chiến dịch, bạn sẽ có sẵn rất nhiều công cụ và cách để đo lường như:
- Google Marketing Platform: giúp bạn có thể đo lường lượng truy cập vào website của bạn.
- Keywords Everywhere hay Ubersuggest sẽ là những công cụ khá tốt để tìm kiếm từ khóa
- Hubspot cũng có chức năng track theo email và ghi lại xem email bạn gửi khách hàng có mở ra hay không
Một số con số thông dụng khác như:
- Doanh số
- Số lượng khách hàng đã chuyển đổi
- Số lượng người chiến dịch đã tiếp cận
Phương pháp truyền thông là cách hay để đo lường đấy chứ!
Đến đây, có lẽ bạn cũng đã hiểu “Execution là gì?” cũng như những bước để tạo ra một chiến dịch marketing Execution hiệu quả rồi đúng không nào? Có thể, bạn sẽ có những cách hay hơn để thiết lập một chiến dịch vậy đừng ngần ngại chia sẻ với Tino Group để chúng tôi cập nhật bài viết, để cả cộng đồng cùng biết nhé! Tino Group chúc bạn thành công!
Bài viết có tham khảo nội dung từ nhiều nguồn: admicro, masterful-marketing, coschedule,…
Những câu hỏi thường gặp về Execution
Ngân sách cho một chiến dịch Execution bao nhiêu là đủ?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nhóm đối tượng chiến dịch nhắm đến là ai, quy mô của chiến dịch và nhiều yếu tố khác. Bạn nên tìm và tham khảo những người có kinh nghiệm để có câu trả lời tốt nhất có thể nhé!
Những công cụ CRM nào miễn phí để quản lý chiến dịch?
Có rất nhiều công cụ miễn phí để bạn sử dụng đấy! Bạn có thể sử dụng Bitrix24, Hubspot, miễn phí, Salesforces miễn phí thử 14 ngày,…
Có nên triển khai Execution, Idea và Concept riêng lẻ hay không?
Tốt nhất, một chiến dịch nên có cả 3 khái niệm này để đạt hiệu quả tối ưu nhất bạn nhé! Việc tách ra để hiểu có lẽ sẽ ổn với bạn. Nhưng tách ra để thực hiện sẽ khiến chiến dịch của bạn thất bại vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sự liên quan giữa Execution, idea và Concept là gì?
Tino Group lấy ví dụ như sau:
Ý tưởng là bạn quảng cáo cà phê sữa. Nhưng bạn có thể Execution đoạn quảng cáo trở thành tình yêu nam nữ giữa cà phê và sữa để thể hiện sự hòa quyện hoàn hảo,…
Và bạn có thể xem Execution là quá trình triển khai nhưng không khiến câu chuyện không đi lệch khỏi idea và concept.