Sức hút của tiền điện tử trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, hàng loại tiền, hàng trăm sàn giao dịch đã và đang khẳng định vị trí trong lĩnh vực này. Trong bài viết này, TinoHost sẽ giới thiệu đến bạn về Ethereum – một trong những đồng tiền uy tín hàng đầu thế giới nhé!
Giới thiệu về Ethereum
Ethereum là gì?
Ethereum viết tắt ETH là một nền tảng phần mềm mã nguồn mở, phi tập trung và dựa trên các chuỗi khối. Đây là một nền tảng cho phép người dùng sử dụng Hợp đồng thông minh (Smart Contract) và Ứng dụng phi tập trung (dApp) để giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn, ngăn ngừa những hành vi lừa đảo.
Ethereum có nhiều khả năng hơn so với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Đặc biệt, phiên bản ETH 2.0 ra đời với nhiều ưu điểm và phí giao dịch rẻ giúp ETH có một thị trường cực lớn trong thế giới Crypto, ETH có thể triển khai các mã của riêng mình và tương tác với các ứng dụng do người khác tạo. Ethereum có thể khởi chạy tất cả các loại chương trình phức tạp nhờ vào tính linh hoạt của nó.
Ethereum được sử dụng để làm gì?
Nhiều người coi Ethereum như một kho lưu trữ giá trị, tương tự như Bitcoin. Mặt khác, Ethereum có thể lập trình được nhiều hơn, vì vậy có thể làm nhiều việc hơn với Ether. Nó được sử dụng như một thành phần quan trọng cho các ứng dụng phân cấp tài chính, thị trường phân cấp, trao đổi, trò chơi,…
Nguồn gốc của Ethereum
Ý tưởng về Ethereum được nảy ra từ thiên tài người Nga – Vitalik Buterin, anh vô cùng tò mò và thích thú với công nghệ chuỗi khối trước khi trở thành lập trình viên Bitcoin.
Buterin bắt đầu hình dung ra một nền tảng mang lại những ứng dụng tài chính vượt xa Bitcoin, Vào năm 2013, Buterin cho ra mắt cuốn sách mô tả về cái sau này trở thành ETH và chuỗi khối Ethereum.
Vào năm 2014, Buterin cùng đồng sáng lập khác của Ethereum đã triển khai chiến dịch gây quỹ, họ bán đi Ether đổi lấy vốn thực hiện hóa tầm nhìn của họ, tổng vốn gọi được hơn 18 triệu USD.
Kể từ đó, hàng ngàn nhà phát triển đã cùng nhau chung tay góp sức, tạo hiệu ứng tạo hiệu ứng quả cầu tuyết giúp Ethereum phát triển với vị trí thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ xếp sau Bitcoin.
Lợi ích của Ethereum
- Các ứng dụng phi tập trung và DAO được triển khai trong mạng không thể bị bất kỳ bên thứ ba nào kiểm soát.
- Mọi thay đổi được thực hiện trong hệ thống cần phải được sự đồng ý của các nút hệ thống để loại bỏ những hình thức gian lận.
- Vì Ethereum là nền tảng phi tập trung nên không có điểm thất bại nào.
- Bản chất phi tập trung và bảo mật mật mã mạnh mẽ làm cho mạng được bảo vệ khỏi các hoạt hack hay lừa đảo.
Điểm khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin là gì?
Bitcoin và Ethereum tương đối giống nhau vì được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai đồng tiền điện tử này là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của chúng.
Với Ethereum, đồng tiền này được tạo ra để trở thành một nền tảng cho việc phát triển Smart Contract và các dApps .
Còn mục đích sử dụng của Bitcoin là trở thành một loại tiền tệ, một phương thức thanh toán và nơi lưu giữ giá trị.
Trong khi Bitcoin chỉ có thể đào được 21 triệu BTC, còn ETH có thể đào được vô tận.
Ngoài ra, nên tảng Ethereum cũng có những ưu điểm hơn so với Bitcoin như:
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn Bitcoin
- Phí giao dịch rẻ hơn Bitcoin
Phương thức vận hành của Ethereum
Ethereum hoạt động như thế nào?
Ethereum như một nền tảng phần mềm mở hoạt động trên công nghệ Blockchain, được lưu trữ ở nhiều máy tính trên khắp thế giới. Ưu điểm này giúp Ethereum trở nên phi tập trung.
Mỗi máy tính có một bản sao của chuỗi khối và phải có sự thống nhất rộng rãi trước khi có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với mạng.
Chuỗi khối Ethereum tương tự như Bitcoin khi cùng có bản ghi lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, Ethereum cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung. Chúng được lưu trữ trên Blockchain cùng với các bản ghi của các giao dịch.
Điều gì ảnh hưởng đến giá của Ethereum?
Giá của Ethereum bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, Ethereum chịu ảnh hưởng chính bởi các yếu tố sau:
- Quy định: Ethereum hiện không thuộc kiểm soát bởi chính phủ và ngân hàng trung ương. Trong vài năm tới, nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của Ethereum.
- Tiến bộ công nghệ: Tương lai về Blockchain chưa ai biết rõ, những khi được tích hợp vào các lĩnh vực như hệ thống thanh toán và các nền tảng gây quỹ, Blockchain có thể nâng cao hình ảnh và tăng giá trị.
- Tính sẵn có: Không giống như Bitcoin, nguồn cung không giới hạn.Tuy nhiên, các Ether vẫn được thêm vào và mất đi theo thời gian, vì vậy tính khả dụng dễ dao động.
- Truyền thông: Khi các phương tiện truyền thông đưa ra những tin tức tiêu cực, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như tuổi thọ và bảo mật, có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá cả.
Ứng dụng được xây dựng trên Etherreum
Tài chính phi tập trung (DeFi)
Ethereum hiện là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất, bao gồm:
- Stablecoin: Hiểu đơn giản đây là các loại tiền điện tử được thiết kế để giảm thiểu tác động của biến động giá. Tiền điện tử được hỗ trợ bởi tiền tệ (fiat) là loại tiền phổ biến nhất và là loại stablecoin đầu tiên trên thị trường.
- Các loại ví: Các ví lưu trữ tiền điện tử phổ biến như: Coinbase Wallet, Huobi Wallet, MyEtherWallet, Trust Wallet
- Ngoài ra có thể kể đến các ứng dụng khác của Ethereum với DeFi như: Cho vay, đầu tư, Thanh toán, bảo hiểm, thị trường dự đoán,…
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Hình thức trao đổi phi tập trung có thể kể đến như: Mạng ngang hàng (peer-to-peer),… Có một nền tảng giao dịch ngang hàng rất nổi tiếng hiện nay là Binance P2P.
Ứng dụng phi tập trung (dApp)
dApps trên Ethereum là các ứng dụng web được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh. Thay vì sử dụng máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu tập trung, các ứng dụng này sẽ dựa vào blockchain làm phần phụ trợ cho toán học logic và lưu trữ chương trình. Điều này dẫn đến việc ra đời của vô số ứng dụng tiềm năng. Bất kỳ ai cũng có thể tự triển khai một bản sao và tự do kết nối nó với mạng Ethereum công cộng.
Trình duyệt
Một số trình duyệt, ví và tiện ích được hỗ trợ bởi Ethereum như: MetaMask, Status, Brave, Opera, Ethereum Name Service, Civic, Alethio,..
Tìm hiểu về ETH coin
ETH coin là gì?
ETH hay Ether là đồng tiền điện tử chính thức của chuỗi khối Ethereum. Trong nền tảng của Ethereum, ETH đóng vai trò là nhiên liệu để thực thi các hoạt động liên quan đến giao dịch (phí Gas).
Một số thông tin cơ bản về ETH
- Tên: Ethereum.
- Ký hiệu: ETH.
- Blockchain: Ethereum.
- Tiêu chuẩn: ERC-20.
- Loại: Utility.
- Tổng cung: 120.165.596 ETH.
- Cung lưu thông:Lưu trữ ETH ở đâu?
Ví nóng
Ví nóng là ví điện tử được kết nối với Internet theo một cách nào đó. Thông thường, đây sẽ là một ứng dụng dành cho máy tính hoặc thiết bị di động, cho phép kiểm tra số dư trong ví và gửi hoặc nhận mã thông báo.
Vì ví nóng được sử dụng trên phương thức trực tuyến. Do đó, ví nóng có xu hướng dễ bị tấn công hơn, nhưng ngược lại, bạn có thể sử dụng cho việc thanh toán hàng ngày.
Trust Wallet, Coinbase, Blockchain, MyEtherWallet là một điển hình về ví nóng dễ sử dụng và hỗ trợ cho nhiều loại tiền điện tử.
Ví lạnh
Ví lạnh là ví điện tử không tiếp xúc với Internet, vì vậy khả năng bị tấn công ở xác suất thấp hơn. So với ví nóng, ví lạnh thường ít trực quan hơn khi sử dụng.
Ví lạnh có thể bao gồm Hardware Wallets hoặc Paper Wallets, nhưng việc sử dụng Paper Wallets thường không được khuyến khích vì nhiều ý kiến cho rằng chúng đã lỗi thời và xuất hiện nhiều rủi ro khi sử dụng. Những loại ví lạnh phổ biến như: Trezor, Ledger Nano S,..
Ví tiện ích
Metamask là cái tên không còn xa lạ với cộng đồng Ethereum. Đây là một loại ví cài đặt thông qua tiện ích mở rộng trình duyệt web phổ biến như Chrome, Mozilla Firefox, Opera, Brave,.. Ví Metamask cho phép người dùng lưu trữ, gửi, nhận ETH và các token thuộc tiêu chuẩn ERC-20.
Bạn có thể tham khảo bài viết Metamask là gì? để biết cách tạo ví này nhé!
Ví phần mềm trên máy tính
Ví phần mềm trên máy tính là một dạng ví nóng, mặc dù không an toàn như ví lạnh nhưng nếu chọn đúng những nhà cung cấp uy tín, bạn hoàn toàn yên tâm lưu trữ tiền trên đó. Hiện nay có 2 loại ví phần mềm trên máy tính tốt nhất mà bạn nên sử dụng là Jaxx và Exodus, đây đều là 2 nhà cung cấp dịch vụ ví tiền điện tử uy tín nhất thế giới.
Ví sàn giao dịch
Nếu bạn là một người thường xuyên trading coin, việc lưu trữ ETH ngay trên các sàn giao dịch là một lựa chọn phù hợp nhằm tiện lợi hơn khi trading. Tuy nhiên, ví trên sàn giao dịch không an toàn như các loại ví khác nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Cách kiếm và sở hữu ETH
Mua ETH
Cách nhanh và đơn giản nhất để bạn sở hữu ETH là mua chúng trên các sàn giao dịch. Hiện nay, ETH đang được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như: Binance, Remitano, Gate.io, Bitfinex, FTX.US, WhiteBI,..
Đào ETH
Khai thác trên Ethereum không phải là cách an toàn nhất. Sau quá trình chuyển đổi xảy ra, các thờ đào Ethereum có khả năng sẽ hướng thiết bị khai thác của họ sang một mạng khác hoặc bán toàn bộ.
Để tham gia vào việc khai thác Ethereum, bạn sẽ cần đến một phần cứng chuyên dụng, chẳng hạn như GPU hoặc ASIC.
Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc khai thác, có thể bạn sẽ cần đến một giàn khoan khai thác tùy chỉnh và tiếp cận với nguồn điện giá rẻ. Quá trình khai thác Ethereum rất tốn thời gian, đòi hỏi thiết bị phải vận hành lâu. Khả năng tiêu tốn điện năng là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, bạn cần thiết lập ví Ethereum và định cấu hình phần mềm khai thác để sử dụng. Tất cả điều này đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể về thời gian và tiền bạc, vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Lưu ý: Sau khi chuyển sang Ethereum 2.0, người dùng sẽ không thể đào ETH như cách khai thác truyền thống. Thay vào đó, người dùng sẽ cần chuyển sang hình thức stake token để kiếm ETH. Chi tiết sẽ được giải đáp ở phần sau.
Kiếm Ethereum miễn phí
Bạn cũng có thể kiếm các ETH miễn phí bằng cách tham gia các trò chơi hoặc click vào các quảng cáo có hỗ trợ tặng thưởng ETH,…
Đây là một cách đơn giản thường được nhiều người sử dụng trong lúc rảnh rỗi nhưng số ETH kiếm được rất ít.
Đôi nét về Ethereum 2.0
Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0 hay còn được biết đến với tên gọi Serenity là bản nâng cấp đầu tiên của mạng lưới Ethereum Classic Blockchain hiện tại. Sự ra đời của phiên bản này nhằm cải thiện tốc độ, tăng tính hiệu quả cũng như thúc đẩy khả năng mở rộng của thế hệ tiền nhiệm. Điều này giúp các giao dịch được thực hiện trên mạng lưới sẽ diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Bản nâng cấp đầu tiên của Ethereum 2.0 là Beacon Chain, được thực thi vào ngày 1/12/2020. Cốt lỗi của Beacon Chain là cơ chế “native staking” (đặt cược gốc) cho Ethereum. Tính năng này là một cuộc cách mạng lớn đối với mạng lưới khi chuyển đổi mạng sang cơ chế đồng thuận PoS. Đặc biệt, Beacon còn là một blockchain mới, tách biệt hoàn toàn với mạng Ethereum chính.
Giai đoạn tiếp theo của Ethereum 2.0 có tên gọi là The Merge. Bản nâng cấp này ra mắt năm 2022 với sự hợp nhất Beacon Chain với mạng lưới Ethereum chính.
Giai đoạn cuối cùng là. Shard Chains đóng vai trò quan trọng đối với việc mở rộng của Ethereum. Với bản nâng cấp này, các hoạt động sẽ được mở rộng và xử lý trên 64 chain mới thay vì một blockchain duy nhất.
Tại sao Ethereum cần nâng cấp lên phiên bản 2.0?
Ethereum nâng cấp lên phiên bản 2.0 với mục đích khắc phục những nhược điểm ở phiên bản cũ, cụ thể như:
Tốc độ giao dịch chậm: phiên bản ETH gốc chỉ có thể xử lý từ 7 đến 15 giao dịch mỗi giây. Nếu so với những token thế hệ mới, tốc độ xử lý này chưa thực sự đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Thuật toán lỗi thời: ETH gốc sử dụng cơ chế Proof of Work (PoW). Thuật toán này lỗi thời và gây nhiều bất cập trong vấn đề mở rộng mạng lưới cũng như nâng cao khả năng bảo mật.Ethereum 2.0 có gì mới so với Ethereum gốc?
So với Ethereum 1.0 (gốc), Ethereum 2.0 được kỳ vọng có thể khắc phục các hạn chế như: tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng và chi phí hoạt động. Đồng thời, phiên bản này cũng được tăng cường bảo mật và duy trì sự ổn định của mạng lưới.
Thuật toán Proof-of-Stake (PoS)
Trong khi Ethereum gốc sử dụng thuật toán Proof-of-Work (PoW), phiên bản 2.0 sẽ được hỗ trợ bởi Proof-of-Stake.
Đội ngũ phát triển cho rằng đào coin là một quá trình tiêu tốn rất nhiều năng lượng, thời gian và chi phí. Với thuật toán Proof of Stake, tất cả người dùng cần chỉ là một máy chiếc máy tính xách tay cũng có thể stake coin và kiếm lợi nhuận. Điều này làm giúp nhiều người có thêm tiếng nói trong cộng đồng Ethereum.
Bên cạnh đó, khả năng mở rộng cũng là một cải tiến lớn nhất của việc chuyển đổi mô hình từ Proof of Work sang Proof of Stake. Ethereum từng là một dự án tiềm năng. Tuy nhiên, mạng lưới này ngày càng thụt lùi khi các dự án mới xuất hiện có thể giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng. Sự thay đổi bước ngoặc này sẽ là tiền đề để ETH mở rộng quy mô nhanh hơn lên đến 50 lần.
Sharding
Ethereum 2.0 chia các Blockchain thành nhiều shards khác nhau (Multiple Blockchains). Nhờ vậy, các hoạt động sẽ được xử lý một cách hiệu quả vì các Validators (nhà xác thực) sẽ duy trì thông tin cho mỗi Shard của riêng họ.
Bên cạnh đó, Sharding cũng tạo ra sự “xáo trộn” giữa các Shards nhằm tránh thực trạng thao túng và tăng cường bảo mật. Tính năng này sẽ kết nối các Shards qua giai đoạn Beacon Chains.
Lợi ích của Ethereum 2.0 đối với người dùng và các dự án
Bước tiến mới của Ethereum mang lại sự thay đổi tích cực cho các chủ sở hữu đồng ETH. Ethereum 2.0 có sự thay đổi về cấu trúc phí. Vì vậy, thay vì phải trả những khoản phí đắt đỏ như phiên bản Ethereum gốc, người dùng chỉ cần trả một lượng ít token. Ngoài ra, những người sở hữu đủ số lượng ETH (32 ETH) có thể stake token của mình để trở thành Validators.
Mặt khác, các ứng dụng đã tồn tại trên mạng lưới Ethereum gốc cũng được phép chuyển sang Ethereum 2.0 mà không bị mất dữ liệu giao dịch. Ethereum 2.0 sử dụng cơ chế PoS để mang lại những lợi ích đáng kể cho hoạt động stake token của người dùng. Điều này khiến cho hệ thống khai thác coin truyền thống trở nên lỗi thời. Vì vậy, nếu muốn mint block để nhận phần thưởng và phí giao dịch, miners cần phải chuyển sang cơ chế stake.
Những bước tiến vượt bậc góp phần khẳng định Ethereum là một đồng tiền mã hóa hội tụ đủ các yếu tố về uy tín, tiện ích và độ an toàn để bạn có thể đặt niềm tin vào lựa chọn của mình. Hy vọng với những thông tin mà TinoHost mang lại sẽ giúp bạn phần nào đó hiểu rõ hơn về Ethereum. Chúc bạn luôn sáng suốt và gặp nhiều may mắn trong quá trình đầu tư.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Một số câu hỏi thường gặp về Ethereum
Các giao dịch trên Ethereum có tính riêng tư không?
Không. Tất cả giao dịch thực hiện được thêm vào chuỗi khối đều hiển thị công khai. Mặc dù tên thật không có trên địa chỉ Ethereum của bạn, nhưng một người có thể quan sát và kết nối với thông tin của bạn thông qua các phương pháp khác
Giao dịch được ghi lại ở đâu?
Nếu trang mạng cấp phép được sử dụng thì các bản ghi được lưu trữ trong một sổ cái riêng với một số thông tin nhất định có sẵn cho công chúng.
Có thể theo dõi để nhận thông báo mới nhất về Ethereum ở đâu?
Bạn có thể theo dõi và nhận thông báo mới nhất về nền tảng Ethereum tại các kênh về tin tức crypto như:
- Website: https://www.ethereum.org/
- Twitter: https://twitter.com/ethereum
- Facebook: https://www.facebook.com/240704689444565
- Discord: https://discord.com/invite/CetY6Y4
- Forum: https://forum.ethereum.org/
Giá hiện tại của ETH là bao nhiêu?
Theo trang Coingecko, giá hiện tại của 1 đồng ETH là 2.847,25 USD, có vốn hóa thị trường 341.918.649.705 USD và xếp hạng #2 (sau Bitcoin). Bạn có thể cập nhật giá của đồng coin này tại: https://www.coingecko.com/vi/ty_gia/ethereum
Dự kiến khi nào Ethereum 2.0 hoàn tất?
Giai đoạn hoàn tất Ethereum 2.0 vào năm 2023 và hoàn thiện hơn vào năm 2024.
Có bị mất ETH khi chuyển sang Ethereum 2.0 không?
Nếu đang sở hữu đồng ETH gốc, bạn đừng lo lắng mình sẽ mất trắng toàn bộ số tiền. Vì sự nâng cấp này thực chất không ảnh hưởng đến giá trị của các đồng coin bạn đang sở hữu.
Tuy nhiên, dự kiến tỷ lệ lạm phát sẽ giảm từ 4,8% xuống còn 0 – 1% sau khi cập nhật lên phiên bản 2.0.