Ethereum 2.0 là gì? Ethereum 2.0 có những gì nổi bật hơn phiên bản trước? Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra khi cụm từ “Ethereum 2.0” xuất hiện trên thị trường. Hãy cùng Tino Group tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
Giới thiệu tổng quan về Ethereum 2.0
Ethereum 2.0 là gì?
Khi chính thức ra mắt vào năm 2015, Ethereum đã chia sẻ về lộ trình phát triển của mình trong tương là sẽ trải qua 4 giai đoạn trước khi dần trở nên hoàn thiện và được áp dụng đại trà. Bốn giai đoạn đó là:
- Giai đoạn 1: Frontier (tháng 7 năm 2015)
- Giai đoạn 2: Homestead (tháng 3 năm 2016)
- Giai đoạn 3: Metropolis bao gồm 2 lần nâng cấp nhỏ là Byzantium (tháng 10 năm 2017) và Constantinople (tháng 2 năm 2019)
- Giai đoạn 4: Serenity và cũng tên là giai đoạn Ethereum 2.0 xuất hiện.
Theo đó, nói dễ hiểu giai đoạn 1, 2, 3 được gọi là phiên bản Ethereum 1.0 và phiên bản cập nhật kế tiếp Ethereum 2.0 sẽ chính là giai đoạn 4 trong lộ trình phát triển ở trên.
Theo lời của Consensys, Ethereum 2.0 là phiên bản nâng cấp tiếp theo của Ethereum và sẽ được phát hành theo nhiều “Giai đoạn” bắt đầu từ năm 2020. Giai đoạn đầu tiên sẽ là Giai đoạn 0 và mỗi giai đoạn sẽ có những cải thiện về chức năng và hiệu suất của Ethereum theo từng cách khác nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Ethereum 1.0 và Ethereum 2.0 nằm ở cơ chế đồng thuận. Thuận toán này sẽ chuyển từ Proof of Work sang Proof of Stake (vốn dĩ đây là bài toán nan giải của mạng lưới Ethereum). Bởi lẽ Ethereum phát triển quá nhanh và bất kỳ sự thay đổi cơ chế nào cũng có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều bên.
Tại sao Ethereum cần nâng cấp lên phiên bản 2.0?
Ethereum(ETH) cần nâng cấp lên phiên bản 2.0 nhằm khắc phục những nhược điểm ở phiên bản cũ, cụ thể như:
- Tốc độ giao dịch chậm: phiên bản ETH 1.0 chỉ có thể xử lý từ 7 đến 15 giao dịch trên một giây. Nếu so với những token thế hệ mới như TRON hay EOS, tốc độ xử lý này chưa thực sự đạt được hiệu quả như kỳ vọng/
- Thuật toán lỗi thời: ETH 1.0 sử dụng cơ chế bằng chứng công việc Proof of Work (PoW). Thuật toán này đã cũ và gây nhiều bất cập trong vấn đề mở rộng mạng lưới cũng như nâng cao bảo mật.
Đội ngũ phát triển dự án còn cho rằng đào coin là một quá trình dài tiêu tốn hàng tấn năng lượng, sức lực và khá tốn kém. Tuy nhiên, với thuật toán đồng thuận Proof of Stake, tất cả người dùng cần chỉ là một máy chiếc máy tính xách tay hoặc máy tính bàn để dùng stake coin. Điều này làm gia tăng cơ hội đối với việc tham gia vào quá trình đồng thuận và giúp nhiều người có thêm tiếng nói trong cộng đồng Ethereum.
Ngoài ra, khả năng mở rộng mới chính là cải tiến lớn nhất của việc chuyển đổi mô hình từ Proof of Stake sang Proof of Work. Hiện tại, rất nhiều dự án đã có thể mở rộng dễ dàng là do đang sử dụng thuật toán Proof of Stake. Ethereum đã từng là một dự án vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, dự án này đã bị bỏ lại phía sau khi các dự án mới xuất hiện có thể giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng. Sự thay đổi này sẽ làm tiền đề để ETH mở rộng quy mô nhanh hơn lên đến 50 lần.
Đồng thời, một trong những sự thay đổi quan trọng nhất đối với bản cập nhật này là các tính năng về bảo mật quyền riêng tư. Quyền riêng tư là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các dự án tiền điện tử. Đây cũng chính là yếu tố bạn không khó lòng tìm thấy ở Bitcoin. Quyền riêng tư này sẽ cho phép mọi người thực hiện giao dịch một cách ẩn danh và do đó cải thiện tỷ lệ sử dụng Ethereum.
Lộ trình phát triển Ethereum 2.0
Tất cả công việc phát triển ETH 2.0 đều là các mã nguồn mở và được rất nhiều nhóm phát triển phối hợp triển khai, sẽ trải qua một số giai đoạn như sau.
Giai đoạn 0: Beacon Chain
Beacon Chain là một blockchain hoàn toàn mới nằm trong lõi của Ethereum. Chain này dùng để cung cấp sự đồng thuận cho tất cả các chuỗi phân đoạn (shardchain). Trên mỗi chuỗi phân đoạn, trình xác thực sẽ tạo ra các khối giao dịch và báo cáo sự kiện này đến Beacon Chain. Thông tin đó về sau sẽ được công khai cho tất cả các shard khác để tiếp tục duy trì sự đồng thuận trong toàn mạng lưới.
Beacon Chain là giai đoạn đầu tiên của quá trình nâng cấp lên ETH 2.0. Giai đoạn này chịu trách nhiệm cho quá trình xác thực và điều phối số ETH đã stake của người dùng. Đây là nền tảng cho việc phát triển của ETH 2.0 cũng như nền móng cho các shardchain.
Khi Beacon Chain bắt đầu hoạt động, bạn đã có thể stake ETH của mình. Tuy nhiên, stake trong Giai đoạn 0 chỉ là giao dịch một chiều. Bạn sẽ không thể rút ETH đã stake của mình ra cho đến khi chuỗi hiện tại trở thành một phân đoạn (shard) trong ETH 2.0 ở Giai đoạn 1.5. Stake ở Giai đoạn 0 sẽ được xử lý bởi dựa trên một hợp đồng thông minh trên mainnet của Ethereum.
Giai đoạn 1: Shard Chain
Shard chain (chuỗi phân đoạn) cũng tương tự như các chuỗi khối song song trên Ethereum và đảm nhận các chức năng khác nhau của mạng lưới. Những chuỗi phân đoạn này sẽ biến Ethereum thành một “siêu xa lộ” với rất nhiều chuỗi khối được kết nối lại với nhau.
Giai đoạn 1 bắt đầu khi mạng lưới tiến hành triển khai các shard chain. Đây là các chuỗi được ủy quyền một phần dữ liệu tài khoản vào giao dịch của Ethereum. Giai đoạn này, người đào sẽ là những người xác nhận (hay còn gọi là những người stake ETH) và tạo ra các khối thay vì các thợ đào như hiện tại.
Giai đoạn 1.5: Mainnet phát triển thành phân đoạn
Khi đến Giai đoạn 1.5, Ethereum sẽ tiếp tục duy trì thuật toán Proof of Work. Các giao dịch sẽ tiếp tục được xử lý bởi các thợ đào. Nhưng trong Giai đoạn 1.5, mainnet sẽ phát triển thành phân đoạn và chuyển sang Proof of Stake.
Giai đoạn 2: Các phân đoạn hoàn chỉnh
Trong Giai đoạn 2, các phân đoạn (shard) đã trở thành các chuỗi có đầy đủ chức năng. Các phân đoạn lúc này cũng đã tương thích với các hợp đồng thông minh và có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn. Thậm chí, các nhà phát triển còn có thể thiết kế các phân đoạn theo ý của họ.
Những tác động của Ethereum 2.0
Có thể xem Ethereum 2.0 như là một cuộc cách mạng tiền điện tử lớn cũng như chứa đựng ý nghĩa quan trọng đối với mạng lưới này. Do đó, mọi động thái dù là nhỏ nhặt nhất cũng luôn nhận được rất nhiều sự chú ý từ thị trường.
Khan hiếm lượng ETH
Gần như chắc chắn là khi ra mắt ETH 2.0, lượng ETH lưu thông trên thị trường sẽ trở nên khan hiếm hơn. Ít nhất đến tính đến năm 2024, đã có hơn khoảng 700.000 ETH bị khóa lại cho đến hết giai đoạn 1 trong năm nay. Chưa kể việc cơ chế PoS khi đi vào hoạt động sẽ làm cho số lượng ETH mang đi staking tăng trưởng nhiều hơn. Do đó, vô tình nguồn cung ETH trên thị trường sẽ bị giảm đáng kể.
Khiến thị trường hưng phấn hơn
Nguồn cung giảm trong khi nhu cầu vẫn tăng sẽ dẫn đến giá cả tăng theo. Trường hợp của đồng ETH được xem là một ví dụ điển hình. Giá trị của đồng ETH đã tăng lên đáng kể khi gần đến hạn chót staking. Lúc này, tâm lý FOMO bắt đầu xuất hiện.
Tăng khả năng ứng dụng vào thực tiễn
ETH 2.0 ra đời nhằm mục đích có thể mở rộng mạng lưới Ethereum để đáp ứng với nhịp độ phát triển hiện tại. Do đó, Ethereum 2.0 sẽ ngày càng thu hút được nhiều nhà phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, ETH 2.0 cũng được dự báo là sẽ cần khoản hơn một năm nữa để tương đối hoàn thiện. Những tác động mà phiên bản 2.0 tạo ra cũng sẽ diễn ra từ từ.
Hơn nữa, việc nâng cấp phiên bản của các nhà phát triển giữa hai thế hệ này với nhau cũng cần thời gian. Nếu như mọi thứ đúng với lộ trình, ứng dụng của ETH 2.0 vào thực tiễn sẽ càng trở nên phổ biến hơn trước kia.
Việc ETH 2.0 ra đời đã khiến cho mọi thứ dường như đảo lộn hoàn toàn. Mạng lưới không còn hoạt động giống như những gì đã và đang duy trì trong nhiều năm qua. Thế nhưng nhìn chung, những thay đổi lần này góp phần tác động tích cực đến những nhà đầu tư đang nắm giữ đồng tiền này.
Trên đây là các chia sẻ về Ethereum 2.0 cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Và nếu yêu thích, hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức thú vị đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ethereum hard fork là gì?
Hard fork là thuật ngữ dùng để chỉ việc thay đổi các quy tắc hoạt động của blockchain sau một thời gian dài vận hành của các blockchain này.
Tỷ lệ lạm phát của Ethereum có gì thay đổi?
Dự kiến tỷ lệ lạm phát sẽ giảm từ 4,8% xuống còn 0 – 1% khi cập nhật lên phiên bản 2.0.
Đến phase 1 trong quá trình nâng cấp, Ethereum sẽ có bao nhiêu chuỗi phân đoạn mới?
Sẽ có khoảng 64 chuỗi phân đoạn mới sau khi đến với phase 1.
Dự kiến khi nào Ethereum 2.0 hoàn tất?
Dự kiến giai đoạn hoàn tất sẽ rơi vào khoảng năm nay và hoàn thiện hơn vào năm 2024.