E commerce đang dần trở nên quan trọng đối với thị trường cả trong nước và quốc tế khi đã mở ra một kỷ nguyên mới, nơi người dùng có thể mua sản phẩm ở một quốc gia khác mà không cần biết mặt người bán. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ E commerce là gì, ưu và nhược điểm của E commerce. Do đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về E commerce
E commerce là gì?
E commerce là viết tắt của electronic commerce hay thương mại điện tử. Đây là một hoạt động trực tuyến liên quan đến việc mua, bán các sản phẩm và dịch vụ. Nói một cách khác, thương mại điện tử là một hình thức/ quá trình thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Nếu bạn biết đến các thương hiệu như: Tiki, Lazada, Shopee Amazon, Ebay, Alibaba,… những thương hiệu này đều là các sàn thương mại điện tử đấy!
Có thể bạn chưa biết, bạn đã từng tiếp xúc với thương mại điện tử khi:
- Mua hàng qua một website nào đó
- Đặt vé phim/ nhạc/ vé máy bay online qua ứng dụng hoặc website
- …
Dĩ nhiên, E commerce không chỉ có mặt trên các thiết bị để bàn mà còn có mặt trên thiết bị di động của bạn nữa đấy! Với sự ảnh hưởng và sự can thiệp của thiết bị di động vào cuộc sống, các doanh nghiệp như Shopee nhắm trực tiếp vào nhóm người dùng này và có được thành công như hiện tại.
Sự phát triển của E commerce
Trích số liệu từ bài viết của báo Tuổi Trẻ, trong năm 2024, chúng ta có những con số tăng trưởng thực sự ấn tượng tại Việt Nam như:
- 49% người dùng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến
- Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của người dùng giảm từ từ 60% năm 2020 xuống còn 42% trong năm 2024.
- Theo Fibre2fashion, đến 2026, tổng giá trị hàng hoá thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đặt 56 tỷ đô la, gấp 4,5 lần năm 2024.
Ưu điểm và nhược điểm của E commerce
Để biết bạn có phù hợp để tham gia vào E commerce hay không, chúng ta sẽ tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của E commerce như thế nào nhé!
Ưu điểm của E commerce
- Xóa bỏ rào cản địa lý, giúp người mua và người bạn có thể gặp nhau mà không có quá nhiều trở ngại như xưa.
- Giảm các chi phí giao dịch xuống mức tối thiểu. Thay vì phải chi các khoản chi phí cho việc duy trì cửa hàng, với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể đầu tư khoản chi phí đó vào việc khác có thể sinh lợi.
- Với sự phát triển nhanh chóng và các doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử đều đang cạnh tranh để có được khách hàng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận dịch vụ tốt hơn.
- Doanh nghiệp và khách hàng có thể liên lạc trực tiếp mà không cần trung gian nào. Điều này vừa giúp giảm chi phí trung gian, vừa giúp khách hàng cảm giác gần gũi với doanh nghiệp/ thương hiệu hơn.
- Với E commerce, người dùng có thể mua sắm 24/7/365 mà không bị giới hạn thời gian làm việc như cửa hàng offline.
Nhược điểm của E commerce
Bất kỳ thứ gì đều có những ưu – nhược điểm riêng. Và E commerce cũng thế. Một số nhược điểm bạn nên lưu ý khi dự định tham gia vào E commerce như:
- Chi phí để phát triển nền tảng E commerce là rất lớn! Đối với một website có dung lượng dưới 10 ngàn người, lượng công việc vận hành không quá phức tạp. Tuy nhiên, đối với một ứng dụng/ website có đến hàng triệu, hàng chục triệu hay chỉ hàng trăm ngàn người sử dụng cùng lúc, vận hành sẽ là một lượng công việc khổng lồ.
- Tỷ lệ thất bại của E commerce rất cao. Đơn cử, bạn có thể lướt xem các website thương mại điện tử của các tỉnh (một số nhà bán lẻ Tino Group không tiện nêu tên) nhưng lượng truy cập và lượt mua chỉ tính trên đầu ngón tay.
- An toàn thông tin cũng là một điều rất đáng quan tâm trong thương mại điện tử.
- Ngoài ra, chúng ta còn có rất nhiều vấn đề vẫn đang xảy ra và rất đáng quan tâm như:
- Tráo hàng, hàng hoá không như giới thiệu
- Đánh cắp thông tin
- An toàn khi thanh toán
- Dịch vụ vận chuyển
- Trách nhiệm của các bên khi mất hàng, thanh toán hoặc những sự nhầm lẫn,..
Những loại hình E commerce và ví dụ
Một câu hỏi được đặt ra là: Có bao nhiêu loại hình E commerce?
Về cơ bản, chúng ta sẽ có 6 loại hình chính bao gồm:
- Doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business-to-consumer – B2C)
- Doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business-to-business – B2B)
- Người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer-to-consumer – C2C)
- Người tiêu dùng với doanh nghiệp (Consumer-to-business – C2B)
- Doanh nghiệp với quản trị (Business-to-administration – B2A)
- Người tiêu dùng với hành chính (Consumer-to-administration – C2A)
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng loại hình và ví dụ của chúng nhé!
Doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business-to-consumer – B2C)
B2C là loại hình E commerce phổ biến nhất trên thế giới. Nơi doanh nghiệp xây dựng các kênh bán hàng online để người dùng mua trên nền tảng của mình.
Ví dụ điển hình là: Zara, Adidas, Fahasa,…
Doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business-to-business – B2B)
B2B sẽ diễn ra đối với các doanh nghiệp bán hàng hoá thô hoặc các bộ phận thông qua E commerce đến với các doanh nghiệp khác. Sau đó, họ sẽ phát triển các sản phẩm cho riêng họ.
Ví dụ: một trong những nền tảng nổi tiếng nhất với B2B chính là Alibaba.
Người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer-to-consumer – C2C)
C2C là một hình thức khi người tiêu dùng các nhân bán hàng cho người tiêu dùng khác. Có thể, bạn đã từng thử mua lại hàng “second hand” thông qua các nhóm Facebook chẳng hạn.
Ví dụ: Chợ Tốt, các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee đều có hỗ trợ cho các nhà bán cá nhân.
Người tiêu dùng với doanh nghiệp (Consumer-to-business – C2B)
C2B nghe qua có vẻ lạ đúng không nào? Tuy nhiên, có thể đây là một loại hình bạn đã từng biết hoặc từng thực hiện rồi đấy. Đây là hình thức cá nhân thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.
Ví dụ: bạn làm freelance cho một doanh nghiệp nào đó, một ví dụ khác như người nông dân bán hàng cho thương lái thông qua kênh trực tuyến (dù hơi khó xảy ra).
Doanh nghiệp với đơn vị hành chính (Business-to-administration – B2A)
B2A nghe cũng có vẻ xa lạ. Nhưng không đâu, nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện việc nộp thuế hoặc các báo cáo, tài liệu qua cổng dịch vụ công Quốc Gia, doanh nghiệp của bạn đang thực hiện một giao dịch B2A đấy.
Cá nhân với đơn vị hành chính (Consumer-to-administration – C2A)
C2A tương tự với B2A, nhưng đối tượng thực hiện là cá nhân với các đơn vị hành chính trực tuyến, những việc như: tài liệu pháp lý, nộp thuế, đăng ký thị thực,…
Vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thế giới vô cùng rộng lớn của E commerce rồi đấy! Có thể, bạn sẽ khá bất ngờ khi nghĩ E commerce chỉ là mua sắm trực tuyến đơn thuần. Nhưng thực sự, để có thể mua 1 món hàng, bạn sẽ qua rất nhiều khâu khác nhau và những sàn thương mại điện tử cũng sẽ nhắm đến rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Bật mí 6 mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Vì thế, Tino Group chúc bạn sẽ có thể chọn đúng loại hình kinh doanh, đúng phân khúc, đúng thị phần và đúng đối tượng khách hàng để có được lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp!
Bài viết có tham khảo nội dung từ: shopify, indeed, salesforce,…
FAQs về E commerce
Vì sao E commerce lại quan trọng?
E commerce là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Cùng với đó, nhà bán hàng có thể tiếp cận cùng lúc với hàng ngàn khách hàng mà không cần phải tốn quá nhiều tiền.
Chỉ với một số tiền, một mặt bằng để chứa hàng và kỹ năng marketing, bất cứ ai cũng có thể bán hàng online (nhưng thành công hay không sẽ do bạn quyết định).
Những công việc liên quan đến E commerce nhưng không bán hàng là những việc gì?
Nếu bạn không giỏi kinh doanh nhưng vẫn muốn tham gia vào E commerce, sẽ có rất nhiều vị trí có thể tham gia như:
- Phát triển website
- Quản lý dự án E commerce
- Dịch vụ khách hàng
- Chuyên gia SEO
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Thiết kế website
- Marketing
- Chăm sóc khách hàng
Những phương án bảo mật nào cần thực hiện trong E commerce?
Với E commerce, nhà bán, nền tảng và các bên liên quan sẽ cần phải thực hiện rất nhiều phương án bảo mật khác nhau để đảm bảo thông tin cho khách hàng như:
- Mã hoá
- Tính toàn vẹn: thông tin truyền đi không bị thay đổi
- Tính khả dụng: người dùng có thể xem thông tin khi cần thiết
- Tính xác thực: xác thực hành động đó do người dùng thực hiện
- Không thể từ chối: khi người dùng gửi tin nhắn, họ không thể từ chối rằng họ không thực hiện việc đó.
- Khả năng kiểm toán: có thể kiểm toán được dữ liệu
Ngoài ra, sẽ còn rất nhiều những yêu cầu khác tùy thuộc vào doanh nghiệp và chính sách của Quốc Gia họ kinh doanh.
Có thể kết hợp E commerce với loại hình kinh doanh khác hay không?
Có. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp E commerce với bán lẻ thông thường và thực hiện việc chuyển đổi giữa 2 phương án này để đảm bảo lợi nhuận khi kinh doanh.