Đường Macd – một trong những cách phân tích kỹ thuật được rất nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
Đôi nét về đường Macd
Đường Macd là gì?
Macd là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Moving Average Convergence Divergence”, tạm dịch: Đường trung bình hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo Momentum và theo xu hướng. Đường Macd được các Trader ưu ái sử dụng để nhận biết dấu hiệu của một xu hướng mới và xem xét xu hướng này tăng hay giảm.
Vào năm 1979, đường Macd còn là một chỉ báo có độ trễ (Lagging Indicator) được phát triển bởi Gerald Appel. Tuy nhiên so với MA – đường trung bình động, đường Macd có thể đánh giá là một công cụ lọc tín hiệu tốt.
Đường Macd thể hiện các điều sau:
- Xác định độ mạnh của xu hướng
- Tín hiệu mua bán cổ phiếu trên thị trường
- Macd còn được nhà đầu tư xem là đường đánh giá tài sản (cổ phiếu, Coin, Forex,…) có mua quá nhiều hay bán quá nhiều không
Cấu tạo của đường Macd
Đường Macd có cấu tạo khá phức tạp với 4 phần như sau:
- Đường Macd: đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh
- Đường tín hiệu (Signal Line – đường màu cam): đường chậm
- Biểu đồ Histogram: hình biểu đồ thanh, biểu đồ Histogram = Đường Macd – Đường Signal
- Đường Zero: đường này sử dụng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường Macd với đường tín hiệu.
- Các đường Macd, đường Signal và biểu đồ Histogram đều chạy quanh đường Zero (trụ mốc số 0).
Công thức tính đường Macd
Đường Macd có công thức tính cụ thể: Đường Macd = EMA (12) – EMA (26)
Trong đó:
- EMA (12), EMA (26): đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày
- Đường EMA (9): đường tín hiệu của MACD (Signal Line)
- Đường biểu đồ Macd: đường Macd
Những cách giao dịch với chỉ số Macd hiệu quả nhất
Như đã đề cập ở trên, cấu tạo của Macd phức tạp nên hướng giao dịch với chỉ số Macd sẽ tùy biến và được phụ thuộc vào mỗi Trader. Một số Trader họ thường áp dụng tính chất phân kỳ và hội tụ, kết hợp cùng các chỉ báo khác để giao dịch. Đây được xem là cách giao dịch phổ biến nhất.
Tuy nhiên, đường Macd ẩn chứa khá nhiều tinh hoa, nếu không hiểu rõ bạn sẽ rất dễ bỏ lỡ chúng. Đối với Macd sẽ được tóm gọn hai hướng giao dịch chính như sau:
Sử dụng duy nhất chỉ báo Macd giao dịch
Giao dịch khi đường Macd và đường Signal cắt nhau
Đường Signal được tạo ra từ chính đường Macd, điều này sẽ dẫn đến hai trường hợp:
- Đường Macd song hành cùng đường Signal
- Đường Macd sẽ cắt đường Signal
Ở trường hợp đường Macd cắt đường Signal là một trong những phương thức giao dịch cùng Macd đơn giản nhất. giá cả sẽ bị đảo chiều thực sự khi đường Macd cắt đường Signal từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Điều này thể hiện rằng:
- Khi đường Macd đi từ dưới lên và giao cắt đường Signal trên đường Zero, dấu hiệu của thị trường đang tăng giá => BUY
- Khi đường Macd giao cắt đường Signal và đi từ trên xuống dưới đường Zero, dấu hiệu của thị trường đang giảm giá => SELL
Hơn nữa, giao dịch Forex không đơn giản như chúng ta nghĩ. Do đó nếu bạn áp dụng cách này mà không xác định rõ xu hướng, chỉ căn cứ vào việc hai đường giao cắt nhau để vào lệnh thì có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Giao dịch Macd kết hợp đa khung thời gian
Cách giao dịch này được xem là khá an toàn, giảm thiểu rủi ro so với cách thức trên đây. Bởi vì khi bạn xác định xu hướng rõ ràng thì khi giao dịch chỉ cần căn cứ theo đúng dòng chảy của thị trường, hoặc dựa trên các đường giao cắt trong một vài trường hợp có thể mang lại hiệu quả khá cao.
Ở giao dịch Macd kết hợp đa khung thời gian có nguyên tắc chung là: bạn cần xác định xu hướng ở khung lớn trước, tiếp đến căn cứ vào các khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh. Đối với các Trader, khung phổ biến để xác định xu hướng luôn đi theo hướng từ cao xuống thấp và thường là khung D1.
Việc xác định xu hướng kết hợp đa khung thời gian đơn giản nhất là vận dụng lý thuyết Dow. Cụ thể là với một xu hướng tăng sẽ luôn tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, còn đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, với xu thế giảm sẽ tạo ra các đỉnh và các đáy thấp hơn.
Khi bạn xác định được xu hướng, tiếp theo là tìm kiếm điểm vào lệnh ở các khung nhỏ hơn có thể là H4 hoặc H1 theo công thức như sau:
- Xu hướng tăng ở D1: tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá giảm và điều chỉnh đồng thời đường Macd cắt đường Signal đi từ dưới lên.
- Xu hướng giảm ở D1: tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá hồi lại, đồng thời đường Macd cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống
Giao dịch Macd với hội tụ và phân kỳ
Ở trường hợp này, nếu bạn chỉ sử dụng duy nhất chỉ báo Macd thì bạn nên phối hợp cùng 3 yếu tố như sau:
- Xác định rõ ràng xu hướng hiện tại đang tăng hay giảm ở các khung lớn
- Ở khung nhỏ, giá bắt đầu tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ
- Các trụ Histogram bắt đầu chuyển dịch từ âm sang dương, hoặc ngược lại.
Như vậy, xu hướng của cặp tiền EURCAD đang là xu hướng tăng nhưng sau đó giá thì không thể tạo ra đỉnh cao hơn. Khi đó, nếu bạn đối chiếu xuống khung nhỏ như khung H4, bạn sẽ thấy được 1 phân kỳ tạo ra. Và ngay tại điểm phân kỳ, trụ Histogram cũng bắt đầu đổi từ dương sang âm, khi đó giá có thể sẽ giảm.
Trên thực tế, bạn chỉ sử dụng 1 chỉ báo Macd duy nhất, bạn có thể kế hợp cùng nhiều tín hiệu lại vẫn cho ra kết quả tốt. Điều quan trọng là bạn có nhìn ra được điều này trong quá trình giao dịch hay không.
Kết hợp Macd với các chỉ báo, mô hình nến đảo chiều
Kết hợp đường Macd cùng với mô hình nến đảo chiều
Đối với đường Macd khi kết hợp cùng mô hình nến đảo chiều có thể xem là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Ở đây, bạn sẽ kết hợp theo dạng kép, phân kỳ và hội tụ
cho thấy một trong hai phe có thể không còn muốn đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp nữa. Bên cạnh đó, khi thời điểm xuất hiện các cây nến báo hiệu đảo chiều, bạn nên nắm cơ hội tốt để vào lệnh.
Kết hợp Macd cùng các chỉ báo khác
Stochtactic
Cách thức này là sự kết hợp cùng lúc 2 chỉ báo động lượng lại với nhau. Hơn nữa Stochstactic được sử dụng để so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá của nó trong khoảng thời gian nhất định. Khi đó, Macd được hình thành từ hai đường trung bình động để tạo ra phân kỳ và hội tụ sẽ giúp các Trader vừa xác định được đà giá vừa tìm được thời điểm giá đảo chiều có thể diễn ra.
Bollinger Band
Tín hiệu mua diễn ra khi:
- Dải Bollinger co lại => thị trường biến động thấp
- Khi đó, bạn chờ giá chạm dải trên của dải Bollinger, đồng thời Histogram nằm trên đường Zero nhưng lại dưới cả hai đường EMA nhanh và EMA chậm.
- Bạn sẽ đặt lệnh mua vào lúc xu hướng tăng mạnh mẽ
Tín hiệu bán diễn ra khi:
- Chờ đợi khi dải Bollinger thu hẹp lại
- Tiếp đó, chờ đợi khi giá chạm dải dưới của dải Bollinger, đồng thời Histogram nằm dưới đường Zero nhưng nằm trên hai đường EMA nhanh và EMA chậm
- Bạn sẽ đặt lệnh bán vào lúc xu hướng giảm mạnh.
RSI
Để chắc chắn tín hiệu mua và bán, bạn nên kết hợp thêm chỉ báo RSI. Quan sát hình bên dưới đây, bạn có thể nhận thấy đường Macd cắt xuống dưới đường Signal => tín hiệu bán. Ngay lúc này, đường RSI đang chạm vào vùng quá mua => tín hiệu bán khác.
Tương tự đó, khi đường Macd cắt lên đường Signal, RSI cũng chạm vào vùng quá bán => tín hiệu để bạn vào lệnh mua.
Tất tần tật trên đây là những thông tin về đường Macd cũng như cách thức giao dịch của Macd. Chúc bạn may mắn và có những giao dịch thật thành công nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
FAQs về đường Macd
Điểm khác biệt giữa Macd và EMA là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đường Macd và đường EMA chính là EMA mượt mà hơn nhiều. Bởi vì dữ liệu dùng để tính toán EMA được xem là triệt tiêu hoặc phân rã theo dạng cấp số nhân các dữ liệu thuộc quá khứ. Do đó, đường EMA sẽ sát với mức giá thực tế. Chỉ báo Macd sẽ sử dụng EMA với chu kỳ 26 làm công thức tính toán thay vì SMA. Chính vì bám sát đường giá nên công thức của Macd thể hiện rõ 2 điều: xu hướng và động lương.
Có nên sử dụng đường Macd trong giao dịch?
Đường Macd được xem là công cụ hữu ích trong phân tích động lượng về xu hướng giá. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, người dùng cần có sự am hiểu nhất định và kết hợp cùng các chỉ báo tương thích, phù hợp với hoàn cảnh để đạt được thành công mong muốn.
Làm sao để dùng Macd trong giao dịch Forex?
- Chặn đứng tổn thất (Stop loss) trong những giao dịch Macd
- Lấy lợi nhuận trên những giao dịch của Macd:
- Thời điểm tốt nhất để sử dụng Macd
Khi sử dụng đường Macd cần lưu ý điều gì?
- Zero Crossover: là khi đường Macd giao với đường trục ngang. Thời điểm hình vuông xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu nhằm xem xét để mua bán cổ phiếu đạt lợi nhuận
- Lưu ý về thời gian: Bạn nên xem xét về trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn để phát huy hiệu quả.
- Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất: nhà đầu tư thường lỗ vì cứ nghĩ rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua/bán nhưng đôi khi tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thua lỗ