Bạn đang đau đầu để tìm những mẫu giấy giới thiệu của công ty sao cho chuẩn trong từng trường hợp? Hãy để TinoHost giúp bạn nhé!
Mẫu giấy giới thiệu của công ty là gì?
Mẫu giấy giới thiệu của công ty là một loại văn bản được các tổ chức doanh nghiệp, công ty sử dụng cho mục đích giới thiệu nhân viên của mình đến đơn vị khác công tác một cách hợp pháp và thuận lợi hơn trong công việc.
Trong trường đại học, các mẫu giấy giới thiệu có thể giúp sinh viên dễ dàng được nhận thực tập hơn, dễ gia nhập vào các doanh nghiệp hoặc đơn vị nghiên cứu.
Mục đích của giấy giới thiệu nhằm chứng minh người đang được giới thiệu bằng cách sử dụng uy tín của đơn vị cử đi, từ đó tạo ra sự tin tưởng giữa hai bên. Và điều này sẽ giúp cho công việc trở nên nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Các loại mẫu thông dụng
Có rất nhiều loại mẫu giấy giới thiệu có thể kể đến điển hình cho từng trường hợp như:
- Giấy giới thiệu công ty
- Giấy giới thiệu việc làm
- Giấy giới thiệu liên hệ công tác
- Giấy giới thiệu rút tiền
- Giấy giới thiệu phóng viên
- Giấy giới thiệu nhận học bổng
- Giấy giới thiệu chuyển trường
- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
- Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn
- Giấy giới thiệu ngân hàng
- Giấy giới thiệu làm hộ khẩu
- Giấy giới thiệu di chuyển nghĩa vụ quân sự
- Giấy giới thiệu giám định y khoa
- Giấy giới thiệu làm con dấu
- Giấy giới thiệu mua hồ sơ mời thầu
- Giấy giới thiệu bản thân
- Giấy giới thiệu thu tiền
- Giấy giới thiệu mua hóa đơn
- Giấy giới thiệu đi tham quan
- Giấy giới thiệu đặt in hóa đơn
- Giấy giới thiệu rửa tội
- Giấy giới thiệu thủ quỹ
- Giấy giới thiệu cơ quan
- Giấy giới thiệu chữ ký
Và rất nhiều loại giấy giới thiệu cho từng trường hợp khác nữa. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm chung sẽ được liệt kê ở dưới đây.
Các nội dung trong mẫu giấy giới thiệu của công ty
Sau đây là những nội dung chung và phần lớn giấy giới thiệu đều có:
- Tên công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp giới thiệu, là đơn vị viết và ban hành văn bản này.
- Tên công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp nhận được giấy giới thiệu.
- Tên viết tắt công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp ban hành văn bản.
- Địa danh nơi công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp đang hoạt động.
- Họ và tên người được cử đi hoặc người được công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp giới thiệu.
Khi gửi giấy giới thiệu đi, tức là 2 bên đã đạt biết về nhau và đồng ý về việc uỷ quyền để thực hiện công việc. Vì thế, phần lớn thông tin trong giấy giới thiệu sẽ là của cá nhân/ tổ chức được giới thiệu bao gồm:
- Thông tin cá nhân/ thông tin về tổ chức, đơn vị được giới thiệu. Những thông tin này cần phải được giới thiệu cụ thể và rõ ràng ví dụ như:
- Đối với cá nhân: họ và tên, chức vụ, vị trí trong đơn vị…
- Đối với đơn vị: Tên đơn vị, nhiệm vụ hoặc chuyên môn của đơn vị.
- Mục đích của cá nhân, đơn vị khi được giới thiệu đến. Họ làm gì, cần những gì để hoàn thành công việc, làm ở đâu trong nơi sẽ được giới thiệu đến?…
- Thông tin về đơn vị gửi đi và đơn vị nhận giấy giới thiệu cũng hết sức cần thiết. Tuy đã có sự đồng thuận giữa hai bên, nhưng vẫn thông tin vẫn cần rõ ràng để tránh những sự việc không đáng có nếu xảy ra.
Những trường hợp cần sử dụng giấy giới thiệu
Có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng đến giấy giới thiệu, ngay cái tên của những mẫu giấy giới thiệu thông dụng ở phía trên đã thể hiện nội dung và trường hợp cần sử dụng.
Ví dụ, bạn là nhân viên ở công ty A, bạn được sự giới thiệu mình đang làm đến công ty B, nhằm giải quyết công việc.
Trong giấy giới thiệu sẽ bao gồm thông tin của bạn, thời gian thực hiện công việc, vị trí, chức vụ của bạn và lý do công việc. Trong trường hợp này, giấy giới thiệu được sử dụng như một minh chứng “người thật, việc thật” được công ty A cử đến, giúp cho sự tin tưởng giữa 2 bên cao hơn. Từ đó công việc trở nên trơn tru hơn, bạn cũng sẽ được quan tâm cho đến khi hoàn tất nhiệm vụ.
Bạn đang là sinh viên của một trường đại học, và được nhà trường gửi giấy giới thiệu kèm theo CV của bạn đến doanh nghiệp nhằm để xin phép thực tập chẳng hạn. Trong giấy giới thiệu sẽ có thông tin cá nhân của bạn, thời gian thực tập là bao lâu, chữ ký và con dấu xác nhận của trường. Hoặc giấy giới thiệu để bạn nghiên cứu ở một đơn vị khác, nội dung cũng sẽ tương tự như trên. Thông thường, uy tín của trường bạn đang theo học, hoặc người giới thiệu sẽ được lấy ra để đảm bảo.
Những công việc liên quan đến tài chính như rút tiền, chuyển khoản hay những hoạt động liên quan đến tài sản. Những công việc này yêu cầu sự chứng thực rất cao, nhằm tránh đi những sự việc đáng tiếc như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ và quyền hạn, giả mạo để thực hiện những hành vi sai trái…
Có thể bạn muốn xem thêm Download mẫu đơn xin nghỉ việc.
Download mẫu giấy giới thiệu của công ty file Word
Sau đây, TinoHost sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu giới thiệu của công ty dưới dạng file Word.
Mẫu giấy giới thiệu mới nhất theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành 05/03/2020
Đây là mẫu giấy giới thiệu chung theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành 05/03/2020. Nếu bạn chỉ cần một mẫu giới thiệu chung, bạn có thể tải mẫu này về ngay lập tức tại đây.
Tại các mục đánh số ghi chú, bạn lưu ý những thông tin như sau:
- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (cấp giấy giới thiệu).
- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Địa danh.
- Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu.
- Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc.
Để văn bản chính xác hơn, bạn có thể tham khảo Nghị định 30 do Chính phủ ban hành ngay phía dưới.
Cách trình bày mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30
Nếu bạn muốn tạo một công văn riêng, bạn có thể tham khảo các nội dung sau:
Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số : Thành phần thể thức văn bản
- 1 Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- 2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- 3 Số, ký hiệu của văn bản
- 4 Địa danh và thời gian ban hành văn bản
- 5a Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
- 5b Trích yếu nội dung công văn
- 6 Nội dung văn bản
- 7a, 7b, 7c Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- 8 Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức
- 9a, 9b Nơi nhận
- 10a Dấu chỉ độ mật
- 10b Dấu chỉ mức độ khẩn
- 11 Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
- 12 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành
- 13 Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
- 14 Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử.
Sơ đồ mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30
Tải bộ Nghị định 30/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành 05/03/2020 tại đây.
Mẫu cho một số trường hợp cụ thể
Mẫu giấy giới thiệu đăng kí xe của trường đại học cho sinh viên
Bạn có thể tải mẫu đăng ký xe của trường đại học cho sinh viên ngay tại đây.
Mẫu giấy giới thiệu rút tiền ngân hàng
Những văn bản liên quan đến tài chính cần phải chính xác và phải được đảm bảo về mặt thông tin. Vì vậy, bạn cần phải kỹ lưỡng trong việc này.
Bạn có thể tải mẫu giấy giới thiệu rút tiền ngân hàng ngay tại đây.
Toàn bộ biểu mẫu mới nhất sẽ được TinoHost cập nhật tại đây.
Hi vọng những biểu mẫu và thông tin về mẫu giấy giới thiệu của công ty, do TinoHost cung cấp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất!
Những câu hỏi thường gặp
Tôi có thể download mẫu giấy giới thiệu của công ty file PDF?
Chắc chắn là có thể, bạn có thể tìm các nguồn khác trên mạng, tuy nhiên, file PDF sẽ rất khó để chỉnh sửa cũng như thường xuyên bị lỗi với font tiếng Việt.
Cần phải gửi giấy giới thiệu đến đơn vị đã cử người đi công tác nhiều lần?
Trong một số trường hợp, việc này cũng không quá cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo sự xác thực giữa hai bên, cũng như tránh các sự việc không đáng có phát sinh. Vì vậy, giấy giới thiệu vẫn rất cần thiết.
Có nên tải các mẫu giấy giới thiệu từ các trang nước ngoài?
Câu trả lời còn tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất công việc được giới thiệu. Nếu là giấy giới thiệu công ty với mục đích quảng bá, cho đơn vị tiếp nhận ở nước ngoài, bạn có thể tải về và tiến hành chỉnh sửa. Tuy nhiên, TinoHost không đảm bảo về tính pháp lý của những biểu mẫu đó.
Trang tham khảo các biểu mẫu khác?
Bạn có thể tham khảo một số trang như: vanban.chinhphu.vn các văn bản được ban hành chính thức sẽ có tại đây. Một số trang không thuộc chính phủ nhưng bạn vẫn có thể tham khảo như: thuvienphapluat.vn, luatvietnam.vn,…