Đối với mọi doanh nghiệp, biên bản đối chiếu công nợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Biên bản này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê khai và nộp thuế với cơ quan nhà nước. Đồng thời, đây còn là biên bản có vai trò kiểm tra tình trạng thanh toán tài chính của các bên trong quá trình buôn bán, cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu và download mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất năm 2024 qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về biên bản đối chiếu công nợ
Đối chiếu công nợ là gì?
Đối chiếu công nợ là quá trình doanh nghiệp so sánh, đối chiếu các khoản công nợ được lưu trữ trên sổ sách với các dữ liệu thực tiễn và hợp đồng khi thực hiện các giao dịch. Thông qua việc đối chiếu, doanh nghiệp có thể thu thập được toàn bộ chứng cứ xác nhận bởi các bên liên quan. Đây chính là bằng chứng cho thấy tính xác thực của những số liệu trên sổ sách.
Theo đó, công nợ được hiểu đơn giản là số tiền mà doanh nghiệp còn nợ lại sang kỳ sau khi phát sinh các thanh toán đối với 1 cá nhân hoặc đối tác. Các công nợ này thường xảy ra trong quá trình mua bán, giao dịch hàng hoá, dịch vụ.
Biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Biên bản đối chiếu công nợ chính là các loại giấy tờ ghi lại toàn bộ quá trình doanh nghiệp đối chiếu những con số công nợ trên sổ sách với hợp đồng. Đồng thời, biên bản công nợ còn đính kèm chứng cứ xác thực của các bên liên quan làm bằng chứng biểu thị mức độ chính xác cho những con số trong sổ sách. Nhìn chung, biên bản công nợ đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây chính là căn cứ giúp chứng minh và kiểm tra quá trình thanh toán công nợ giữa các bên liên quan.
Các nguyên tắc đối chiếu công nợ hiện nay
Trên thực tế, để đối chiếu công nợ thuận lợi, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
- Đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của Pháp luật về chủ thể đối chiếu công nợ.
- Các nội dung thực hiện đối chiếu công nợ không được trái với giá trị đạo đức xã hội và quy định của Pháp luật.
- Việc đối chiếu công nợ giữa hai bên sẽ dựa trên tinh thần tự nguyện, công bằng và tôn trọng nhau.
- Đối chiếu công nợ cần được soạn thảo theo văn bản cụ thể. Đây chính là biên bản đối chiếu công nợ mà chúng ta đang đề cập trong bài viết. Các biên bản này là văn bản hoặc các hình thức văn bản tương đương khác. Chúng được xác lập để làm bằng chứng kiểm tra tình trạng thực hiện thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên.
Lập biên bản đối chiếu công nợ để làm gì?
Lập biên bản đối chiếu công nợ giữa doanh nghiệp với khách hàng là hoạt động tất yếu trong quá trình quyết toán thuế. Thông qua biên bản đối chiếu công nợ, các bên liên quan sẽ có đủ chứng cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán tiền hàng của hai bên giao dịch. Đồng thời, các bên cũng thuận lợi hơn trong việc kiểm soát đơn hàng có giá trị gia tăng từ 20 triệu đồng trở lên. Bên cạnh đó, việc theo dõi, kiểm tra quá trình thanh toán cũng dễ dàng hơn.
Đối với nhân viên kế toán, biên bản đối chiếu công nợ giúp họ quản lý tình trạng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, doanh nghiệp và nhà cung cấp hiệu quả. Dựa trên biên bản chứng thực, kế toán viên cũng đánh giá chính xác các điều khoản có trong hợp đồng kinh tế và những khoản nợ còn lại.
Nội dung chính của biên bản đối chiếu công nợ
Biên bản đối chiếu công nợ không chỉ có tác dụng trong quá trình thanh toán mà còn là nền tảng để doanh nghiệp thiết lập bản thanh lý hợp đồng. Về mặt pháp lý, biên bản công nợ sẽ được lập dựa trên các nguyên tắc so sánh nợ công. Trong trường hợp 2 bên đã giao dịch thanh toán hết nợ, doanh nghiệp sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Nếu đã quá thời hạn quy định trong hợp đồng mà 2 bên vẫn chưa thanh toán hết nợ thì biên bản đối chiếu công nợ khác cần ghi rõ thời gian kết thúc, số tiền giao dịch cần thanh toán.
Trên thực tế, không phải mẫu biên bản đối chiếu công nợ nào cũng giống nhau. Tuỳ vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, công ty, biên bản đối chiếu công nợ sẽ có những thay đổi khác nhau. Nhưng nhìn chung, các biên bản đối chiếu công nợ vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Tên doanh nghiệp, tên công ty.
- Những số biên bản đối chiếu của doanh nghiệp, công ty.
- Địa điểm, thời gian soạn thảo biên bản đối chiếu công nợ.
- Thông tin của các loại giấy tờ liên quan đến chứng từ hoặc các căn cứ của khoản nợ.
- Thông tin đầy đủ của các bên liên quan.
- Chi tiết về số liệu công nợ.
- Đánh giá cuối cùng về công nợ. Trong trường hợp khoản tiền này chưa được thanh toán đúng hạn, bạn vẫn phải ghi rõ thông tin về thời gian trả đầy đủ.
- Chữ ký và con dấu của các bên liên quan.
Download mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất
#1. Biên bản đối chiếu công nợ
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ này cần phải cung cấp đầy đủ, chi tiết về số tiền cần phải thanh toán.
#2. Biên bản xác nhận công nợ
Đây là biên bản dùng để xác nhận tính chính xác của các khoản công nợ. Đồng thời, biên bản này cũng cung cấp thông tin cụ thể về hạn trả nợ dành cho các khoản tiền cần thanh toán.
#3. Biên bản bàn giao công nợ
Biên bản này sẽ được in ra thành nhiều bản và gửi cho các bên liên quan với mục đích xác thực số tiền đã thanh toán cho khoản công nợ.
#4. Biên bản đối trừ công nợ
Về cơ bản, biên bản đối trừ công nợ sẽ được chia thành 2 loại:
- Biên bản đối trừ công nợ (một bên):
- Biên bản đối trừ công nợ (hai bên):
Trong quá trình soạn thảo biên bản đối chiếu công nợ, doanh nghiệp cần chú ý tránh để xảy ra những thiếu sót không đáng có. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên kiểm tra, bổ sung các loại giấy tờ/tài liệu có liên quan. Một lựa chọn khác là doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để được tư vấn.
Hy vọng những thông tin mà Tino Group cung cấp sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về biên bản đối chiếu công nợ của bạn. Nếu cảm thấy những chia sẻ trên là hữu ích, bạn đừng quên đánh giá 5 sao và để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Biên bản đối chiếu công nợ phức tạp không?
Tất nhiên là có! Biên bản đối chiếu công nợ tương đối phức tạp vì chứa nhiều số liệu, đòi hỏi kế toán viên so sánh cẩn thận, chính xác.
Lỗi thường gặp khi soạn biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Có 4 lỗi thường gặp khi soạn biên bản đối chiếu công nợ là:
- Không soạn biên bản đối chiếu công nợ vào thời điểm cuối năm.
- Khách hàng phản hồi xác nhận công nợ thấp khiến việc quản lý công nợ xảy ra nhiều bất cập.
- Thông tin công nợ mà doanh nghiệp phải thu trong biên bản đối chiếu công nợ với sổ kế toán không giống nhau.
- Xuất hiện các tranh chấp giữa các điều khoản không rõ ràng trong biên bản.
Đối chiếu công nợ cần lập văn bản không?
Câu trả lời là “Có!”. Khi đối chiếu công nợ bạn cần phải lập văn bản cụ thể. Đây chính là biên bản đối chiếu công nợ.
Soạn biên bản đối chiếu công nợ cần lưu ý điều gì?
Khi soạn biên bản đối chiếu công nợ, bạn cần điền chính xác thông tin theo quy định của Pháp luật. Thông tin, số liệu là dữ kiện quan trọng nhất khi lập biên bản đối chiếu công nợ.