Domain Controller rất phổ biến với những doanh nghiệp sử dụng Windows VPS và nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều đơn vị/ tổ chức không biết Domain Controller là gì cũng như Domain Controller có thể mang lại lợi ích như thế nào cho tổ chức doanh nghiệp của họ. Do đó, TinoHost sẽ giới thiệu với các bạn về Domain Controller là gì và Tác dụng của Domain Controller trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về Domain Controller
Domain Controller là gì?
Domain Controller là một máy chủ phản hồi các request (yêu cầu) và xác minh người dùng trên mạng máy tính. Domain ở đây dùng để chỉ cách phân cấp tổ chức sử dụng và các máy tính hoạt động cùng nhau trên một mạng lưới. Nhiệm vụ chính của Domain Controller sẽ là giữ cho tất cả các giữ liệu của tổ chức trong 1 chỗ và bảo mật cho chúng.
Có thể hiểu đơn giản, Domain Controller hoạt động như là một chìa khóa nhằm xác thực và cấp quyền truy cập cho người dùng trên mạng vào Active Directory. Khi người dùng đăng nhập vào domain, Domain Controller sẽ kiểm tra những thông tin như:
- Tên người dùng/ username
- Mật khẩu/ password
- Và những thông tin yêu cầu đăng nhập khác (nếu có)
Khi Windows 2000 phats hành, phiên bản Active Directory đầu tiên được giới thiệu nhằm để quản lý các domain trong Windows server. Nhưng sau đó, Active Directory lại trở thành một cái tên dùng cho cho một loạt dịch vụ liên quan đến danh tính dựa trên thư mục. Và việc xác thực “được giao” cho Domain Controller.
Tìm hiểu về những dịch vụ Domain Controller thông dụng
Trong thực tế, bạn sẽ có thể bắt gặp rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Domain Controller. Tuy nhiên, trên 2 hệ điều hành phổ biến nhất thế giới là Windows và Linux có 2 dịch vụ chính để doanh nghiệp/ bạn lựa chọn triển khai bao gồm:
- Windows có 2 dịch vụ bao gồm: Microsoft Active Directory hoặc Microsoft Azure AD
- Linux hoặc Unix, bạn có lựa chọn là: Samba
Windows – Microsoft Active Directory hoặc Microsoft Azure AD
Microsoft Active Directory là một hệ hỗ thống hỗ trợ lưu trữ các thông tin về đối tượng trên mạng, giúp người dùng và các quản trị viên có thể dễ dàng tìm kiếm, sử dụng những thông tin này.
Microsoft Azure AD có tên đầy đủ là Microsoft Azure Active Directory. Đây là một dịch vụ hỗ trợ cung cấp xác thực đăng nhập một lần và đa yếu tố giúp bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng.
Linux – Samba
Samba là một gói phần mềm hỗ trợ cho các quản trị viên mạng có thể thiết lập, cấu hình và lựa chọn hệ thống, thiết bị một cách linh hoạt, tự do nhất.
Trên hết, Samba hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tìm hiểu thêm cũng như thử triển khai Samba vào môi trường Active Directory của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của Domain Controller
Ưu điểm của Domain Controller
- Giúp doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu một cách tập trung
- Hỗ trợ chia sẻ tài nguyên cho tệp và máy in
- Có thể phát triển một liên kết dự phòng (FSMO)
- Doanh nghiệp dễ dàng mã hoá dữ liệu người dùng để gia tăng tính bảo mật
- Có thể làm “cứng” và khóa dữ liệu nhằm cải thiện về mặt bảo mật
Nhược điểm của Domain Controller
Ngoài những ưu điểm và lợi ích như trên, Domain Controller cũng có một số hạn chế nhất định như:
- Sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu khi một hacker tấn công vào tổ chức của bạn
- Tốn nhiều chi phí để duy trì ổn định, đảm bảo an ninh và thường xuyên cập nhật
- Yêu cầu những phần cứng, phần mềm để hoạt động
- Phụ thuộc vào thời gian hoạt động của Domain Controller
Do đó, bạn/ quý doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi triển khai một hệ thống Domain Controller cho tổ chức/ đơn vị của mình. Bởi vì nếu doanh nghiệp triển khai Domain Controller trong khi nguồn dữ liệu lại không đủ sẽ gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực rất nhiều đấy!
Cách triển khai Domain Controller như thế nào?
Thông thường, để triển khai một hệ thống Domain Controller chúng ta sẽ thực hiện qua 3 bước sẽ được liệt kê ngay sau đây.
Bước 1: Định hình một máy chủ độc lập cho Domain Controller
Trong bước này, bạn/ quý doanh nghiệp có 2 lựa chọn chính bao gồm:
- Sử dụng Microsoft Active Directory hoặc Azure Active Directory Domain để làm Domain Controller của mình. Như đã nhắc đến ở trên, Microsoft là nhà phát triển của hệ thống này, do đó, sử dụng dịch vụ Azure Active Directory Domain sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, nguồn lực để định hình máy chủ. Và bạn có thể bỏ qua bước 1.
- Sử dụng máy chủ thông thường và cấu hình từ đầu để Domain Controller hoạt động độc lập
Bước 2: thiết lập các hạn chế truy cập từ bên trong và từ bên ngoài vào Domain Controller
Bước này sẽ đảm bảo cho toàn bộ dữ liệu khách hàng của bạn an toàn nhất có thể. Lý do cũng đã được nhắc đến ở phần “hạn chế”, Domain Controller sẽ thành mục tiêu tấn công mạng, mục tiêu tấn công đầu tiên của hacker khi “nhắm” vào tổ chức của bạn.
- Sử dụng mã hoá BitLocker
- Sử dụng một số phương án khác như: GPO để vừa cung cấp quyền truy cập vào SysAdmins và chịu trách nhiệm quản lý Active Directory vừa ngăn những người dùng thông thường truy cập vào Domain Controller qua Terminal Services.
Bước 3: chuẩn hoá Domain Controller và sử dụng
Dĩ nhiên, trong bước cuối cùng chúng ta sẽ cần phải chuẩn hóa Domain Controller trước khi đi vào sử dụng.
Việc chuẩn hóa và bảo mật Domain Controller tốt nhất tại hiện tại, chưa chắc chắn rằng trong tương lai hệ thống sẽ không bị tấn công và đánh sập. Các hacker vẫn sẽ luôn nhắm vào những doanh nghiệp với lượng dữ liệu lớn nhằm trục lợi. Do đó, doanh nghiệp của bạn khi triển khai Domain Controller sẽ cần phải thực hiện thêm 1 việc rất thường xuyên:
Kiểm tra bảo mật, đánh giá và nâng cấp hệ thống khi cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về Domain Controller là gì, vai trò của Domain Controller là gì cũng như những dịch vụ Domain Controller thông dụng bạn/ quý doanh nghiệp có thể tham khảo và triển khai cho đơn vị của mình rồi đấy! Nếu doanh nghiệp của bạn đang có một lượng lớn dữ liệu về khách hàng, việc triển khai một hệ thống Domain Controller sẽ rất cần thiết để dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn đấy! Chúc doanh nghiệp của bạn luôn phát triển!
Bài viết có tham khảo từ: varonis, illumio, techtarget,…
Những câu hỏi thường gặp về Domain Controller
Doanh nghiệp nhỏ có cần sử dụng Domain Controller hay không?
Về lý thuyết, mọi doanh nghiệp cần phải sở hữu một Domain Controller riêng cho mình để điều khiển, lưu trữ dữ liệu của khách hàng và hầu hết những thông tin khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn đang sử dụng một hình thức lưu trữ như CRM hoặc đã dùng một số dịch vụ cloud chuyên cho lưu trữ, những nhà cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ bảo mật và bạn sẽ không cần phải tự triển khai Domain Controller.
Giá của dịch vụ Domain Controller là bao nhiêu?
Bạn có thể mức giá dịch vụ Azure Active Directory Domain Services của Microsoft. Hiện tại, mức giá của Azure Active Directory Domain Services được tính bằng giờ và dao động từ $ 0,15 / giờ / bộ cho đến $ 1,60 / giờ / bộ. Để biết thêm, bạn xem tại Azure Active Directory Domain Services pricing.
Domain Controller và Active Directory giống nhau hay không?
Active Directory là một loại domain, còn Domain Controller là một bộ điều khiển quan trọng trên domain đó. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng Tino Group sẽ lấy ví dụ như sau:
Có rất nhiều loại xe, nhưng mỗi chiếc xe chỉ cần 1 bộ động cơ. Đồng nghĩa mỗi domain cần 1 Domain Controller nhưng không phải domain nào cũng là Active Directory.
Doanh nghiệp đã có CRM nên triển khai Domain Controller hay không?
Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô không quá lớn, việc sử dụng một phần mềm CRM có hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trên cloud là đủ. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thực sự lớn và có lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ, việc triển khai và xây dựng hệ thống Domain Controller là vô cùng cần thiết để việc quản lý dữ liệu khách hàng trở nên tối ưu nhất, dễ dàng khai thác nhất.