Bạn có thể không nhận ra nó, nhưng trang web WordPress của bạn phức tạp hơn nhiều so với vẻ ngoài. Có rất nhiều điều đang diễn ra đằng sau hậu trường để làm cho website hoạt động chính xác, ngay cả khi trang web của bạn khá nhỏ. Đặc biệt, một trang web WordPress được tạo thành từ rất nhiều loại dữ liệu khác nhau.
Như bạn có thể biết rằng tất cả thông tin này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu WordPress tập trung. Cơ sở dữ liệu này là sẽ lưu thay đổi mà bạn hoặc khách truy cập của bạn thực hiện. Một số dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu WordPress của bạn bao gồm:
- Posts, pages, and other content.
- Organizational information such as categories and tags.
- User data and comments.
- Site-wide settings.
- Plugin and theme-related data.
Nói cách khác thì tất cả mọi thứ tạo nên trang web của bạn đều nằm trong cơ sở dữ liệu của nó.
Cấu trúc database của wordpress
Cấu trúc của một website mới sẽ bao gồm các tables sau
- wp_commentmeta
- wp_comments
- wp_links
- wp_options
- wp_postmeta
- wp_posts
- wp_terms
- wp_termmeta
- wp_term_relationships
- wp_term_taxonomy
- wp_usermeta
- wp_users
Như bạn có thể thể lấy tên các tables có thể cho ta biết được nhiệm vụ mà chúng lưu dữ liệu, ngoài ra mỗi table còn chứ nhiều columns và fields khác nhau. Chẳng hạn, table wp_comments chứa dữ liệu liên quan đến các bình luận để lại trên các trang và bài đăng của bạn. Nó được chia nhỏ thành các cột sau:
- comment_ID
- comment_post_ID
- comment_author
- comment_author_email
- comment_author_url
- comment_author_IP
- comment_date
- comment_date_gmt
- comment_content
- comment_karma
- comment_approved
- comment_agent
- comment_type
- comment_parent
- user_id
Điều này về cơ bản có nghĩa là cơ sở dữ liệu lưu trữ rất nhiều thông tin về từng bình luận cụ thể, bao gồm ID nhận xét, bài đăng có bình luận, chi tiết về tác giả của nó và hơn thế nữa nếu bạn muốn xóa các bình luận spam bạn có thể sử dụng query sql để thực hiện xóa dữ liệu trong database.
Cách truy cập và thao tác trên cơ sở dữ liệu WordPress
Trước khi bạn thao tác trên database của website, tôi khuyên bạn nên tạo một bản backup để có thể phục hồi dữ liệu trong trường hợp các thao tác trên database vượt quá kiểm soát và gây lỗi hoạt động website của bạn.
Bước 1: Đăng nhập vào phpMyAdmin
Để truy cập phpMyAdmin bạn truy cập vào cPanel >> DATABASES >> phpMyAdmin
Sao khi truy cập hệ thống sẻ mở thêm 1 tab mới và tại phpMyAdmin bạn sẽ nhìn thấy được chi tiết server database đang hoạt động và tên của database có thể truy cập
Bước 2: Truy cập cơ sở dữ liệu của bạn và bắt đầu thực hiện thay đổi
Để truy cập database website bạn nhấn vào tên của database mà bạn cần truy cập, trường hợp nếu có nhiều database khác nhau bạn có thể kiểm tra database name của website trong wp-config.php để có thông tin chính xác, tránh access nhầm database của website khác nhé
Trong ví dụ này tôi sẽ đổi ‘blogname’ từ ‘My blog’ thành ‘Tino Blog’, trước tiên tôi cần truy cập tables chứa dữ liệu của ‘blogname’ là _options sau đó nhấn edit vào dòng của ‘blogname’
Sau khi click edit bạn sẽ được chuyển đến trang chỉnh sửa databaes cho ‘blogname’
bạn có thể thay thế nội dung “My Blog” thành ‘Tino Blog’ sau đó nhấn Go để thực hiện thay đổi
Sau khi nhấn “GO” phpMyAdmin sẽ trả về thông báo cho kết quả thao tác và bạn có thể thấy là ‘blogname’ đã được thay đổi giá trị thành ‘Tino Blog’
Trên đây chỉ là ví dụ cho các bạn thấy cách hoạt động của phpMyAdmin, bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ dữ liệu nào khác miễn là bạn hiểu chính xác vị trí mà bạn chỉnh sửa ảnh hưởng thế nào đến website của mình.