1. Giới thiệu Ping và Tracert:
– Ping và Tracert là hai công cụ có thể được dùng khi ta muốn kiểm tra tình trạng kết nối mạng.
– Lệnh ping để kiểm tra xem một máy tính có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không, và ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng đi và về của gói dữ liệu cũng như tỉ lệ các gói dữ liệu có thaể bị mất giữa hai máy.
– Lệnh Tracert dùng để kiểm tra đường đi của gói tin tới máy đó.
Ping là gì?
Theo lý thuyết, PING ở đây là Packet Internet Grouper, tiện ích được sử dụng để xác định xem một gói dữ liệu mạng có thể được phân phối đến một địa chỉ mà không có lỗi hay không. Ping là lệnh cmd cực kỳ phổ biến, thường được sử dụng để kiểm tra lỗi mạng, kiểm tra 2 thiết bị trong mạng nào đó có kết nối, hay đơn giản là có thông với nhau hay không.
Ví dụ: Để kiểm tra 2 máy tính A và B có thể kết nối được với nhau hay không thì trên máy tính B ta gõ lệnh: Ping <địa chỉ IP của máy tính A> -t hoặc ngược lại, nếu kết quả trả về có tín hiệu, có time reply thì có nghĩa là 2 máy tính hoàn toàn có thể thông với nhau, kết nối với nhau được. Còn nếu kết quả là Request time out thì có nghĩa là kết nối bị chặn ở đâu đó
Tracert là gì ?
Tracert là công cụ dòng lệnh nền tảng Windows dùng để xác định đường đi từ nguồn tới đích của một gói Giao thức mạng Internet (IP – Internet Protocol). Tracert tìm đường tới đích bằng cách gửi các thông báo Echo Request (yêu cầu báo hiệu lại) Internet Control Message Protocol (ICMP) tới từng đích. Sau mỗi lần gặp một đích, giá trị Time to Live (TTL), tức thời gian cần để gửi đi sẽ được tăng lên cho tới khi gặp đúng đích cần đến. Đường đi được xác định từ quá trình này.
2. Cách thực hiện thao tác:
a. Cách ping và tracert trên Windows
Vào Start –> run hoặc nhấn tổ hợp phím biểu tượng Window + R, gõ cmd
Ping đến website cần kiểm tra. Ví dụ cần kiểm tra trang tinohost.com hoặc domain của bạn
Hoặc Tracert đến website cần kiểm tra. Ví dụ cần kiểm tra trang tinohost.com hoặc Domain của bạn.
b. Cách ping và tracert trên Mac/Linux
Mở terminal và gõ lệnh ping đến máy chủ cần kiểm tra
Lệnh ping này sẽ chạy liên tục để ngắt quá trình ping ta nhấn tổ hợp phím Ctr + C
Đối với hệ điều hành Mac/Linux, lệnh tracert được thay bằng lệnh traceroute
ví dụ nhập vào traceroute tinohost.com nếu bạn nhận được kết quả -bash: traceroute: command not found bạn cần cài đặt bằng lệnh sau:
yum install traceroute -y
Nếu bạn không phải quyền root thì cần thêm sudo trước lệnh bạn nhé
sudo yum install traceroute -y
Sau khi cài thành công thì bạn có thể thực hiện
traceroute tinohost.com
3. Phân tích kết quả:
a. Đánh giá sơ bộ kết quả ping:
1. Thông báo:
C:\Users\xuanh>ping 103.130.218.114 Pinging 103.130.218.114 with 32 bytes of data: Reply from 103.130.218.114: bytes=32 time=10ms TTL=58 Reply from 103.130.218.114: bytes=32 time=10ms TTL=58 Reply from 103.130.218.114: bytes=32 time=7ms TTL=58 Reply from 103.130.218.114: bytes=32 time=10ms TTL=58 Ping statistics for 103.130.218.114: Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss), Approximate round trip times in milli-seconds: Minimum = 7ms, Maximum = 10ms, Average = 9ms
Khi nhận được thông báo có dạng như trên thì có nghĩa là lệnh ping đã thực hiện thành công và hệ thống không có lỗi:
Địa chỉ IP sau từ “Reply from” cho biết máy nào đang gửi thông điệp trả lời.
bytes=32 là kích thước của gói tin ICMP được gửi đi.
time=10ms thời gian của quá trình hồi đáp
TTL=58 là giá trị “time to live” (thời gian sống) của gói tin ICMP. Hết thời gian này thì gói tin sẽ bị hủy.
2. Thông báo: Request timed out
Nếu không kết nối được với máy đích thì kết quả ping sẽ hiển thị thông báo là “Request timed out”. Có nghĩa là không có hồi đáp trả về, nguyên nhân gây ra lỗi như sau:
-Thiết bị định tuyến Router bị tắt.
-Địa chỉ máy đích không có thật hoặc máy đích đang bị tắt, hoặc cấm ping.
-Nếu máy đích khác đường mạng với máy nguồn thì nguyên nhân có thể do không có định tuyến ngược trở lại máy nguồn. Lúc này, nếu máy đích đang chạy, có thể kiểm tra đường đi về của gói tin bằng cách xem lại thông số Default Gateway trên máy đích, máy nguồn và router kết nối các đường mạng
3. Thông báo: Destination host unreachable
Thông báo cho biết không thể kết nối đến máy đích.
Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do kết nối vật lý của máy tính như cáp mạng bị đứt, không gắn cáp vào card mạng, card mạng bị tắt, Driver card mạng bị hư, chưa bật wifi, …
b. Đánh giá sơ bộ kết quả tracert:
C:\Users\xuanh>tracert tinohost.com Tracing route to tinohost.com [103.130.218.34] over a maximum of 30 hops: 1 <1 ms <1 ms <1 ms 192.168.1.1 2 4 ms 7 ms 4 ms static.vnpt.vn [123.29.12.132] 3 9 ms 11 ms 16 ms static.vnpt.vn [113.171.45.222] 4 7 ms 9 ms 9 ms static.vnpt.vn [113.171.45.34] 5 16 ms 10 ms 9 ms static.vnpt.vn [113.171.48.202] 6 8 ms 8 ms 9 ms 14.225.225.234 7 9 ms 9 ms 9 ms 103.130.218.34 Trace complete.
Dòng 1 : là dòng kết nối giữa modem và máy tính, độ trễ tốt nhất là 1ms 1ms 1ms ! Nếu cao hơn hoặc xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối modem và máy có vấn đề !
Dòng 2: nếu vẫn là ip private thì là kết nối giữa modem và modem đánh giá tương tự dòng 1. Nếu là ip public thì là kết nối giữa modem và mạng của ISP (nhà cung cấp mạng), độ trễ tốt nhất nên trong khoảng 10-40 ms ! Cao hơn khoảng này hoặc xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối modem và mạng ISP có vấn đề !
Dòng 3: trở đi tới trace complete : là kết nối trong mạng giữa các ISP với nhau , nếu xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối trong mạng ISP có vấn đề !
Để được hỗ trợ tốt nhất trong quá trình gặp lỗi, bạn nên kiểm tra trước hoặc gửi thông tin kết quả kiểm tra cho phòng kỹ thuật tại TinoHost để được chuẩn đoán cũng như có các biện pháp hỗ trợ trong quá trình bạn gặp lỗi, bạn có thể sử dụng nút chụp hình trên bàn phím (thường ghi là prt sc sys rq) hoặc các công cụ chụp hình, bạn có thể đính kèm hình ảnh qua ticket, gửi hình ảnh lên các công cụ chia sẽ như https://imgur.com hoặc nếu Live chat tại TinoHost thì bạn có thể Coppy => và Dán ngay tại khung chat để được hỗ trợ.