Do Follow là gì? No Follow là gì? Làm thế nào xác định được đâu là Do Follow, đâu là No Follow? Nếu đang tìm hiểu về lĩnh vực SEO, bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về hai loại liên kết phổ biến hiện nay.
Giới thiệu chung về Do Follow và No Follow
Do Follow và No Follow là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization). Đây là hai loại liên kết có tác dụng khác nhau đối với việc tăng độ uy tín và thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm của Google.
Do Follow được xem là một liên kết có giá trị cho SEO, cho phép Google và những công cụ tìm kiếm khác theo dõi, đánh giá trang web được liên kết. Một trang web liên kết đến trang web khác bằng liên kết Do Follow cho thấy rằng trang web đó có độ tin cậy và giá trị cao đối với công cụ tìm kiếm.
Trong khi đó, liên kết No Follow được thiết lập trên trang web, không cho phép Google và các công cụ tìm kiếm khác theo dõi, đánh giá trang web được liên kết. Khi một trang web liên kết đến một trang web khác bằng No Follow, điều này không giúp tăng độ uy tín và thứ hạng trang web đó trên kết quả tìm kiếm của Google.
Do Follow là gì?
Định nghĩa về Do Follow
Do Follow là loại liên kết được thẻ rel= “dofollow” mã hoá, còn được gọi là siêu liên kết. Loại liên kết này có chức năng hỗ trợ các bots đi qua và cho phép Google index. Với những Do Follow, Google sẽ nhận định đây là liên kết uy tín và an toàn. Nhờ đó, website của bạn sẽ được Google đánh giá cao và tăng điểm Pagerank (thuật toán phân tích những liên kết được dùng trong Google Search để xếp hạng các trang web).
Do Follow chỉ có thể giúp Pagerank của website tăng với điều kiện trang web sở hữu những liên kết chất lượng và nội dung tốt. Ngược lại, website sẽ bị đánh giá thấp và hạ điểm Pagerank khi:
- Nội dung của website được liên kết không phù hợp với lĩnh vực của bạn.
- Website được liên kết có nội dung kém chất lượng, độ uy tín không cao.
Do Follow mang lại những lợi ích gì?
- Tăng độ tin cậy và sự uy tín cho trang web khi sở hữu nhiều liên kết Do Follow từ các trang web (cũng uy tín) khác.
- Là yếu tố không thể thiếu trong các chiến lược SEO, giúp tăng vị trí và hiệu quả của trang web trên kết quả tìm kiếm.
- Góp phần cải thiện lượng truy cập và số lượng khách hàng tiềm năng đến với website.
- Giúp tăng khả năng chia sẻ, lan truyền nội dung của trang web. Nhờ đó, website của bạn sẽ được biết đến nhiều và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
- Đóng vai trò là “tiền đề” để doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng khi đã tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đạt vị thế cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
Một số ví dụ về Do Follow
- Liên kết từ các trang web đáng tin cậy như Wikipedia, Forbes, The Huffington Post, Mashable, TechCrunch,…
- Liên kết từ các trang web của các tổ chức, cơ quan chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín, các trang web về y tế, luật pháp và tài chính,…
- Liên kết từ các trang web của các công ty, thương hiệu, doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực của mình.
- Liên kết từ các trang web của các blogger, nhà báo, chuyên gia và người nổi tiếng trong lĩnh vực của họ.
- Liên kết từ các trang web của các đối tác, khách hàng hoặc các trang web cùng lĩnh vực hoạt động.
No Follow là gì?
Định nghĩa về No Follow
No Follow được xem là phiên bản trái ngược của Do Follow. Đây là loại liên kết bị bỏ qua khi con bot của công cụ tìm kiếm dò tìm. Google sẽ hiểu những Backlink sở hữu thuộc tính rel=”nofollow” là liên kết không an toàn, không cần quan tâm nhưng vẫn được tính traffic.
No Follow sử dụng cho việc chặn spam liên kết hoặc chặn các liên kết được tạo ra tự động từ những trang web không đáng tin cậy. Ngoài ra, No Follow cũng được sử dụng cho những liên kết trả phí, quảng cáo hoặc liên kết với nội dung đáng ngờ, nhầm tránh bị ảnh hưởng đến thứ hạng của website.
No Follow mang lại lợi ích gì cho website?
- Giúp ngăn chặn việc spam liên kết trên trang web.
- Nếu website sử dụng No Follow cho những liên kết trả phí quảng cáo hoặc liên kết với nội dung đáng ngờ, Google sẽ không đánh giá giá trị SEO từ các liên kết này. Nhờ đó, website sẽ tranh bị phạt vì vi phạm các quy định của Google, tăng cơ hội được đánh giá cao trên kết quả tìm kiếm.
- Sử dụng No Follow cho các liên kết không quan trọng hoặc không phù hợp giúp website tập trung sức mạnh SEO vào những liên kết quan trọng hơn, làm tăng cơ hội truy cập từ khoá của trang web.
Một số ví dụ về No Follow
- Liên kết trên các bình luận của Blog hoặc Forum.
- Liên kết từ những trang web quảng cáo.
- Liên kết từ những trang web xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…
- Liên kết từ những trang web đối thủ.
- Liên kết từ những trang web bán hàng.
Làm thế nào kiểm tra xem liên kết là Do Follow hay No Follow?
Nếu muốn xác định liên kết trên một website là Do Follow hay No Follow (áp dụng khi sử dụng Google Chrome làm trình duyệt), bạn chỉ cần click chuột vào liên kết ấy và chọn mục “Inspect” để kiểm tra.
Sau đó, bạn có thể thấy mã của liên kết mà Google Chrome đánh dấu.
Nếu mã đường link không có rel “nofollow”, “ugc” hoặc “được tài trợ”, thì đây là một liên kết thường, được theo dõi.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ kiểm tra liên kết mà bạn có thể sử dụng để xác định xem các liên kết trên một trang web có phải là Do Follow hay không, ví dụ như Ahref. Với những công cụ này, bạn chỉ cần truy cập vào website, điền tên miền và chọn mục “Backlinks”. Màn hình sau đó sẽ tự động hiển thị toàn bộ link Do Follow và No Follow.
Sử dụng Do Follow sao cho hiệu quả?
Tạo liên kết từ website uy tín
Để cải thiện “sức khoẻ” SEO, bạn nên tìm cách liên kết với những trang web uy tín, có độ tin cậy cao trong lĩnh vực hoạt động. Thông thường, những trang web này sẽ sở hữu chỉ số DA (Domain Authority) cao. Vì vậy, khi liên kết với những trang web này, website của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Tốt nhất, bạn nên xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành, đảm bảo nội dung website của mình đáp ứng đúng các tiêu chí mà trang web uy tín yêu cầu.
Tạo nội dung “sạch”
Nội dung chất lượng, hữu ích, mang lại giá trị cho người xem cũng là một cách hữu hiệu để bạn thu hút các Do Follow. Bạn nên dành thời gian tập trung vào việc sáng tạo nội dung sát thực tế, cung cấp cho độc giả những thông tin hấp dẫn, hữu ích. Trên thực tế, nội dung càng “sạch”, website bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận người đọc cũng như cải thiện khả năng liên kết đến trang web.
Thực hiện chiến lược tối ưu hóa website
Trong mỗi chiến dịch SEO, tối ưu hóa website đã rất quan trọng. Bạn cần chú ý đến những yếu tố cơ bản như tốc độ tải trang, cấu trúc trang, bố cục, thiết kế trang,… để thu hút thêm nhiều Do Follow và cải thiện “sức khỏe” SEO cho website của mình.
Sử dụng liên kết trong phần nội dung chính
Khi đặt những liên kết Do Follow trong phần nội dung chính, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận người đọc cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Internet sẽ có nhiều khả năng nhìn thấy trang web của bạn trên trang tìm kiếm. Những liên kết này nên đặt trong những đoạn văn bản in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân sẽ thu hút sự chú ý hơn.
Tận dụng sức mạnh từ khoá chính
Một cách hữu ích khác giúp bạn cải thiện website là sử dụng từ khóa chính trong các liên kết Do Follow. Bạn cần đảm bảo rằng từ khóa được sử dụng một cách hợp lý, tự nhiên và tránh bị Google đánh giá là spam. Tốt nhất, bạn nên dùng từ khóa chính trong các văn bản liên kết hoặc đoạn mô tả trang web để được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
Tóm lại, Do Follow và No Follow là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch SEO. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng website, bạn có thể tham khảo lời khuyên và tư vấn của chuyên gia trong ngành để sử dụng các liên kết hiệu quả hơn bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Do Follow hay No Follow tốt hơn?
Cả 2 loại liên kết này đều có ý nghĩa trong chiến lược SEO. Tuỳ vào mục đích sử dụng và ngữ cảnh của trang web, Do Follow và No Follow sẽ phát huy tác dụng khác nhau.
Dùng No Follow có tác dụng gì?
Dùng No Follow giúp bạn tránh việc bị các công cụ tìm kiếm phạt vì spamming hoặc xây dựng liên kết thiếu an toàn. Ngoài ra, No Follow cũng giúp bạn tránh việc chuyển lượng truy cập từ website sang những website không đáng tin cậy hoặc không liên quan khác.
Sử dụng nhiều Do Follow có được không?
Nếu sử dụng quá nhiều Do Follow, bạn có thể gặp bị công cụ tìm kiếm đánh giá là spam, gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng website.
No Follow có tác dụng đến SEO không?
No Follow không tác dụng trực tiếp đến SEO nhưng chúng giúp website tránh các vấn đề về spam và xây dựng liên kết sai, giúp đảm bảo uy tín, độ tin cậy website trong mắt những công cụ tìm kiếm.