Theo Forbes, chúng ta có thể tiếp xúc từ 4000 – 10.000 quảng cáo mỗi ngày. Vì thế, để quảng cáo trở nên thành công và có thể lưu vào tâm trí của khách hàng, bạn cùng thương hiệu sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Digital storytelling là gì” để đưa quảng cáo của bạn lên một tầm cao mới và khắc sâu vào tâm trí người dùng hơn nhé!
Tìm hiểu về Digital storytelling
Storytelling là gì?
Storytelling có nghĩa là kể chuyện, đó có thể là những câu chuyện dân gian huyền ảo như “Chú Cuội và chị Hằng”, hay những câu chuyện bạn nghe ba mẹ, ông bà bạn kể về ngày xưa,… Điểm chung của chúng đều khiến bạn say đắm và dạt dào cảm xúc.
Trong marketing, Storytelling là một hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa câu chuyện của thương hiệu hoặc liên quan đến thương hiệu của nhãn hàng. Đây là một hình thức chạm đến cảm xúc của người đọc, người nghe, người xem để họ nhớ về thương hiệu và có nhiều động lực hơn để thực hiện những mong muốn (hoặc yêu cầu) của doanh nghiệp sở hữu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về “Storytelling là gì”, Tino Group có cả một bài viết đế giúp bạn biết được Cách viết Content Storytelling “thôi miên” khách hàng đấy!
Digital storytelling là gì?
Chúng ta đã biết về storytelling và Digital storytelling cũng tương tự như storytelling. Tuy nhiên, Digital storytelling là một quá trình sáng tạo của một người chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp cũng những khả năng cần thiết để thể hiện câu chuyện thông qua: bài viết, video, hình ảnh hoặc một landing page,…
Bạn có thể hiểu “nôm na”: thay vì dùng miệng và giấy bút, Digital storytelling sẽ sử dụng những thứ liên quan đến công nghệ để xây dựng “kể chuyện”.
Đối với các doanh nghiệp, việc các hình thức quảng cáo trực tuyến trở nên vô cùng phổ biến, họ cũng sẽ cần phải thích nghi theo thời đại. Từ đó, hình thức Digital storytelling trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Trong thời đại công nghệ, bạn chỉ cần ngồi tại nhà và có thể học với bất cứ ai, bất cứ ở đâu. Tham gia một vài khóa học online hoặc workshop, thậm chí chỉ cần vài video Youtube, bạn cũng có thể tự mình thực hiện “kể chuyện kỹ thuật số để tự bán thân”rồi đấy!
Lợi ích của Digital storytelling đối với doanh nghiệp
Để thực hiện Digital storytelling tốt, doanh nghiệp sẽ cần phải kết hợp với nhiều hình thức truyền thông và tiếp thị khác nhau. Nếu thực hiện Digital storytelling tốt, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích khá đáng kể, sau đây, Tino Group sẽ liệt kê ra một số lợi ích của Digital storytelling.
Giúp doanh nghiệp, nhãn hàng gần gũi hơn với đối tượng khách hàng
Mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với hàng ngàn quảng cáo như đầu bài đã đề cập. Do đó, một câu chuyện gần gũi sẽ khiến khách hàng cảm giác thích thú và gần gũi hơn.
Tạo niềm tin và cảm xúc
Thay vì ngồi đọc một tờ quảng cáo với nội dung là “1 tấn” chức năng của sản phẩm, một câu chuyện hay khéo léo lồng ghép tính năng sẽ giúp người dùng nhớ đến thương hiệu lâu hơn.
Việc bán hàng tốt hơn
Đây sẽ là điều tất yếu nếu doanh nghiệp thực hiện tốt việc lồng ghép thương hiệu của mình vào câu chuyện và chiếm được lòng tin của khách hàng, cũng như tạo đủ động lực để họ hành động.
7 yếu tố và 3 hình thức trong Digital storytelling
7 yếu tố quan trọng của Digital storytelling
Point of View – Góc nhìn/ quan điểm: Nhân vật chính là ai? Mục đích của người đó là gì? Mục đích chính của câu chuyện là gì? Quan điểm của tác giả ra sao?
A Dramatic Question – một câu hỏi hoặc một bước ngoặt ấn tượng: bạn sẽ cần một câu hỏi thực sự ấn tượng hoặc một bước ngoặt lớn trong hành trình của nhân vật để khiến người đọc bị lôi cuốn và tiếp tục theo dõi hết câu chuyện.
Emotional Content – Nội dung lôi cuốn, đánh vào cảm xúc: Không cần phải đưa cả một danh sách tính năng sản phẩm vào, bạn hãy biến những vấn đề, những tính năng đó vào một cách cá nhân và mạnh mẽ đủ để kết nối với khách hàng của bạn.
The Gift of Your Voice – Cá nhân hóa: thay vì kết về một thứ gì đó, bạn có thể kể về chính bản thân bạn một cách cá nhân hóa hoặc biến sản phẩm/ dịch vụ của bạn thành một “con người” để khán giả của bạn có thể hiểu hơn.
The Power of the Soundtrack – Sức mạnh của nhạc nền: Nếu bạn thực hiện Digital storytelling bằng video, một bài nhạc hào hùng cho trận chiến sẽ khiến cảm xúc của khách hàng trở nên cao trào. Hãy sử dụng âm nhạc để hỗ trợ cho câu chuyện.
Economy – Đủ: hãy kể đủ để khán giả tiếp kịp tiếp nhận thông tin, hãy trao đủ cảm xúc cho họ, hãy quảng cáo vừa đủ để họ không khó chịu.
Pacing – Nhịp độ: trong “hành trình của một người hùng”, người hùng sẽ trải qua giây phút bình dị, vui tươi, buồn bã, phẫn nộ, cân hận,… câu chuyện về thương hiệu, doanh nghiêp jcuar bạn cũng có thể áp dụng nhịp độ nhanh chậm vào để khiến khán giả không bị nhàm chán.
3 hình thức Digital storytelling phổ biến
Đôi khi, bạn không nhất thiết phải tự kể câu chuyện của mình. Bạn có thể để khách hàng của bạn kể câu chuyện của họ về việc họ sử dụng sản phẩm của bạn ra sao, và sản phẩm của bạn đã giúp họ tốt lên như thế nào. Và Digital storytelling do người dùng tạo ra sẽ trở thành “vũ khí” lợi hại nhất cho việc bán hàng của bạn.
Khi bạn có số liệu, bạn có thể biến số liệu của mình thành những hình ảnh, biểu đồ hay những video thống kê dữ liệu,… Kể chuyện bằng dữ liệu cũng là một hình thức thực sự rất có hiệu quả vì con người xử lý hình ảnh nhanh hơn những dữ liệu khác rất nhiều.
Cuối cùng, chúng ta có Mini Ads hay quảng cáo siêu nhỏ. Công nghệ càng phát triển, khả năng tập trung của chúng ta càng bị giảm xuống. Vì thế, những mẫu Digital storytelling ngắn đến siêu ngắn khoảng 50 từ trên Twitter sẽ là một ý rất hay đấy!
Đến đây, “hành trình” tìm hiểu về “Digital storytelling là gì” cũng phải tạm khép lại trong bài viết này rồi! Nhưng trong tương lai, Tino Group sẽ có những bài viết sâu hơn nữa về Digital storytelling như: 7 yếu tố quan trọng trong Digital storytelling, lộ trình để thực hiện Digital storytelling, những tài liệu học Digital storytelling miễn phí,… hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất về Digital storytelling nhé!
Bài viết có tham khảo nhiều nguồn: Forbes, University of Houston, Jerry Jenkins,…
FAQs về Digital storytelling
Ví dụ thực tế về Digital storytelling tại Việt Nam?
Nếu bạn sống tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể bạn sẽ để ý thấy biển quảng cáo ngoài trời của nhãn hiệu Milo cùng câu chuyện “Dạy con không bao giờ bỏ cuộc” để thành công của vận động viên bơi lội Ánh Viên. Đối với cá nhân người viết bài, tôi thực sự rất ấn tượng với câu chuyện này.
Dàn ý “Hành trình của anh hùng” là gì?
Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp một người viết truyện nào đó nói về “Hành trình của anh hùng”. Đây là một hành trình từ một người “bình thường” trở thành một anh hùng. Hành trình sẽ được chia ra thành 12 phần chính, bạn có thể tham khảo bài viết của The Hero’s Journey: A Classic Story Structure của Jerry Jenkins – tác giả của chuỗi tiểu thuyết Left Behind bán ra đến hơn 70 triệu bản.
Làm thế nào để “kể câu chuyện thương hiệu” tốt nhất?
Hãy giao cho chuyên gia “storytelling“. Tại sao lại giao cho họ? Đơn giản, bởi vì họ là bậc thầy trong việc kể chuyện. Bản thân câu chuyện rất hay, tuy nhiên cách bạn thể hiện như: văn phong, cách diễn đạt, ngôn từ, cảm xúc đưa vào câu văn đều không hoàn chỉnh sẽ khiến mọi thứ không như ý bạn muốn. Vì thế, hãy giao cho họ. Nếu bạn không muốn tốn tiền, có thể phương án tốn nhiều thời gian sẽ phù hợp với bạn.
Có nên tự thực hiện Digital storytelling trên website của mình hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn và ngân sách của bạn. Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp và muốn xây dựng một landing page để thu hút, chuyển đổi khách hàng, thuê một đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí hơn việc tự thực hiện đấy! Trong trường hợp bạn chỉ có một cửa hàng nhỏ, việc viết các post Facebook, tự tạo kể câu chuyện của mình bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí.