Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang dần trở thành xu hướng công nghệ chủ đạo trong thời đại số. Mô hình này mang đến cho doanh nghiệp và cá nhân nhiều lợi ích vượt trội, giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính linh hoạt. Vậy cụ thể Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì? Các bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?
Định nghĩa Điện toán đám mây
Điện toán đám mây – Cloud Computing – được định nghĩa bởi Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST – National institute of Standards & Technology) như sau:
“Cloud Computing là một dịch vụ cho phép người dùng đăng ký mua và truy cập vào các tài nguyên điện toán dùng chung (VPS giá rẻ, hosting, dịch vụ, mạng và các dịch vụ khác đi kèm) thông qua kết nối internet một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi khi người dùng yêu cầu. Những tài nguyên này có thể được người dùng thiết lập và hủy bỏ mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ.”
Điện toán đám mây là công nghệ cung cấp tài nguyên máy tính cho người dùng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau thông qua kết nối Internet.
Nguồn tài nguyên máy tính được các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp rất đa dạng: từ phần cứng, phần mềm, server, mạng lưới server lẫn các loại hạ tầng cũng có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp và thương lượng để mua…
Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì phải sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (có thể nhìn thấy được ngay trước mắt, tác động trực tiếp: chạm, ấn nút tắt – mở, …) với Cloud Computing bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet.
Từ “Cloud – Đám mây” trong cụm từ “Cloud Computing – Điện toán đám mây” là ẩn dụ dùng để mô tả mạng Internet. Công nghệ này là biện pháp sử dụng dựa trên kết nối Internet, nơi mà những người dùng chia sẻ cùng một mạng máy chủ, phần mềm và dữ liệu.
Hiểu một cách đơn giản hơn, Cloud Computing là một mạng lưới máy tính được kết nối với nhau tạo ra một hệ thống chứa rất nhiều tài nguyên. Càng có nhiều máy tính kết nối vào mạng lưới, lượng tài nguyên trong mạng lưới cũng sẽ nhiều lên thêm.
Bạn có thể nhìn thấy những dịch vụ email như: Gmail, Hotmail hay Yahoo! là những ứng dụng phổ biến sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
Cloud Computing hoạt động như thế nào?
Không giống với máy tính thông thường, Cloud Computing hoạt động bằng cách truy cập vào một máy chủ ảo thông qua mạng Internet. Để sở hữu một máy chủ ảo, người dùng phải mua từ các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing.
Với hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc của doanh nghiệp sẽ được thay đổi đáng kể. Không cần phải đầu tư một hệ thống máy tính khổng lồ cùng đội ngũ kỹ thuật hùng hậu, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện vận hành các chương trình máy tính nặng, những hoạt động yêu cầu máy tính mạnh nhưng không phải đầu tư quá nhiều thiết bị vật lý.
Điều kiện về cơ sở vật chất của doanh nghiệp chỉ cần chạy được phần mềm của nhà cung cấp để có thể sử dụng giao diện sử dụng hệ thống điện toán đám mây. Hầu hết các nhà cung cấp khổng lồ như AWS, Azure hay Google cho phép người dùng có thể truy cập bằng trình duyệt Web và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.
Thay vì cài đặt Yahoo như ngày xưa, bạn chỉ cần đăng nhập vào một tài khoản email trên trình duyệt web thông qua Internet. Toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ trên đám mây thay vì phải tải về máy tính như trước kia.
Cloud Computing mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tiết kiệm chi phí
Tất cả các chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu, chi phí mua phần cứng, phần mềm, bảo trì, chi phí để lắp đặt, chi phí vận hành, … sẽ được giảm tải. Thay vì phải trang bị một bộ phần mềm cài đặt cho mỗi máy tính, với Cloud Computing, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó.
Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép những người dùng khác (ví dụ: nhân viên của bạn) đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình, thông tin, tài liệu liên quan.
Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về phát triển công nghệ, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên, tài chính và nhân lực để xây dựng các trung tâm dữ liệu tại chỗ.
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, nguồn nhân lực công nghệ quý giá của doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ sao cho tốt hơn. Nhằm tối ưu hoá được năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán
Những vấn đề liên quan đến khấu hao, hết hạn sử dụng công nghệ, … là một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên. Bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề này nếu sử dụng tài nguyên trên đám mây.
Cloud Computing tăng sự linh hoạt và khả năng sẵn sàng của hệ thống
Khi cần thêm hay bớt một hay vài thiết bị, bạn chỉ mất vài giây cực nhanh để cài đặt một lần cho toàn hệ thống. Các ứng dụng và dịch vụ được cân bằng động để đảm bảo tính khả dụng. Khi một trong các hardware bị hư hỏng không làm ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ suy giảm tài nguyên hệ thống.
Sử dụng tài nguyên theo yêu cầu
Tùy thuộc vào từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng, quản trị viên sẽ cài đặt cấu hình hệ thống tương ứng, xoá đi áp lực về giới hạn dung lượng khi sử dụng.
Một vài điểm hạn chế của Cloud Computing
- Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép nếu biện pháp bảo mật không đảm bảo. Hơn nữa, hệ thống và dữ liệu phụ thuộc vào nhà cung cấp, tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin nếu nhà cung cấp vi phạm bảo mật hoặc hợp tác với bên thứ ba không uy tín.
- Khả năng tùy chỉnh và kiểm soát cơ sở hạ tầng có thể bị hạn chế so với việc triển khai tại chỗ. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây về hiệu suất, tính sẵn sàng và bảo mật của hệ thống.
- Mô hình thanh toán theo nhu cầu có thể dẫn đến chi phí cao hơn dự kiến nếu sử dụng không hiệu quả hoặc phát sinh nhu cầu đột biến. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác hoặc triển khai tại chỗ có thể cao, gây khó khăn cho việc thay đổi.
- Lưu trữ dữ liệu ở khu vực có quy định bảo mật dữ liệu khác nhau có thể gây ra rào cản pháp lý và tuân thủ.
- Hệ thống đám mây có thể gặp sự cố do lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng đến khả năng truy cập dữ liệu và ứng dụng.
- Việc tích hợp các hệ thống đám mây với hệ thống hiện có có thể gặp khó khăn do vấn đề tương thích.
Các mô hình của Cloud Computing
Các mô hình triển khai Cloud Computing
Đám mây công cộng – Public Cloud
Public cloud – Điện toán đám mây công cộng. Các đám mây này thuộc sở hữu của nhà cung cấp, bạn sẽ phải đăng ký với họ để sử dụng các nguồn tài nguyên như: máy chủ, bộ nhớ,… thông qua Internet.
Nhà cung cấp nổi bật: Amazon Web Services (AWS), Google Cloud và Microsoft Azure
Đám mây riêng – Private Cloud
Private cloud – Điện toán đám mây riêng tư. Đám mây riêng – nền tảng lưu trữ riêng tư – thường sẽ thuộc sở hữu riêng của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó. Dịch vụ này thường sẽ được bảo mật cao hơn bằng những hình thức như firewall,…
Nhà cung cấp nổi bật: VMware, OpenStack
Đám mây lai – Hybrid Cloud
Bằng sự kết hợp giữa điện toán đám mây công cộng và điện toán đám mây riêng tư. Điện toán đám mây kết hợp vừa đảm bảo cơ sở hạ tầng, sự bảo mật do doanh nghiệp đặt ra vừa đảm bảo sự đồng bộ nếu doanh nghiệp phát triển đa quốc gia.
Các mô hình cung cấp Cloud Computing
Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chia thành 3 loại lớn như sau:
- Infrastructure as a Service (IaaS): Đây là các dịch vụ cung cấp một phần mềm gần như hoàn chỉnh, phần mềm này sẽ được nhà cung cấp vận hành và quản lý. Có thể kể đến một số dịch vụ như: Gmail, Drive và các ứng dụng, phần mềm khác của Google.
- Platform as a Service (PaaS): Các dịch vụ PaaS tương tự như SaaS. Tuy nhiên, các dịch vụ PaaS cung cấp một nền tảng để người dùng xây dựng và phát hành phần mềm của họ ra thị trường hoặc sử dụng nội bộ. Ví dụ điển hình nhất là nền tảng Microsoft Azure.
- Software as a Service (SaaS): Có khá ít nhà cung cấp dịch vụ đủ nguồn lực để phát triển dịch vụ thế này. IaaS là các gói để xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản dành cho công nghệ thông tin như: máy chủ ảo, mạng và lưu trữ trên đám mây, cung cấp các máy chủ, máy lưu trữ chuyên dụng có độ linh hoạt cao. Hầu hết các dịch vụ này tính phí dựa trên lượng tài nguyên bạn sử dụng. Ví dụ: Amazon Web Services (AWS), Google Compute Engine (GCE).
Kết luận
Tóm lại, điện toán đám mây là một công nghệ đột phá mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân. Với khả năng tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính linh hoạt, điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng cho sự đổi mới và phát triển trong thời đại số.
Những câu hỏi thường gặp
Cloud Computing sử dụng hệ điều hành gì?
Tính đến năm 2017, có đến 90% các dịch vụ đám mây công cộng sử dụng hệ điều hành Linux.
Nếu xây dựng website, doanh nghiệp nhỏ nên lựa chọn Cloud Computing nào?
Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn cách dịch vụ Share Hosting hoặc Business Hosting để tối ưu hóa chi phí nhất cho việc phát triển và xây dựng website.
Một doanh nghiệp nhỏ nên sử dụng dịch điện toán đám mây nào?
Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một dịch vụ có thể gọi điện liên lạc online, có thể phân tích thông tin, lưu trữ đám mây, xây dựng các hội thảo online, có mức độ bảo mật cao lẫn bộ Office văn phòng. Quý doanh nghiệp có thể xem thêm về gói Office 365 A5 của Microsofts.
Làm sao để đăng ký miễn phí dịch vụ điện toán đám mây?
Hiện tại, các nhà cung cấp như Azure, Google Cloud và cả AWS đều đang có gói dịch vụ sử dụng thử 1 năm cho rất nhiều dịch vụ phổ biến của họ. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang chủ của các nhà cung cấp đó.
Nếu bạn muốn thử với dịch vụ Azure của Microsoft, bạn có thể tham khảo bài viết: Cách tạo Microsoft Azure tặng 1 năm VPS miễn phí 2024