Trong những năm gần đây, thị trường tiền mã hóa đã chứng kiến hàng nghìn dự án mới “nối nhau” ra mắt. Mỗi dự án đều hướng đến những mục tiêu và tầm nhìn riêng. Và Ravencoin (RVN) cũng thế. Được phát triển dựa trên mô hình Proof of Work, Ravencoin (RVN) có khả năng chống lại ASIC. Mục tiêu của Ravencoin (RVN) là chuyển giao tài sản giữa người dùng và thúc đẩy thị trường tiền mã hóa lên một tầm cao mới. Vậy chính xác Ravencoin (RVN) là gì? Phương thức hoạt động ra sao?
Giới thiệu tổng quan về dự án Ravencoin (RVN)
Ravencoin (RVN) là gì?
Ravencoin (RVN) là một dự án phát triển từ đợt fork của Bitcoin, cho phép người dùng phát hành token với nhiều mục đích khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
Dự án ra mắt như một nhánh Open-source của Bitcoin. Nghĩa là Ravencoin (RVN) có thể sao chép, sửa đổi mã của Bitcoin để thừa hưởng tính năng mới và phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau.
Để bảo mật mạng lưới, Ravencoin (RVN) sử dụng cơ chế đồng thuận tương tự như Bitcoin’s Proof of Work (PoW). Tuy nhiên, thay vì mining dựa trên phần cứng chuyên dụng, miners có thể khai thác thông qua CPU của mình với thuật toán X16R.
Một số thông tin về Ravencoin (RVN)
Thông số cơ bản của Ravencoin (RVN)
- Ticker: RVN.
- Type: Coin.
- Blockchain: Ravencoin.
- Cơ chế đồng thuận: Proof of Work (PoW).
- Thuật toán: X16R.
- Block time: 59s.
- Block reward: 5000 RVN.
- Nguồn cung: 21 tỷ RVN.
Mua bán đồng RVN coin ở đâu?
Bạn có thể mua đồng RVN coin tại các sàn giao dịch lớn như:
Khi nào sử dụng đồng RVN?
Ravencoin được sử dụng để phát hành token đại diện cho tài sản trong thế giới thực, như: cổ phiếu, vàng, sản phẩm ảo, reward cho miners,… Ví dụ, vào năm 2018, công ty chứng khoán kỹ thuật số Chainstone Labs đã phát hành 12,4 triệu cổ phiếu trên Ravencoin Blockchain.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tạo non-fungible tokens (NFTs – token không thể thay thế) trên Ravencoin bằng cách sử dụng ví RVN có tên là MangoFarmAssets.
Ngoài ra, một phiên bản mã hóa Ravencoin có sẵn trên Binance Smart Chain (BSC) cho phép người dùng vay, cho vay hoặc giao dịch trên DeFi (ứng dụng tài chính phi tập trung).
Cơ sở hạ tầng độc đáo của Ravencoin tương tự như mạng lưới Bitcoin với khả năng khởi chạy và giao dịch tokens. Đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp cần khởi chạy token kỹ thuật số nhằm chuyển giao tài sản.
Ai là người tạo ra dự án Ravencoin (RVN)?
Ravencoin chính thức ra mắt thị trường vào năm 2018 thông qua đợt fork của Bitcoin. Dự án này được phát triển bởi doanh nhân Bruce Fenton và Tron Black. Nguồn cảm hứng để “phác thảo” nên Ravencoin dựa trên thế giới tưởng tượng của Westeros. Vào thời điểm ra mắt, nhóm phát triển Ravencoin nhận được tài trợ từ công ty con Medici Ventures của Overstock.com.
Cơ chế vận hành của Ravencoin (RVN) là gì?
Như đã nói, Ravencoin’s code được sao chép từ hệ sinh thái Bitcoin. Tuy nhiên, Ravencoin (RVN) cũng đã thiết lập các quy tắc mạng, tài sản kỹ thuật số và giao thức riêng, phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Các thông số được sửa đổi để thúc đẩy quy trình phát hành token và khả năng giao tiếp giữa người dùng trong cộng đồng Ravencoin (RVN).
Để duy trì sự đồng bộ của mạng lưới, Ravencoin áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW), được gọi là KAWPOW. Cơ chế này có khả năng làm giảm rào cản khi người dùng mining trên mạng lưới.
Tương tự như PoW của Bitcoin, KAWPOW được vận hành bởi một mạng máy tính trên phần mềm Ravencoin. Quy trình này giúp bảo mật mạng, xác thực giao dịch và phân phối RVN mới đúc.
Phát hành tokens
Để tạo ra tài sản mã hóa mới, người dùng phải burn (đốt hoặc tiêu hủy) một lượng RVN nhất định. Sau đó, họ sẽ cung cấp một cái tên mới cho token của mình.
Sau khi phát hành token mới, nhóm phát triển có thể xác định các điểm nhận diện cho token của mình thông qua: số lượng token được phát hành hoặc số/chữ số thập phân.
Tương tác giữa người dùng
Ravencoin cung cấp tính năng hỗ trợ nhà phát triển giao tiếp với người nắm giữ token của họ. Mục tiêu của cuộc giao tiếp là thông báo cho người sở hữu token cần bỏ phiếu cho các chiến lược hoặc đề xuất mới.
Do tất cả các token RVN đều có thể được chuyển nhượng nên chủ sở hữu có thể ủy quyền cho những người dùng khác trong cộng đồng Ravencoin. Bên cạnh đó, họ cũng được phép bán cổ phần của mình nếu muốn.
Tiêu chí phát triển của Ravencoin (RVN)
Bảo mật quyền riêng tư
Mục tiêu hàng đầu của dự án Ravencoin (RVN) là bảo mật và kiểm soát quyền riêng tư của người dùng. Vốn sử dụng và phát triển như một open-source, Ravencoin cho phép người dùng thực hiện các chức năng đơn giản tùy theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, thông tin của người dùng cũng được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng bị tin tặc tấn công.
Chuyển giao tài sản
Trên thực tế, Ravencoin được sinh ra với nhiệm vụ cụ thể là chuyển giao tài sản. Giao thức được thiết kế để tạo và chuyển giao những token đại diện cho tài sản trong thế giới thực, như: cổ phiếu, chứng khoán, vàng, đồ sưu tầm, vé sự kiện,… Ngoài ra, dựa trên Ravencoin, người dùng có thể phát hành token của riêng mình.
Tạo ra sự tự do cho người dùng
Là một open-source nên đặc tính của mạng lưới Ravencoin là sự tự do, thuận tiện. Với Ravencoin, người dùng được phép mining và phát hành token mà không nhà phát triển phân bổ trước.
Thiết kế của dự án Ravencoin không giống như tiền fiat. Vì vậy, người dùng có thể tự giám sát, chống lại sự kiểm duyệt và những quyền hạn nhất định. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng một số tùy chọn đơn giản khác nếu cần.
Truyền tải thông tin
Ravencoin đóng vai trò như một “phương tiện truyền tin” hữu hiệu. Giao thức này có khả năng kết nối nhà phát triển với người sở hữu tài sản. Được biết, đây cũng là một tính năng nổi bật của Bitcoin mà Ravencoin đã kế thừa.
Nhờ sự thuận lợi từ việc kết nối, nhà đầu tư có cơ hội nắm bắt thời cơ kiếm thêm lợi nhuận hiệu quả hơn. Không những thế, Ravencoin còn có khả năng giải quyết các vấn đề giao dịch giữa người dùng này với người dùng khác nhanh chóng hơn.
Điểm hạn chế của Ravencoin (RVN)
Trên thực tế, dự án Ravencoin (RVN) vẫn chưa thật sự nổi bật về tính năng ngoài việc chống lại ASIC. So với các dự án khác, Ravencoin (RVN) có khá nhiều điểm tương đồng và hạn chế rất nhiều về khả năng sáng tạo. Thật ra, việc thiết lập Blockchain riêng và phát hành token trên mạng lưới Blockchain ấy không còn quá mới mẻ. Vì nhiều dự án trước đã thực hiện điều này hàng trăm lần.
Ngoài ra, một điểm hạn chế lớn của Ravencoin là: dự án này là “tuổi đời” còn quá non trẻ. So với các dự án kỳ cựu, Ravencoin vẫn chưa phải đối mặt với nhiều thử thách. Vì vậy, người dùng không thể xác định được “sức bền” của Ravencoin trên thị trường tiền mã hóa.
Ravencoin (RVN) là dự án “gây bão” trên thị trường tiền mã hóa vào những năm 2018 – 2019. Tuy nhiên, sau gần 4 năm hoạt động, dự án này vẫn giữ được “sức nóng” của mình. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích về dự án Ravencoin (RVN).
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
RVN có ý nghĩa gì với Ravencoin (RVN)?
RVN có vai trò quan trọng trong việc duy trì và vận hành mạng lưới Ravencoin. Bằng cách sở hữu và đốt RVN, người dùng có thể phát hành token dựa trên việc tùy chỉnh các tính năng, chính sách tiền tệ được xác định trước. Bên cạnh đó, RVN còn là phần thưởng cho các miner xuất sắc
Có thể mining Ravencoin (RVN) bằng máy ASIC được không?
Câu trả lời là: “Không!”. Dự án Ravencoin vận hành dựa trên thuật toán X16R – thuật toán chống lại máy đào ASIC. Vì vậy, người dùng không thể mining Ravencoin bằng ASIC như Bitcoin.
Nên lưu trữ Ravencoin (RVN) ở đâu?
Bạn có thể lưu trữ Ravencoin tại một số ví như: Desktop Wallet trên máy tính hoặc App Wallet trên điện thoại. Ngoài ra, Ravencoin còn được hỗ trợ lưu trữ trên một số ví bên thứ 3 như: Crypto.com Wallet, Exodus Wallet, Trust Wallet,…