Bên cạnh những đơn vị cung cấp hosting uy tín, chất lượng trong nước như TinoHost, Mắt Bão hay VinaHost, bạn cũng có thể tham khảo các nhà cung cấp hosting nước ngoài. Mời bạn cùng TinoHost khám phá top 6 dịch vụ hosting nước ngoài tốt nhất năm 2024 qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về hosting nước ngoài
Hosting nước ngoài là gì?
Hosting nước ngoài là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ trên các máy chủ đặt tại các quốc gia khác ngoài quốc gia của người sử dụng. Khi sử dụng dịch vụ hosting nước ngoài, người dùng có thể lưu trữ các tệp tin, dữ liệu, tài nguyên của mình trên các máy chủ đặt tại các quốc gia khác.
Việc sử dụng hosting nước ngoài có thể giúp người dùng có được tốc độ truy cập nhanh hơn đối với khách hàng ở các khu vực đó và có thể giảm thiểu thời gian truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và người dùng. Ngoài ra, nhiều dịch vụ hosting nước ngoài cũng cung cấp các tính năng bảo mật cao hơn và hỗ trợ khách hàng tốt hơn so với các dịch vụ hosting trong nước.
Tại sao nên sử dụng hosting nước ngoài?
Tốc độ truy cập nhanh hơn
Khi website được lưu trữ trên server nước ngoài gần với khu vực người truy cập, tốc độ truy cập sẽ nhanh hơn đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với website hướng đến khách hàng quốc tế hoặc có lượng truy cập lớn từ các quốc gia khác.
Các nhà cung cấp hosting nước ngoài thường sở hữu hạ tầng mạng tiên tiến, đường truyền tốc độ cao và máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu hiện đại, giúp đảm bảo website của bạn luôn hoạt động ổn định và mượt mà.
Giá thành rẻ hơn
So với hosting trong nước, một số nhà cung cấp hosting nước ngoài có mức giá rẻ hơn, đặc biệt là khi bạn mua gói dung lượng lớn hoặc sử dụng gói dài hạn.
Nhiều nhà cung cấp hosting nước ngoài thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Khả năng mở rộng cao
Các nhà cung cấp hosting nước ngoài thường sở hữu hệ thống máy chủ có khả năng mở rộng cao, đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của website bạn. Bạn có thể dễ dàng nâng cấp gói hosting lên dung lượng cao hơn hoặc chuyển sang gói VPS hay máy chủ chuyên dụng khi cần thiết.
Tính bảo mật cao
Các nhà cung cấp hosting nước ngoài thường áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng. Họ thường có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề bảo mật.
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Nhiều nhà cung cấp hosting nước ngoài cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh khác nhau như email, điện thoại, live chat,… Bạn có thể dễ dàng liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kịp thời khi gặp sự cố.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số nhược điểm của hosting nước ngoài:
- Khó khăn trong giao tiếp: Nếu bạn không am hiểu tiếng Anh, bạn có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp hosting nước ngoài. Ngoài ra, chênh lệch múi giờ cũng là một khó khăn khi bạn cần hỗ trợ.
- Rủi ro về pháp lý: Một số nội dung website có thể bị vi phạm pháp luật tại quốc gia nơi máy chủ được đặt. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật trước khi sử dụng hosting nước ngoài.
Tóm lại, việc sử dụng hosting nước ngoài có nhiều ưu điểm như tốc độ truy cập nhanh, giá thành rẻ, khả năng mở rộng cao, tính bảo mật cao và hỗ trợ khách hàng 24/7. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số nhược điểm như khó khăn trong giao tiếp và rủi ro về pháp lý.
Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu và mục đích sử dụng website của mình trước khi quyết định lựa chọn hosting nước ngoài hay hosting trong nước.
Top 6 dịch vụ hosting nước ngoài tốt nhất năm 2024 để bạn “chọn mặt gửi vàng”
#1. IONOS
Giữ vị trí quán quân trong top 6 dịch vụ hosting nước ngoài tốt nhất năm 2024 là IONOS. Được biết đến như một đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting hàng đầu, IONOS đã cho ra mắt nhiều gói lưu trữ khác nhau, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và quản lý website. Khi sử dụng dịch vụ của IONOS, bạn sẽ được cung cấp một tên miền miễn phí trong 1 năm, chứng chỉ SSL miễn phí và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Ngoài ra, IONOS còn sở hữu những ưu điểm nổi bật như uptime 99,99%, bảo vệ DDoS, các gói hosting có khả năng mở rộng, dung lượng lưu trữ và trang web không giới hạn. Mức phí sử dụng hosting của IONOS được đánh giá là tốt nhất ở thời điểm hiện tại, phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn chế.
- Giá khởi điểm: 1$ mỗi tháng (Thanh toán hằng năm, gia hạn ở mức 10$ mỗi tháng).
- Trải nghiệm tại: https://www.ionos.com/
Ưu điểm:
- Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng.
- Sao lưu hằng ngày và phục hồi dữ liệu hiệu quả.
- Bảo vệ DDoS.
- Cơ sở hạ tầng dự phòng địa lý, thời gian hoạt động tốt nhất.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7.
- Đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày.
Hạn chế:
- Chi phí gói hằng tháng có thể tăng đáng kể sau năm đầu tiên (ví dụ: từ 1$ lên 10$ mỗi tháng).
- Chỉ miễn phí tên miền trong năm đầu tiên.
- Chỉ bao gồm 1 tài khoản Email.
- Bộ nhớ hạn chế đối với việc cấp nhập cảnh.
#2. HostGator
HostGator là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn sử dụng đơn vị cung cấp hosting nước ngoài. Điểm cộng của HostGator là có mức phí hấp dẫn, hiệu suất đáng tin cậy và tính năng phong phú, đa dạng. Tính đến nay, đơn vị này đã trở thành “bạn đồng hành” của hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những dịch vụ hosting nổi bật của HostGator bao gồm: Shared, WordPress, website builder, dedicated, VPS, reseller hosting. Bên cạnh đó, HostGator cũng đảm bảo uptime lên đến 99,99%. Khi trải nghiệm dịch vụ của đơn vị, bạn sẽ được hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày.
- Giá khởi điểm: 2,75$ mỗi tháng (thời hạn 3 năm).
- Trải nghiệm tại: https://www.hostgator.com/
Ưu điểm:
- Không gian đĩa và băng thông không giới hạn đối với tất cả các gói hosting.
- Cung cấp tên miền miễn phí.
- Chứng chỉ SSL miễn phí.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 qua điện thoại, tweet, blog,…
Hạn chế:
- Bảo mật tên miền cần đóng thêm phí.
- Sao lưu tự động cần đóng thêm phí.
- Chi phí có thể tăng sau 3 năm sử dụng.
#3. Bluehost
Bluehost là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting phổ biến và uy tín trên thị trường hiện nay. Với các tính năng đa dạng cùng mức giá cạnh tranh, Bluehost đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các “newbie” trong việc sử dụng dịch vụ web hosting.
Đối với gói cơ bản, bạn sẽ được cung cấp 10GB dung lượng lưu trữ, băng thông không giới hạn, tên miền miễn phí trong năm đầu và tối đa 25 miền phụ. Nếu muốn tăng gấp đôi dung lượng lưu trữ, sở hữu khoản tín dụng Google Ads/Bing trị giá 200$, miền chính, miền trỏ hướng và miền phụ, bạn có thể nâng cấp lên gói Plus của Bluehost.
- Giá khởi điểm: 2,59$ mỗi tháng (thời hạn 3 năm).
- Trải nghiệm tại: https://www.bluehost.com/
Ưu điểm:
- Cung cấp tên miền miễn phí.
- Chứng chỉ SSL miễn phí.
- Email doanh nghiệp miễn phí.
- Cung cấp CDN.
- Những gói cao cấp sẽ bao gồm nhiều tính năng đa dạng, thông minh.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Hạn chế:
- Dung lượng hạn chế.
- Cần đóng phí để sao lưu tự động.
- Không hỗ trợ qua điện thoại đối với gói hosting cơ bản.
- Giá tăng gấp 3 lần khi nâng cấp dịch vụ.
#4. DreamHost
DreamHost đã nhanh chóng trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting hàng đầu từ những ngày đầu ra mắt. Với DreamHost, bạn sẽ được trải nghiệm các gói hosting có mức giá phải chăng, tính năng đa dạng. Đơn vị này cam kết sẽ hỗ trợ người dùng xây dựng một trang web hoàn chỉnh từ tên miền, chứng chỉ SSL đến cài đặt WordPress.
Không chỉ nổi trội về giá thành, DreamHost còn được đánh giá cao về bộ công cụ xây dựng website thân thiện với người dùng. Chính vì thế, DreamHost luôn nằm trong top các đơn vị cung cấp hosting nước ngoài được ưa chuộng nhất hiện nay.
- Giá khởi điểm: 2,59$ mỗi tháng.
- Trải nghiệm tại: https://www.dreamhost.com/
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, phù hợp với “túi tiền” mọi doanh nghiệp.
- Miễn phí tên miền và chứng chỉ SSL.
- Thời hạn hợp đồng dịch vụ đa dạng, bao gồm: 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng, 36 tháng.
- Đảm bảo hoàn tiền trong 97 ngày.
- Đảm bảo uptime lên đến 100%.
- Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, tận tình.
Hạn chế:
- Tăng giá khi gia hạn.
- Rất nhiều upsell trong quá trình thanh toán.
- Gói rẻ không hỗ trợ tên miền tùy chỉnh.
- Phải đóng phí nếu sử dụng gói không giới hạn cho Email.
#5. InMotion Hosting
InMotion Hosting nổi bật trong giới hosting là đơn vị cung cấp dịch vụ với mức giá cực thấp, độ tin cậy và bảo mật cao. Với InMotion Hosting, bạn sẽ được đảm bảo hoàn tiền trong 90 ngày, sao lưu tự động, bảo vệ chống DDoS và chống phần mềm độc hại để bảo vệ trang web. Bên cạnh đó, InMotion Hosting còn bảo vệ những thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin thanh toán hay dữ liệu người dùng.
- Giá khởi điểm: 1,99$/tháng với hợp đồng 48 tháng (hoặc 2,99$/tháng với hợp đồng 12 tháng).
- Trải nghiệm tại: https://www.inmotionhosting.com/
Ưu điểm:
- Giá thành cực thấp, phù hợp với những doanh nghiệp có tài chính eo hẹp.
- Sao lưu tự động có sẵn (có tính phí).
- Đi kèm nhiều tính năng bảo mật cao cấp.
- Độ tin cậy cao.
- Đảm bảo hoàn tiền trong 90 ngày.
- Hỗ trợ kỹ thuật lên đến 24/7.
Hạn chế:
- Hợp đồng tối thiểu 12 tháng đối với hầu hết các gói hosting.
- Tăng giá khi gia hạn.
- Không cung cấp tên miền miễn phí.
#6. HawkHost
HawkHost là đơn vị cung cấp dịch vụ hosting nước ngoài có trụ sở chính tại Canada. Tính đến nay, đây là một trong những thương hiệu hosting nước ngoài được đánh giá tốt và phổ biến nhất tại Việt Nam.
HawkHost đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu về dịch vụ hosting giá rẻ, uy tín. Điểm cộng của HawkHost là có location tại HongKong và Singapore. Nhờ đó, tốc độ truyền về Việt Nam rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tính ổn định và đa dạng tính năng cũng là ưu điểm nổi trội của HawkHost.
- Giá khởi điểm: 2.24$/tháng.
- Trải nghiệm HawkHost tại: https://www.hawkhost.com/
Ưu điểm:
- Uptime rất tốt, đạt chuẩn đến 99,99%.
- Tính ổn định cao khi xảy ra hiện tượng đứt cáp, tốc độ truy cập nhanh do có location tại HongKong và Singapore.
- Sử dụng ổ cứng SSD, LightSpeed web server.
- cPanel hỗ trợ nâng cấp lên PHP mới nhất.
- Giá thành tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Hạn chế:
- Có thể gặp tình trạng quá tải khiến website của người dùng bị gián đoạn.
- Chưa có hệ thống live chat như những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting khác.
Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ hosting nước ngoài
- Cần phải tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp để đảm bảo rằng mình sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất, tránh được những rủi ro không đáng có.
- Xác định rõ nhu cầu sử dụng hosting của mình trước khi chọn một nhà cung cấp. Ví dụ, nếu cần một server để lưu trữ nhiều dữ liệu, bạn nên chọn một nhà cung cấp hosting với dung lượng lưu trữ lớn.
- Đảm bảo rằng nhà cung cấp hosting có độ truy cập tốt và tính ổn định cao để trang web hoạt động liên tục mà không gặp sự cố.
- Thường xuyên kiểm tra kỹ các tính năng cung cấp bởi nhà cung cấp hosting như tốc độ tải trang, bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật.
- Lưu ý đến chi phí khi lựa chọn dịch vụ hosting nước ngoài, cần đảm bảo rằng giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách của mình
- Tìm hiểu kỹ về hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp hosting.
Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn đơn vị cung cấp hosting trong hoặc ngoài nước. Tino Group hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích trong quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp hosting của bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đón đọc thêm những bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào chọn được nhà cung cấp hosting nước ngoài đáng tin cậy?
Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin của nhà cung cấp hosting nước ngoài, bao gồm: quy trình quản lý, bảo mật dữ liệu, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ. Bạn có thể lựa chọn các nhà cung cấp hosting nổi tiếng và thời gian hoạt động lâu đời trên thị trường. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến từ người dùng đã sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó để có cái nhìn toàn diện hơn.
Có thể sử dụng tên miền Việt Nam với hosting nước ngoài không?
Câu trả lời là: “Có!”. Bạn có thể sử dụng tên miền Việt Nam với hosting nước ngoài. Tuy nhiên, để làm được điều này, bạn phải đăng ký tên miền ở Việt Nam và cấu hình tên miền ấy để trỏ về địa chỉ IP của hosting nước ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng tên miền Việt Nam với hosting nước ngoài cũng cần tuân thủ các quy định của Tổng cục Thông tin và Truyền thông về quản lý tên miền Việt Nam.
Có thể chuyển từ hosting trong nước sang hosting nước ngoài không?
Tất nhiên là có! Bạn hoàn toàn được phép chuyển từ hosting trong nước sang hosting nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự giúp đỡ từ chuyên gia kỹ thuật. Để tránh mất dữ liệu, giảm thiểu thời gian chuyển đổi, bạn nên lên kế hoạch cẩn thận và chuyển đổi dần dần từng phần của website.
Hosting nước ngoài có hạn chế gì?
Hạn chế của hosting nước ngoài là việc quản lý và hỗ trợ khách hàng có thể gặp khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ, múi giờ giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Ngoài ra, việc chịu phí dịch vụ và cập nhật các quy định pháp luật tại những quốc gia khác cũng là vấn đề cần được quan tâm.