Địa chỉ 127.0.0.1 là gì? Tại sao lại phải truy cập vào địa chỉ 127.0.0.1? Địa chỉ 127.0.0.1 khác gì với 0.0.0.0? TinoHost sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết này!
Địa chỉ 127.0.0.1 là gì?
Khi bạn kết nối với một địa chỉ IP, tức là bạn đang muốn kết nối với một máy tính khác qua mạng Internet. Trong số các địa chỉ IP, 127.0.0.1 rất đặc biệt. Thông thường, một địa chỉ IP là duy nhất cho mọi máy tính trên cả mạng cục bộ và Internet, còn đối với địa chỉ 127.0.0.1, khi sử dụng địa chỉ này, tức là bạn đang kết nối và giao tiếp với chính máy tính của bạn.
127.0.0.1 được gọi là địa chỉ loopback, đôi khi bạn có thể nghe người khác gọi là localhost.
Ví dụ: nếu bạn thiết lập một server trên Máy tính A, bạn có thể kết nối với server đó bằng cách truy cập 127.0.0.1 trên Máy tính A.
Tuy nhiên, nếu bạn chuyển sang Máy tính B và nhập vào 127.0.0.1, bạn sẽ kết nối với máy tính B thay vì A. Bạn sẽ cần Internet hoặc địa chỉ IP mạng cục bộ của máy tính A để kết nối với máy tính B.
127.0.0.1 được dùng để làm gì?
Với một IP đặc biệt như 127.0.0.1, bạn sẽ có rất nhiều cách để sử dụng. Công dụng thường gặp nhất là 127.0.0.1 được dùng để chơi game với bạn bè và sử dụng localhost để thiết lập máy chủ ảo cục bộ.
Sử dụng để chơi game với bạn bè
Có một số game bạn có thể tạo một server trên PC để bạn chơi cùng với bạn bè. Để có thể chơi cùng, bạn cần kết nối với server host trên PC riêng. Nếu bạn là một người không chuyên về mạng? Đừng lo, tin tốt là bạn có công cụ hoàn hảo cho việc này!
Bạn đang suy nghĩ về game sử dụng 127.0.0.1 để chơi? Vậy,Minecraft là một ví dụ điển hình. Bạn có thể sử dụng phần mềm server trên máy tính để tạo một thế giới game trên PC, nhưng bạn vẫn cần kết nối với thông qua trình duyệt Minecraft server.
Sử dụng localhost để thiết lập máy chủ ảo cục bộ
Đây là một trong những công dụng vô cùng thiết thực mà 127.0.0.1 đem đến.
Khi bạn tạo một server trên máy tính của mình, 127.0.0.1 sẽ hoạt động và lắng nghe các phản hồi từ trình duyệt, từ đó tạo thành một thế giới ảo riêng của bạn.
Trong thế giới này, bạn có thể kết nối với chính máy tính của bạn như việc kết nối thông thường với các máy tính khác trên internet.
Công dụng của 127.0.0.1 thực sự hữu dụng trong trường hợp này, khi bạn thử nghiệm một phần mềm có thể chạy trơn tru trên môi trường mạng ảo của bạn, trước khi bạn tung ra sử dụng trên internet thật.
Với môi trường ảo trên chính máy của bạn, người khác không thể nào thâm nhập và xem được bạn đang thực hiện công việc đến đâu hay như thế nào.
Cách hoạt động của 127.0.0.1
Địa chỉ IP được sử dụng trong một mạng để giao tiếp với nhau. Mỗi người tham gia trong mạng có địa chỉ riêng của họ. Các gói dữ liệu được gửi qua TCP/IP có thể đến đích chính xác khi hệ thống này được sử dụng.
Cặp giao thức Transmission Control Protocol – TCP và IP là một số nền tảng của internet. Không chỉ trọng Internet, TCP/IP còn được sử dụng trong các mạng cục bộ. Trong quá trình truyền, Giao thức Internet chịu trách nhiệm cho phép địa chỉ IP và subnet mask trỏ đến địa chỉ các trong mạng.
Việc phân bổ các địa chỉ IP công cộng (những địa chỉ có thể được truy cập thông qua internet) được quy định bởi một tổ chức quốc tế: Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (viết tắt là ICANN). ICANN cũng chịu trách nhiệm cấp phát tên miền và Hệ thống DNS.
Tuy nhiên, một số phạm vi địa chỉ nhất định được dành riêng cho các mục đích đặc biệt, như phạm vi từ 127.0.0.0 đến 127.255.255.255. Ngoài khoản đó ra, bạn có thể tự do suy đoán về việc tại sao chúng lại được chọn và tại sao ngoài phạm vi đó lại không ổn.
Đầu những năm 1990, địa chỉ IP trên internet được chia thành các lớp khác nhau. Lớp đầu tiên – Lớp A, bắt đầu bằng 0.0.0.0, địa chỉ này cũng được đặt trước và kết thúc bằng 127.255.255.255.
127 là khối cuối cùng trong mạng Lớp A. Vị trí quan trọng này có thể là lý do tại sao 127 lại được chọn. Các thông báo loopback chứa số cổng đích cùng với địa chỉ. Ứng dụng có thể sử dụng các số cổng này để chia nhỏ thông báo thử nghiệm thành nhiều danh mục.
Làm thế nào để truy cập 127.0.0.1?
Các truy cập cũng khá đơn giản. Bạn chỉ bật trình duyệt web như Chrome, Edge, hay bất cứ trình duyệt nào bạn có và gõ dòng địa chỉ: “127.0.0.1” vào thanh địa chỉ => nhấn Enter để truy cập. Nếu bạn không thích gõ số, bạn có thể gõ chữ: localhost và nhấn Enter.
Bạn làm thử theo TinoHost hướng dẫn mà kết quả trả về là một màn hình như bên trong ảnh?
Câu trả lời đơn giản là vì hiện tại, bạn chưa cài đặt và cấu hình bất cứ một server nào trên máy tính của bạn. Máy tính của bạn cũng không có bất cứ lý do gì để phải tự kết nối với chính nó.
So sánh 127.0.0.1 và localhost
Giống nhau
Trên hầu hết các hệ thống, localhost và 127.0.0.1 đều giống nhau về chức năng. Bạn có thể sử dụng cái tên localhost cho cả 2.
127.0.0.1 và localhost đều có cùng một chức năng là tạo ra cổng giao tiếp kết nối với máy chủ cục bộ, điều này sẽ cho phép bạn kết nối mạng lặp lại trên chính máy chủ của mình.
Khác nhau
Localhost là một nhãn địa chỉ IP, bản thân localhost không phải là địa chỉ IP thực thụ. Localhost có thể thực hiện việc trỏ vào nhiều IP khác nhau. Trong thực tế, localhost có thể trỏ đến bất cứ IP nào, thậm chí cả những IP không nằm trong phạm vi từ 127.0.0.0 đến 127.255.255.255.
Về mặt lý thuyết, file Hosts sẽ không ngăn cản bạn trỏ đến IP nằm ngoài phạm vi 127.0.0.0 đến 127.255.255.255 . Tuy nhiên, khi bạn thực hiện trỏ, các chức năng quan trọng trong hệ thống sẽ có thể bị ảnh hưởng. Từ đó làm cho toàn bộ những ứng dụng hoạt động dựa trên kết nối của localhost đều sẽ gặp sự cố phát sinh không đáng có.
Còn 127.0.0.1, ta có 127 được chọn cho khối địa chỉ loopback, do đây là khối địa chỉ cuối cùng của lớp A, chạy từ địa chỉ có giá trị 00000001 đến giá trị 01111111. Trong IPv6, địa chỉ loopback là địa chỉ đầu tiên, 0:0:0:0:0:0:0:1, thường được biểu thị dưới dạng rút gọn là ::1.
Như vậy sự khác biệt rõ rệt nhất là: dù localhost cũng được gọi là local, nhưng được gọi là máy cục bộ; còn 127.0.0.1 thường được coi là địa chỉ cục bộ.
Localhost có những lợi thế như: không bị ảnh hưởng bởi cấu hình card mạng và cài đặt Firewall (tường lửa); tất cả các cổng kết nối của localhost đều mở. Vì vậy, khi bạn lựa chọn một môi trường thử nghiệm cục bộ, Localhost lý tưởng hơn rất nhiều so với 127.0.0.1.
Qua bài viết, TinoHost hi vọng bạn đã hiểu hơn về địa chỉ 127.0.0.1 là gì và biết được sự khác biệt giữa 127.0.0.1 và localhost như thế nào. Chúc bạn đưa ra được một lựa chọn phù hợp, sử dụng đúng cách và hiệu quả nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tôi nên sử dụng phần mềm nào để tạo Localhost?
XAMPP là một trong những phần mềm tạo Localhost tốt nhất và hoàn toàn miễn phí, liên tục được cập nhật.
127.0.0.1 phục vụ tốt nhất cho việc gì?
Tốt nhất bạn nên dùng 127.0.0.1 cho việc học hỏi, thử nghiệm và thực hành các dự án phần mềm liên quan đến kết nối mạng.
Giao thức IPv4, IPv6 là gì?
Có thể hiểu ngắn gọn, chúng là phiên bản thứ 4 và phiên bản thứ 6 của giao thức IP. IPv6 bảo mật cao hơn IPv4 và những tăng cường mạnh mẽ như: tăng khả năng định tuyến, tăng không gian lưu trữ.
Datagram là gì?
Datagram là các gói thông tin truyền tải dữ liệu giữa nguồn đi và đích đến bằng các phương pháp phi kết nối. IPX – Internetwork Packet Exchange và IP là các dịch vụ datagram. Datagram chứa địa chỉ đích và có thể đi xuyên qua biên giới của các mạng nối nhau bằng bộ định tuyến.