Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần có một quy trình vận hành phù hợp để cung cấp những cải tiến có thể giảm độ phức tạp và cải thiện sản phẩm. Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu đến bạn một quy trình được nhiều doanh nghiệp hàng đầu sử dụng: DevOps. Vậy, DevOps là gì?
DevOps là gì?
DevOps (viết tắt từ Dev là Development: Phát triển và Ops là Operations: Hoạt động) là sự kết hợp giữa quy trình, con người và công nghệ để cung cấp giá trị đến với khách hàng.
DevOps ảnh hưởng đến vòng đời ứng dụng trong suốt các giai đoạn lập kế hoạch, phát triển, cung cấp và vận hành. Mỗi giai đoạn dựa vào các giai đoạn khác và các giai đoạn không phân biệt vai trò. Trong sự vận hành DevOps, mỗi vai trò đều tham gia vào từng giai đoạn ở mức độ nào đó.
DevOps ra đời khi nào?
DevOps được ra đời vào năm 2008 với kết hợp giữa hai nhà phát triển là Andrew Clay và Patrick Debois, nhằm tìm cách khắc phục các vấn đề phổ biến trong phát triển , chẳng hạn như giảm ảnh hưởng khi tiến độ mở rộng và tác động tiêu cực của việc phân phối gia tăng dài hạn. Đến năm 2009, DevOps đã nhanh chóng trở thành một từ thông dụng trong ngành.
Sau một thập kỷ phát triển, DevOps không phải tăng độ hiệu quả mà là sự thay đổi về văn hóa trong cách doanh nghiệp tiếp cận mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm.
DevOps hoạt động như thế nào?
Để vận hành DevOps, nhiều doanh nghiệp hợp nhất việc phát triển và hoạt động trong một nhóm duy nhất, doanh nghiệp phân phối theo tính năng thay vì chức năng công việc. Cách tiếp cận này khuyến khích các cá nhân phát triển các đa kỹ năng, hoạt động kiểm tra và bảo mật ứng dụng vào sự phân phối liền mạch.
Việc triển khai DevOps thường gắn với sự tích hợp liên tục (CI), nhiều nhà phát triển cam kết cập nhật phần mềm vào một kho lưu trữ chung nhiều lần trong ngày. Sự tích hợp liên tục giúp các nhà phát triển phát hiện ra các vấn đề và lỗi tích hợp trong quá trình, đồng thời hợp lý hóa các nhánh và bản dựng.
DevOps sử dụng các loại tính năng nào?
Xây dựng máy chủ
Máy chủ là một công cụ tự động hóa và cho phép mã trong kho mã nguồn được chuyển dịch thành cơ sở mã thực thi.
Kho mã nguồn
Kho lưu trữ mã nguồn là yếu tố chính của tích hợp liên tục, đóng vai trò là nơi mà các nhà phát triển có thể quản lý các phiên bản mã khác nhau và thực hiện các thay đổi mã không làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
Quản lý cấu hình
Quản lý cầu hình được thiết lập và duy trì chất lượng, tính nhất quán của các yêu cầu, tính năng và thuộc tính của cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng ảo
Cơ sở hạ tầng ảo là các dịch vụ dựa trên đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc nền tảng dưới dạng dịch vụ, chẳng hạn như AWS, Microsoft Azure. Khi được sử dụng với các công cụ tự động hóa, cơ sở hạ tầng ảo hỗ trợ DevOps bằng cách cho phép quản trị viên tự động kiểm tra mã mà không cần bất kỳ sự tác động nào.
Bộ chứa
Bộ chứa Linux là các thành phần ảo hóa, cô lập khối công việc hoặc ứng dụng nhất định ra khỏi hệ thống máy chủ trong quá trình phát triển.
Tại sao nên sử dụng DevOps?
- Giảm thay đổi thất bại: Khi gặp các thay đổi nhỏ và riêng biệt thay vì các thay đổi lớn sẽ được bảo vệ an toàn hơn. Không chỉ giảm thiểu nguy cơ thất bại mà thời gian phục hồi cũng được giảm theo.
- Sản phẩm chất lượng tốt: Sản phẩm được triển khai với ít lỗi hơn. Việc triển khai thường xuyên trong chu kỳ thời gian ngắn, sản phẩm có thể tiếp tục được cải thiện nhanh hơn.
- Chi phí giải phóng thấp: Với ít lỗi cần sửa, thời gian chu kỳ ngắn và đường dẫn hoàn toàn tự động. Các chi phí triển khai giải phóng sẽ giảm xuống.
- Tiết kiệm thời gian: Sử dụng ít thời gian cho các công việc ngoài kế hoạch và dành thời gian cho kế hoạch mới.
- Cải thiện sự hài lòng: Chu kỳ phát hành nhanh nhờ vào khả năng sửa lỗi kịp thời và thêm vào các tính năng theo yêu cầu một cách dễ dàng.
- Doanh thu tăng: Nếu mọi người hài lòng với sản phẩm thì nhiều khả năng họ sẽ mua thêm hoặc giới thiệu người khác sử dụng.
- Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ: Được cập nhật và sửa đổi qua từng bước, tiến hành thử nghiệm ở các giai đoạn. Lập phiên bản cấu hình và cài đặt ổn định.
- Tránh sự lãng phí: DevOps hoạt động theo từng phần nhỏ, giảm thiểu tối đa sự lãng phí, cung cấp các phản hồi sớm trong chu kỳ ngắn.
DevOps có những ưu điểm gì?
Giảm thiểu chi phí
Các doanh nghiệp sử dụng DevOps đã giảm 20% chi phí vận hành trung bình của hệ thống, cải thiện tốt hơn nhiều so với các hệ thống truyền thống.
Bản phát hành đáng tin cậy
Trong môi trường DevOps, cả nhóm vận hành và nhóm phát triển đang làm việc cùng nhau về các tính năng và cải tiến của ứng dụng. Sự kết hợp giữa cơ sở mã được chia sẻ, tích hợp liên tục và triển khai thêm, cung cấp các bản phát hành đáng tin cậy
Mất ít thời gian hoàn thành
DevOps mất ít thời gian để phát triển một sản phẩm phần mềm tùy chỉnh. Điều này liên quan đến các quy trình tự động nhất định giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, so với các quy trình truyền thống phải mất hàng tuần để tiếp cận và hoàn thành.
Sửa lỗi nhanh
Sự hợp tác và trao đổi phù hợp trong toàn nhóm giúp quá trình sửa lỗi được cải thiện một cách nhanh chóng.
Những hạn chế khi sử dụng DevOps
Khó khăn trong việc chuyển đổi
Xử lý các hệ thống cũ và xây dựng lại các ứng dụng của bạn để triển khai một hệ thống mới hoặc chuyển toàn bộ lên đám mây. Ngoài việc điều chỉnh về sản phẩm, bạn có thể xây dựng là nhóm và thay đổi các quy trình nội bộ để phù hợp với DevOps.
Khó tìm kiếm nhân sự
Bạn nên tìm kiếm một nhóm nhân sự có trình độ chuyên môn đủ tốt để vận hành quá cho quy trình. Để tìm kiếm một chuyên gia DevOps có chuyên môn tốt là không hề đơn giản, bạn có thể cân nhắc việc thuê các chuyên gia nước ngoài hoặc hợp tác với công ty công nghệ đáng tin cậy.
Lựa chọn công cụ
Có nhiều công cụ bạn có thể cân nhắc khi chuyển sang DevOps, một số công cụ có thể mang lại lợi ích. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho việc chọn những công cụ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của bạn trở nên khó khăn hơn.
DevOps là giải pháp cực kỳ hữu ích cho quy trình vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một kế hoạch cụ thể không đủ để DevOps mang đến sự hiệu quả ở mức tốt nhất, bạn cũng cần đến một đội ngũ có kỹ năng và kiến thức chuyên môn tốt để định hướng quy trình một cách phù hợp, giảm thiểu những rủi ro xuống mức thấp nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về DevOps.
Một số câu hỏi liên quan đến DevOps
Xây dựng phù hợp với DevOps cần làm những gì?
Điều này bao gồm việc bạn phải thay đổi vai trò của nhóm, thuê thành viên mới trong nhóm hoặc áp dụng các công cụ mới,…Để xem cách tiếp cận của doanh nghiệp, bạn cần khởi động một dự án thử nghiệm trước.
DevOps thích hợp với các loại doanh nghiệp nào?
DevOps có thể được vận dụng vào mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có những hoạt động với một phân khúc và nhóm đối tượng riêng, bạn nên tìm kiếm sự tương thích trong quá trình áp dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
DevOps giám sát như thế nào?
DevOps thực hiện việc các giải pháp giám sát và ghi nhật ký hoạt động theo thời gian thực khi sản phẩm được đưa vào sản xuất. Các giám sát sẽ cung cấp cho bạn các số liệu hiệu suất để cải thiện cho các giải pháp và giảm thiểu rủi ro xảy ra.
Làm một chuyên gia DevOps có đơn giản không?
Hầu như, các chuyên gia có chuyên môn về DevOps rất khó tìm. Đây cũng là lý do vì sao các kỹ sư DevOps thuộc top công việc khó tuyển dụng nhất. Điều này cũng khiến cho các chuyên gia DevOps sở hữu mức lương rất hấp dẫn.