Mô hình Department Store ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và bắt đầu xuất hiện ở nhiều tỉnh thành lớn. Tuy nhiên, nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa Shopping Mall và Department Store. Vậy Department Store là gì? Shopping Mall và Department Store khác nhau như thế nào? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Department Store
Department Store là gì?
Department Store được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là cửa hàng bách hóa. Đây là nơi bán nhiều sản phẩm khác nhau, được tổ chức thành các khu vực (Department) hoặc danh mục đặc trưng theo thương hiệu giúp không gian mua sắm trở nên rõ ràng, dễ điều hướng hơn. Thông thường, các Department Store sẽ cung cấp các sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau, nhưng cũng có một số nơi chỉ bán duy nhất một loại sản phẩm.
Nhiều thương hiệu lớn có chuỗi Department Store của riêng mình ở các địa điểm khác nhau trên một quốc gia hoặc thậm chí trên thế giới. Điển hình là Lewis – một trong những chuỗi Department Store đình đám nhất thế giới. Ở Việt Nam, những thương hiệu như Vinmart hoặc Lotte cũng có chuỗi Department Store nổi tiếng với chất lượng hàng hóa được kiểm duyệt cao.
Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cửa hàng bách hóa xuất hiện ở Việt Nam bắt nguồn từ việc nhiều người từ các tỉnh lẻ, các khu vực nông thôn… chuyển tới định cư ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Dân số tăng đột biến khiến nhu cầu mua sắm hàng hóa, nhu yếu phẩm tăng cao, Department Store cũng nhờ vậy mà phát triển cực thịnh vào những năm gần đây.
Department Store và Shopping Mall khác nhau như thế nào?
Cả Department Store và Shopping Mall đều là nơi cung cấp nhiều loại sản phẩm, hàng hóa chất lượng và được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Tuy nhiên, giữa hai mô hình này sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể: Shopping mall Department store Các tên gọi khác Trung tâm mua sắm hoặc tổ hợp mua sắm và giải trí Cửa hàng bách hóa Nguồn gốc Marché des Enfants-Rouges, thủ đô Paris, Pháp. Bennett’s of Irongate, Derby (Vương Quốc Anh). Xuất hiện lần đầu tiên Năm 1628 Năm 1734 Các mặt hàng và sản phẩm Gồm các mặt hàng tiêu dùng, may mặc và giải trí. Bên cạnh đó, trung tâm thương mại còn có nhà hàng, quầy thực phẩm chế biến sẵn, rạp chiếu phim và khu vui chơi giải trí. Gồm các sản phẩm mà Shopping Mall cung cấp nhưng ít đa dạng bằng. Ngoài ra, không nhà hàng và khu vui chơi giải trí Địa điểm Tương đối lớn. Gồm một hoặc nhiều tòa nhà (nhiều tầng) được kết nối với nhau bằng hệ thống đường đi bộ, thang máy và hành lang. Nhỏ hơn so với Shopping Mall. Thường chỉ nằm trong một tòa nhà hoặc nằm trong Shopping Mall. Bãi đỗ xe Có bãi đỗ xe riêng với diện tích rộng lớn. Có bãi đỗ xe riêng hoặc không
Phân biệt Department Store với Hypermarkets và Supermarket
- Supermarket (Siêu thị): Là một loại hình bán lẻ lớn hơn Department Stores, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm. Ở Việt Nam, Supermarket điển hình có thể kể đến là Coop Mart. Supermarket là loại hình tổ chức theo khu vực ngành hàng sản phẩm. Tất cả đều do siêu thị điều hành. Ngược lại, Department Store tổ chức quầy hàng theo từng thương hiệu và do chủ của thương hiệu đó trực tiếp điều hành.
- Hypermarkets (Đại siêu thị): Lớn hơn Supermarket (thường là sự kết hợp giữa Department Store và Supermarket). Đây là nơi tập trung nhiều sản phẩm với mức giá hơn Supermarket cũng như khối lượng mặt hàng lớn hơn rất nhiều. Các Hypermarkets có mục tiêu chính là bán các mặt hàng giảm giá chứ không cố thu hút khách, không cần cầu kỳ về mặt hình ảnh như Supermarket. Ở Việt Nam, Hypermarkets điển hình có thể kể đến Go (trước đây là BigC).
Kinh nghiệm kinh doanh trong Department Store
Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
Để thu hút khách hàng đến cửa hàng của bạn trong Department Store, bạn phải triển khai các dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như một số cửa hàng đã kinh doanh hàng hóa trực tuyến. Khi đó, họ có thể tăng cường dịch vụ bằng cách cung cấp một hệ thống giao hàng, trả hàng dễ dàng, thanh toán trực tuyến, chiết khấu và triển khai phiếu giảm giá…
Vì vậy, việc áp dụng công nghệ cũng rất quan trọng để thu hút nhiều khách hàng lựa chọn bạn.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần thu hút khách hàng đến với Department Store của bạn như:
- Không gian gọn gàng, sạch sẽ
- Chuẩn bị đầy đủ nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Có lời chào mừng ngay khi khách hàng bước vào và cảm ơn khi họ rời đi
- Nếu có thể, hãy chuẩn bị một số trò giải trí cho khách hàng đang đứng chờ thanh toán
- Department Store nên chuẩn bị chỗ đỗ xe thích hợp cùng bảo vệ nhiệt tình
- Quá trình thanh toán nhanh chóng
Luôn giữ sự tương tác tốt với khách hàng
Ngoài chất lượng sản phẩm, một trong những yếu tố gây ấn tượng với khách hàng chính là khả năng tương tác mà thương hiệu dành cho họ.
Hiện nay, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những nhãn hàng chăm sóc họ tận tình cho họ. Hãy luôn đối xử chu đáo với khách hàng từ những điều nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn như: thường xuyên liên lạc qua email/số điện thoại, nhớ rõ sở thích và ngày sinh nhật của khách hàng; không quên gửi đến họ những ưu đãi trong ngày sinh nhật…
Mang đến nhiều chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi luôn là yếu tố có sức hút mãnh liệt với khách hàng. Có thể xem đây là “thỏi nam châm” giúp Department Store thu hút khách hàng và tăng doanh số hiệu quả. Một chương trình khuyến mại mà bạn có thể sử dụng như:
- Giảm giá vào lần mua hàng kế tiếp
- Mua 1 tặng 1
- Tích điểm đổi quà
- Giá rẻ thanh lý cửa hàng
Truyền thông trên các kênh mạng xã hội
Song song với việc tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bạn cũng đừng quên việc PR, quảng bá cho cửa hàng của mình.
Truyền thông trên các kênh mạng trực tuyến là con đường ngắn nhất để đưa sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể lựa chọn quảng cáo trên nhiều kênh mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,…
Đẩy mạnh dịch vụ bán hàng và CSKH trực tuyến
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã ảnh hưởng tới xu hướng mua sắm của khách hàng. Thay vì phải chạy đến tận cửa hàng để lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng có thể đặt hàng tại nhà và chờ người giao sản phẩm đến tận tay.
Nắm bắt xu hướng này, các cửa hàng hãy tăng cường bán hàng trực tuyến. Lưu ý: các thông tin về giá cả, công dụng và cách sử dụng nên được ghi rõ ràng. Đặc biệt, đừng quên xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng online, giúp khách hàng giải đáp thắc mắc cũng như giải quyết các vấn đề nhanh chóng mà không cần đến tận cửa hàng.
Sử dụng thiết bị và phần mềm vào hệ thống quản lý
Những phần mềm, thiết bị thường được sử dụng trong việc quản lý cửa hàng gồm:
- Máy in hóa đơn: Việc sử dụng hệ thống máy tính vào việc thanh toán cũng như in ấn hóa đơn sẽ giúp nhân viên lẫn khách hàng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
- Phần mềm bán hàng và theo dõi hàng tồn kho: Vì số lượng sản phẩm trong một Department Store là rất lớn, có thể tạo áp lực lên do nhân viên kiểm hàng. Do đó, để giúp quy trình bán hàng và kiểm hàng trở nên đơn giản hơn cũng như hạn chế sai sót, bạn nên sử dụng các phần mềm bán hàng đang có trên thị trường.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Department Store cũng như giúp bạn nhận biết sự khác biệt giữa Department Store và Shopping Mall. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm một thông tin hữu ích trong kinh doanh. Theo dõi Tino Group để đọc thêm các bài viết thú vị khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ở Việt Nam có Department Store nào nổi tiếng?
Nhắc đến Department Store nổi tiếng tại Việt Nam phải kể đến Parkson. Parkson là thành viên của The Lion Group, được thành lập từ những năm 1930 tại Malaysia.
Hiện tại, hệ thống Parkson tại TP.HCM có 4 Department Store gồm: Parkson Lê Thánh Tôn (quận 1), CT Plaza (Tân Bình), Cantavil (quận 2) và Hùng Vương Plaza (quận 5).
Hoặc Takashimaya (Saigon Center) cũng là một Department Store nổi tiếng.
Department Store nằm riêng hay chung với Shopping Mall?
Department Store thường là một cửa hàng rất lớn trong Shopping Mall, phân chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực bán 1 loại sản phẩm riêng biệt. Nhưng cũng có khi Department Stores nằm riêng biệt, mở rộng thành 1 tòa nhà giống Shopping Mall, thậm chí lớn hơn cả Supermarket.
Tại sao ở Việt Nam nhiều người vẫn còn xa lạ khái niệm Department Store?
Nếu được lựa chọn đến một Department Store hay trung tâm thương mại hoặc siêu thị để mua sắm thì người tiêu dùng Việt có xu hướng đến siêu thị nhiều hơn. Trung tâm thương mại thích hợp để vui chơi, ăn uống, xem phim. Trong khi một Department Store (lai giữa siêu thị và trung tâm thương mại) ít phổ biến trong nhận thức của nhiều người tiêu dùng. Có thể họ đã từng mua sắm ở đây nhưng bị nhầm lẫn với trung tâm thương mại.
Có nên mua quần áo trong Department Store?
Điều này còn phụ thuộc vào suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Thông thường, các thương hiệu quần áo trong Department Store đều là những cái nên nổi tiếng, đã được kiểm duyệt nhưng mức giá tương đối đắt (trừ trường hợp Sale lớn) cũng như ít mẫu mã để bạn lựa chọn.