Các cuộc tấn công DDoS là mối quan tâm hàng đầu trong bảo mật Internet ngày nay. Nếu bỗng nhiên website của bạn không thể truy cập được hoặc có một lượng traffic cực khủng xuất hiện bất thường trên website, rất có thể, bạn đang trở thành đối tượng đang bị tấn công DDOS. Vậy DDoS là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu ngay sau đây nhé!
DDoS là gì?
Định nghĩa DDoS
DDoS – Distributed Denial of Service (tạm dịch: tấn công từ chối dịch vụ phân tán) là một trong những phương thức của DoS – Denial of Service (tạm dịch: tấn công từ chối dịch vụ). Tấn công DDoS mạnh hơn DoS rất nhiều vì DDoS được phân tán từ nhiều địa chỉ IP khác nhau, khiến người bị tấn công rất khó phát hiện để ngăn chặn được.
Hiểu theo thuật ngữ chuyên ngành, DDoS được xem là một nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính hoặc website.
Hiểu đơn giản, DDoS là một hình thức “hack” vào website của bạn. Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng bảo mật, hacker sẽ chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn và hạn chế tối đa khả năng người dùng. Song song đó, hacker cũng khiến cho toàn bộ các thông tin, dữ liệu và các trang trở nên quá tải.
Mục đích cuối cùng của hacker là máy chủ (server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).
Phân loại DDoS
Có 2 dạng DDoS thường gặp:
- Làm quá tải băng thông khiến cho người dùng không thể sử dụng dịch vụ mặc dù trong thời điểm hiện tại không có nhiều người truy cập vào website của bạn.
- Chiếm dụng tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ, …. bằng hàng loạt ứng dụng khiến cho người dùng không thể truy cập vào website của bạn.
Các kiểu tấn công DDoS thường gặp hiện nay
SYN Flood Attack
Thông thường, khi người dùng truy cập vào một địa chỉ website, máy chủ sẽ nhận được một dữ liệu (TCP SYN packet). Máy chủ sẽ ngay lập tức gửi đến khách hàng một SYN/ACK Packet và chờ nhận một ACK packet phản hồi từ khách hàng. Sau đó khách hàng phản hồi lại máy chủ bằng một ACK Packet khác nữa và việc kết nối hoàn tất. Trong trường hợp này, khách hàng và máy chủ đã thực hiện thành công việc trao đổi dữ liệu qua lại.
Kiểu tấn công SYN Flood Attack này lợi dụng sơ hở trong chuỗi kết nối TCP, được gọi là bắt tay ba chiều. Trong một SYN Flood, hacker sẽ gửi hàng loạt tin nhắn giả mạo đến máy chủ khiến máy chủ quá tải, dẫn đến tình trạng “sập ” toàn bộ hệ thống.
HTTP Get or Post Flooding
Đây là tình trạng tấn công khiến máy chủ tiêu tốn tối đa tài nguyên hoặc làm chậm các ứng dụng khiến server quá tải, không còn tài nguyên để trao đổi, xử lý dữ liệu bằng các gói dữ liệu giả mạo hoặc đã bị thay đổi trên máy chủ.
Ngoài ra, hacker cũng thường sử dụng kiểu tấn công: Ping Flood Attack, Teardrop Attack, Peer-to-Peer Attacks, ….
Bất kể một dịch vụ trực tuyến nào đều có thể bị tấn công, tuy nhiên, những dịch vụ tài chính, game, và tin tức lại là những mục tiêu hay bị tấn công nhất.
Tấn công DDoS gây ra hậu quả gì?
Tác hại của tấn công DDoS
- Đối với người dùng: DDoS làm giảm đáng kể (thậm chí là đình trệ) tốc độ truy cập website. Đồng thời, DDoS cũng vô hiệu hoá khả năng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí là cả một hệ thống mạng rất lớn.
- Đối với doanh nghiệp/chủ sở hữu website: Việc giảm số lượng và tốc độ người dùng truy câp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất website của bạn, khiến người dùng không có cảm giác trải nghiệm tốt, tương tác chậm, …. dẫn đến tình trạng tụt hạng website.
Dấu hiệu nào nhận biết DDoS đang tấn công website của bạn?
Dấu hiệu rõ rệt nhất khi bị DDoS tấn công là bạn không thể kiểm soát quyền truy cập website ổn định như bình thường. Nhưng không phải tất cả các sự gián đoạn dịch vụ đều là kết quả của một cuộc tấn công DDoS. Trong trường hợp đó, có thể website của bạn đang có vấn đề về kĩ thuật và quản trị viên đang tiến hành thao tác bảo trì.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây thì chắc chắn đang bị DDoS tấn công:
- Dù mạng Internet đang ổn định, bạn vẫn không thể truy cập vào một website hoặc truy cập/mở file với tốc độ cực kì chậm. Trong khi đó, bạn vẫn truy cập được vào website khác bình thường.
- Một trang website cụ thể nào đó không thể truy cập được.
- Bỗng nhiên có một lượng traffic cực lớn xuất hiện bất thường trên website
- Thư rác bạn nhận được trong tài khoản tăng nhanh bất ngờ.
Hệ thống chống DDoS của TinoHost có gì đặc biệt?
Trên thế giới, hiện nay, “ngăn chặn tấn công DDoS 100%” vẫn là bài toán chưa có đáp án cuối cùng. Nếu xác định được tình trạng website đang bị DDoS tấn công, bạn sẽ sớm đưa ra giải pháp khắc phục để hạn chế hậu quả xấu nhất. Để khắc phục hậu quả DDoS tạm thời và nhanh nhất, bạn nên thực hiện 2 thao tác sau:
Bước 1: Chặn các địa chỉ IP được phát hiện (dùng firewall, cài Csf hoặc Nullroute IP)
Bước 2: Xoá các IP đã thực hiện DDoS
Đây chỉ là cách khắc phục tạm thời nhằm hạn chế hậu quả của DDoS. Về mặt lâu dài, bạn nên thường xuyên bảo trì website băng cách:
- check Status Server thường xuyên,
- config các bộ lọc và mod sercurity tốt hơn,
- cài thêm Cloud Linux,
- giới hạn từng domain trên server sử dụng tài nguyên, …
Những biện pháp kể trên là những biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất để khắc phục tình trạng tấn công DDOS trên website. Tuy nhiên, đa phần các giải pháp đều đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về máy tính và phần mềm máy tính. Nếu không phải là người am hiểu công nghệ thông tin và mong muốn bảo vệ website của mình khỏi tác hại của DDoS, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của hệ thống chống DDoS tại TinoHost.
- Hệ thống máy chủ của TinoHost được đặt tại Trung tâm dữ liệu lớn, đáp ứng quy chuẩn quốc tế.
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng và tường lửa giúp hạn chế các tấn công bất hợp pháp.
- Hỗ trợ khách hàng 24/7.
Bấy nhiêu đó đã đủ khiến TinoHost trở thành sự lựa chọn của bạn chưa?
Bên cạnh những ảnh hưởng xấu đến các website, tấn công DDos còn để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp về kinh doanh, lợi nhuận và uy tín. Bài viết trên cũng đã tóm tắt những thông tin quan trọng nhất về DDos.
Hy vọng bạn sẽ lựa chọn nhiều phương án phòng tránh hiệu quả để bảo vệ website của mình hoạt động một cách an toàn nhất!
Những câu hỏi thường gặp
DoS và DDoS có khác nhau không?
Mặc dù tên gọi khá giống nhau, nhưng sự khác biệt cơ bản nhất giữa 2 khái niệm này chính là quy mô của cuộc tấn công.
DoS là phương thức chỉ sử dụng 1 thiết bị để thực hiện tấn công một đối tượng khác (thường là trực tiếp vào các máy chủ).
DDoS là phương thức sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị, nhiều nguồn để thực hiện tấn công vào một (hoặc nhiều mục tiêu).
Nếu website bị tấn công DDoS thì cần liên lạc với ai?
Khi bị tấn công DDOS, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của 3 đối tượng sau:
- Người đầu tiên bạn nên cần liên lạc đó chính là nhà cung cấp dịch vụ Internet, vì họ có nhiều chuyên gia, kỹ thuật viên hàng đầu.
- Nhà cung cấp host là người cung cấp máy chủ và vận hành máy chủ, vì vậy bạn có thể liên lạc với họ khi gặp những vấn đề liên quan đến máy chủ.
- Nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn bị tấn công ở mức độ cực kỳ lớn và nguy hiểm, bạn phải cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tại sao các hacker thường sử dụng hình thức tấn công DDos?
Mục đích duy nhất của cuộc tấn công DDoS là làm quá tải tài nguyên trang web. Tuy nhiên, các cuộc tấn công DDoS có thể được sử dụng như một cách để tống tiền chủ sở hữu. Ví dụ: chủ sở hữu trang web có thể được yêu cầu trả tiền chuộc cho những kẻ tấn công để ngăn chặn một cuộc tấn công DDoS.
Tấn công DDos có đánh cắp dữ liệu không?
Không ít chủ sở hữu website đã trải qua nhiều cuộc tấn công DDoS. Ngay cả những ai chỉ bị tấn công một lần, họ cũng đều báo cáo việc bị trộm cắp tài sản trí tuệ, dữ liệu khách hàng hoặc tài sản và nguồn lực tài chính. Do đó, tấn công DDos cực kỳ nguy hiểm.