Công nghệ phát triển mạnh mẽ mở ra rất nhiều hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Và Data Driven là một trong số đó. Giải pháp kinh doanh này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả, chính xác dựa trên những con số cụ thể. Vậy chính xác Data Driven là gì? Data Driven mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp? Ứng dụng Data Driven trong kinh doanh như thế nào? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về Data Driven qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Data Driven
Data Driven là gì?
Data Driven (tổ chức theo hướng dữ liệu) là yếu tố hoặc quá trình ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc dẫn đến sự thay đổi trong dữ liệu. Hiểu cách khác, mọi quyết định trong công việc, quản lý đều sẽ dựa trên số liệu thực tế chứ không phải suy đoán hoặc kinh nghiệm mang tính chủ quan.
Đối với Data Driven, dữ liệu được xem là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng. Mọi quyết định, hành động đều sẽ dựa trên phân tích và đánh giá dữ liệu. Vai trò của Data Driven là có khả năng cung cấp thông tin chính xác, khách quan. Từ đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tối ưu, xu hướng thị trường cũng được dự đoán chuẩn xác hơn. Đồng thời, những thông tin từ Data Driven cũng tạo ra giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Ngoài kinh doanh, Data Driven còn được áp dụng trong những lĩnh vực khác, như khoa học, y tế, công nghệ, chính phủ,… Trước tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ và khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu đã tạo điều kiện thuận lợi để Data Driven trở nên phổ biến hơn.
Vì sao Data Driven trở thành xu hướng kinh doanh?
Tích hợp lượng lớn dữ liệu
Khi công nghệ phát triển, khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu đã tăng lên đáng kể. Do đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thông qua nguồn dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan, toàn diện và chính xác hơn về cách hoạt động của mình.
Quyết định dựa trên dữ liệu
Khi áp dụng giải pháp Data Driven, doanh nghiệp sẽ hạn chế tình trạng đưa ra quyết định dựa trên cảm tính hoặc kinh nghiệm cá nhân. Thay vào đó, mỗi quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đều dựa trên số liệu từ việc phân tích và đánh giá. Điều này đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.
Dự đoán xu hướng và hành vi khách hàng
Sử dụng Data Driven, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu khách hàng. Dựa vào những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Phương pháp kinh doanh này giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng tiêu thụ, tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu suất và hiệu quả
Khi quyết định dựa trên dữ liệu, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá hoạt động và tài nguyên của mình. Đây là cách giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả, đạt hiệu suất cao và tránh lãng phí.
Tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
Data Driven tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thông qua quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hoá quy trình kinh doanh, nắm bắt cơ hội mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả qua dữ liệu chính xác.
Cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, việc sử dụng Data Driven giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với tốc độ thay đổi của thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra những giá trị, bản sắc riêng để dễ dàng chinh phục khách hàng hơn.
3 bước thực hiện Data Driven
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Tìm kiếm, thu thập dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện Data Driven. Tất nhiên, không phải dữ liệu nào cũng thật sự đáng giá. Vì vậy, bạn cần chắt lọc những dữ liệu phù hợp, mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập dữ liệu cũng phải liên quan đến các vấn đề hiện tại, kịp thời, chính xác, “sạch sẽ” và đáng tin cậy.
Có một sự thật là dữ liệu thu thập từ doanh nghiệp cực kỳ lớn. Những dữ liệu thô có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định. Theo thống kê, các nhà phân tích dành đến 80% thời gian để làm sạch dữ liệu. Và 20% thời gian còn lại sẽ được dùng để xây dựng mô hình, phân tích và đưa ra kết luận từ những dữ liệu ấy.
Bước 2: Truy cập dữ liệu
Trước khi tiến hành phân tích, dữ liệu vừa thu thập được phải được xử lý để loại bỏ những giá trị sai hoặc thiếu sót. Sau đó, bạn sẽ lưu trữ dữ liệu vào hệ thống dự phòng để tránh mất dữ liệu.
Để hiểu rõ hơn về tính chất, đặc điểm và xu hướng của dữ liệu, bạn cùng đội nhóm của mình cần dành thời gian truy vấn dữ liệu. Bạn có thể sử dụng các công cụ thống kê và trực quan hoá để phân tích dữ liệu, tạo ra những thông tin có giá trị.
Bước 3: Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu “sạch”
Cuối cùng, bạn cần sử dụng những kỹ thuật phân tích dữ liệu phù hợp như phân tích tính tương quan, hồi quy, phân tích dạng cụm,…, để xác định mối liên hệ và xu hướng trong dữ liệu.
Dựa trên kết quả phân tích và thông tin từ dữ liệu, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh. Những quyết định này sẽ chính xác và hiệu quả hơn do dựa trên căn cứ thực tế, không bị ảnh hưởng bởi các giả định hoặc đánh giá cảm tính.
Sau khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn hãy tiếp tục theo dõi hiệu quả và ảnh hưởng của quyết định dựa trên dữ liệu. Nếu cần, bạn hãy điều chỉnh quyết định để đạt kết quả tối ưu hơn.
Lưu ý: Triển khai Data Driven là một chu trình liên tục và mang tính lặp lại. Nghĩa là dữ liệu sẽ được thu thập và phân tích liên tục để giúp doanh nghiệp cải thiện, tối ưu hoá hoạt động của mình theo thời gian.
Phương pháp và công cụ khi triển khai Data Driven
Có rất nhiều phương pháp và công cụ được sử dụng trong Data Driven để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu.
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Khảo sát: Sử dụng những khảo sát trực tuyến hoặc ngoại tuyến để thu thập thông tin, ý kiến từ người dùng hoặc khách hàng.
- Thu thập dữ liệu từ hệ thống: Sử dụng các công cụ tự động để trích xuất dữ liệu từ hệ thống quản lý khách hàng (CRM), hệ thống quản lý kho (ERP) và các nguồn dữ liệu khác.
Công cụ xử lý và lưu trữ dữ liệu
- Hadoop: Hadoop là nền tảng mã nguồn mở, được dùng để xử lý và lưu trữ dữ liệu.
- Apache Spark: Đây là một framework phân tác để xử lý dữ liệu lớn nhanh và hiệu quả hơn.
- Cơ sở dữ liệu NoSQL: Những cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB, Cassandra hoặc Redis. Đây là các giải pháp được dùng để lưu trữ và truy vấn dữ liệu phi cấu trúc.
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phân tích dữ liệu trực quan (Data Visualization): Sử dụng các công cụ trực quan hoá dữ liệu như Tableau, Power BI, D3.js để biểu diễn dữ liệu dưới dạng biểu đồ và biểu đồ thống kê.
- Machine Learning: Sử dụng các thuật toán học máy để dự đoán, phân loại dữ liệu dựa trên những mẫu và xu hướng.
- Correlation and Regression Analytics: Sử dụng những phương pháp thống kê để xác định mối quan hệ và tương tác giữa các biến trong các dữ liệu.
Phương pháp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
- Dashboard: Tạo những bảng điều khiển trực quan, giúp theo dõi hiệu quả hoạt động và hiển thị các chỉ số quan trọng dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
- Biểu đồ thống kê: Sử dụng biểu đồ thống kê, biểu đồ đường để hiểu rõ hơn các xu hướng và biến đổi trong dữ liệu.
- Real-time Alerting: Sử dụng hệ thống thông báo tức thời để cảnh báo về các sự kiện quan trọng hoặc những thay đổi không mong muốn trong dữ liệu.
Một số ví dụ điển hình về việc sử dụng Data Driven
#1. Amazon
Amazon sử dụng Data Driven để giới thiệu các sản phẩm liên quan dựa trên lịch sử mua hàng và hành vi tìm kiếm của người dùng. Nền tảng mua sắm trực tuyến này dựa trên những dữ liệu về sở thích, hành vi mua sắm để điều chỉnh trang chủ, gợi ý sản phẩm cho từng người dùng cụ thể. Nhờ đó, Amazon đã cải thiện được trải nghiệm mua sắm, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
#2. Netflix
Netflix dựa vào Data Driven để gợi ý nội dung phim và chương trình TV cho người dùng. Nền tảng đã phân tích lịch sử xem phim, đánh giá và thói quen xem để gợi ý ra những bộ phim, chương trình mới phù hợp với sở thích của từng người dùng. Đây là cách để Netflix tạo ra trải nghiệm cá nhân, tăng độ hài lòng của khách hàng.
#3. Starbucks
Starbucks áp dụng Data Driven để tối ưu hoá cấu trúc của các cửa hàng. Thương hiệu này sử dụng dữ liệu về lượng khách hàng, lưu lượng giao thông và thời tiết để xác định vị trí mở cửa hàng mới, giúp tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận.
Ứng dụng của Data Driven trong doanh nghiệp
Tiếp thị và quảng cáo
Các doanh nghiệp sử dụng Data Driven để xác định hành vi và sở thích của người tiêu dùng. Dữ liệu doanh nghiệp thu thập có nguồn gốc từ các kênh tiếp thị, như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến,… Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chiến lược quảng cáo, tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.
Quản lý khách hàng
Doanh nghiệp sử dụng Data Driven để quản lý thông tin khách hàng, tạo ra những hồ sơ chi tiết về từng đối tượng người dùng. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp sẽ theo dõi lịch sử mua hàng, mức độ tương tác và phản hồi của khách hàng để tối ưu hoá dịch vụ, tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn.
Dự đoán và lập kế hoạch
Data Driven giúp các doanh nghiệp dự đoán xu hướng và tình hình thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu lịch sử và phân tích để đưa ra dự đoán về nhu cầu sản phẩm, xu hướng tiêu thụ, tình trạng kinh doanh. Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng chiến lược, tối ưu hóa nguồn lực.
Quản lý rủi ro và an ninh
Data Driven cũng được áp dụng để quản lý rủi ro và an ninh trong các doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều sử dụng dữ liệu để phát hiện các hoạt động bất thường, đánh giá rủi ro và đưa ra những biện pháp bảo mật hiệu quả.
Tối ưu hoá hoạt động
Các doanh nghiệp sử dụng Data Driven để tối ưu hoá hoạt động của mình. Khi triển khai Data Driven, doanh nghiệp sẽ phân tích dữ liệu về hiệu suất, quy trình làm việc, sản xuất để tìm ra các vấn đề cần cải thiện. Đây được xem là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng lãng phí và tăng cường hiệu suất.
Nhìn chung, Data Driven đã trở thành công cụ quan trọng trong việc tối ưu hoá hiệu quả hoạt động, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ Data Driven là gì cũng như tầm quan trọng của Data Driven đối với doanh nghiệp.
Những câu hỏi thường gặp
Lĩnh vực nào cần áp dụng Data Driven?
Data Driven được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực: tiếp thị, bán lẻ, tài chính, y tế, công nghệ thông tin, phân tích,…
Có thể ứng dụng Data Driver trong giáo dục không?
Có! Bạn có thể ứng dụng Data Driver để phân tích hiệu suất học tập của học sinh, tối ưu hóa chương trình học và cải thiện trải nghiệm giảng dạy.
Đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu trong Data Driven như thế nào?
Để đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu trong Data Driven, các doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng, phân quyền truy cập, bảo vệ hạ tầng mạng.
Phải làm sao nếu dữ liệu không đủ để triển khai Data Driven?
Nếu không đủ dữ liệu để triển khai Data Driven, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn dữ liệu bổ sung, tối ưu hoá quá trình thu thập dữ liệu, áp dụng phương pháp xử lý dữ liệu để cập nhật đầy đủ.