Data center là gì? Đối tượng nào nên quan tâm đến Data center? Những ưu điểm khi sử dụng Data center là gì? Trong bài viết dưới đây, TinoHost sẽ bật mí đến bạn những thông tin chi tiết về Data center nhé!
Data center là gì?
Data center (tạm dịch: trung tâm dữ liệu) là một công trình tập trung vào các hoạt động IT và các thiết bị của một tổ chức. Đây đồng thời cũng là nơi lưu trữ, quản lý và phân phối dữ liệu của tổ chức đó.
Hiểu đơn giản, data center là khu vực chuyên biệt chứa server hay phòng máy tính. Đây là nơi đặt, vận hành và quản lý server và và các thành phần liên quan (hệ thống truyền thông, hệ thống dữ liệu…).
Đối tượng nào quan tâm đến data center?
Mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có những yêu cầu, mối quan tâm và nhu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, nhu cầu về dịch vụ data center có thể chia thành hai nhóm với lựa chọn linh hoạt (thuê trọn gói hay một phần trung tâm dữ liệu):
Nhóm 1: Nhu cầu thuê một hoặc nhiều máy chủ riêng hoặc chỗ đặt máy chủ (ví dụ: các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Nhóm 2: Nhu cầu thuê tủ rack hoặc không gian – thuê theo diện tích mặt sàn (m2) và quây khu riêng đặt nhiều tủ rack (ví dụ: Các doanh nghiệp lớn).
Data center thu hút người dùng ở điểm nào?
Lưu trữ chuyên nghiệp, an toàn
Data center tạo ra một môi trường chuẩn cho phép người dùng thuê không gian cùng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo mà không cần thiết lập các cài đặt phức tạp. Người dùng chỉ cần cài đặt kết nối đến Data Center thông qua các trường truyền như PSTN/ISD, xDSL,…
Tiết kiệm chi phí lưu trữ và quản lý
Với cá nhân: Khách hàng có thể sử dụng trung tâm dữ liệu thuê để vừa làm trung tâm lưu trữ chính của mình vừa làm trung tâm sao lưu (Backup) và khôi phục sau thảm họa (Disaster Recovery), bảo đảm tính liên tục, liền mạch trong quá trình kinh doanh.
Với tổ chức lớn: Data Center đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các tổ chức quản lý công như Bộ, ban, ngành, UBND, các tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán,… những nơi mà tính bảo mật, sự liên tục và độ ổn định của thông tin và cơ sở dữ liệu cực kì cao.
Ví dụ: Data center giúp các công ty bảo hiểm lưu trữ thông tin khách hàng, thông tin hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng…
Các thành phần của một Data center gồm những gì?
- Cơ sở vật chất: đảm bảo không gian sạch, đạt chuẩn và kiểm soát môi trường hiệu quả nhằm giữ các thiết bị trong phạm vi nhiệt độ/ độ ẩm do nhà sản xuất quy định là điều tối quan trọng.
- Thiết bị hỗ trợ: là các thiết bị góp phần duy trì mức độ sẵn sàng cao nhất có thể:
– Nguồn điện liên tục (UPS, Uninterruptible Power Sources)
– Máy điều hòa không khí phòng máy (CRAC), hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) và hệ thống ống xả.
– Hệ thống an ninh vật lý (Physical Security Systems).
- Các thiết bị IT: là các thiết bị sử dụng cho hoạt động công nghệ thông tin và lưu trữ dữ liệu của tổ chức. như các servers, storage hardware (phần cứng lưu trữ), cáp và giá đỡ (cables and racks), …
- Nhân viên điều hành: Operations staff là những người chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và duy trì thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng suốt ngày đêm.
Tổng quan về data center tại Việt Nam
Trung tâm dữ liệu chứa các hệ thống quan trọng nhất của network và đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với tính liên tục của các hoạt động hàng ngày. Do đó, sự an toàn và độ tin cậy của các trung tâm dữ liệu và thông tin là những ưu tiên hàng đầu của một tổ chức.
Data center chuẩn quốc tế phải đạt yêu cầu gì?
Hiệp hội công nghiệp viễn thông (Telecommunications Industry Association) là một tổ chức thương mại được công nhận bởi ANSI (American National Standards Institute). Năm 2005, hiệp hội đã xuất bản cuốn ANSI/TIA-942, trong cuốn này tác giả đã chỉ rõ ra các tầng lớp trong một data center. Theo đó, một data center bao gồm 4 level (4 cấp độ) (được đánh giá dựa trên khả năng đáp ứng dịch vụ, vận hành, dự phòng rủi ro):
Tier 1:
- Các thiết bị IT chỉ được cung cấp bởi đường dẫn đơn không có dự phòng
- Công suất của các thành phần không có sự dự phòng
- Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.671%
Tier 2:
- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1
- Hạ tầng và các thành phần đều được dự phòng
- Độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.741%
Tier 3:
- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1 và 2
- Các thiết bị IT được cung cấp bởi nhiều đường độc lập
- Tất cả thiết bị thông tin phải được cung cấp bởi nguồn điện kép và cấu trúc liên kết phải phù hợp kiến trúc của data center.
- Đồng thời duy trì cơ sở hạ tầng với độ sàng là 99,982%
Tier 4:
- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1, 2 và 3
- Tất cả hệ thống làm lạnh phải độc lập với chế độ nguồn kép
- Độ sẵn sàng của hạ tầng là 99,995%
Tại Việt Nam, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp chỗ đặt máy chủ trong data center. Tuy nhiên, không phải mô hình data center nào cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết và phù hợp. Do đó, để tìm được một nhà cung cấp chất lượng, người dùng cần dựa trên nhiều yếu tố như: chi phí, khả năng tài chính, quy mô hoạt động, uy tín thương hiệu, chuẩn Tier 3 cũng như chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Một trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier 3 thỏa mãn các tiêu chí nào?
Tiêu chí 1: Trung tâm điều hành – Network Operations Centers (NOC) phải có các khả năng sau:
- Giám sát và điều khiển hệ thống mạng, điện, điều hòa, phòng cháy và an ninh của DC.
- Giải pháp Multi Router Traffic Grapher (MRTG) Network Monitor
- Sử dụng hệ thống Camera giám sát được kết nối với đầu ghi hình DVR theo dõi hình ảnh bên trong và bên ngoài DC.
- Hệ thống quản lý mạng – Network Management System (NMS) có khả năng giám sát một cách ổn định trạng thái hoạt động của các thiết bị mạng, server, thông số trạng thái mỗi đường truyền… Đồng thời, hệ thống này cũng phát hiện sự thay đổi kết nối mạng và đưa ra các thông báo kịp thời trước khi tốc độ kết nối vượt quá ngưỡng cho phép. Nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng down-time.
- Hỗ trợ truy cập từ xa
- Theo dõi thông số về môi trường thường xuyên và liên tục (nhiệt độ, độ ẩm trên từng vị trí trên sơ đồ phòng máy), giúp kỹ thuật viên điều chỉnh hệ thống điều hòa hoạt động cho phù hợp.
- System log: kết nối với máy chủ Syslog phải luôn luôn bật để giám sát quá trình vận hành hệ thống.
Tiêu chí 2: Khả năng dự phòng
- Các máy phát điện hoạt động dự phòng 1+1. Máy nổ có bể dầu riêng đảm bảo không bị gián đoạn hoạt động.
- DC Tier 3 cần dự phòng ít nhất N+1 các thiết bị như trạm biến áp, UPS, máy phát điện, cáp backbone.
- Có thể tiến hành bảo trì bất cứ lúc nào mà không gây ra gián đoạn dịch vụ.
Tiêu chí 3: Hệ thống điều hòa
- Kiểm soát độ ẩm chính xác (+/-5%), nhiệt độ chính xác (+/-1oC).
- Kết nối mạng và hệ thống BMS hiện hành.
- Giám sát bộ lọc khí và điều khiển tốc độ quạt gió.
Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, hệ thống máy mạnh mẽ cùng tinh thần tận tâm, tư vấn “đúng doanh nghiệp – đúng dịch vụ – đúng khả năng”, Tinohost tự tin cung cấp dịch vụ tên miền, hosting tối ưu và hệ thống máy chủ mạnh mẽ với chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Chỉ cần để lại thông tin cá nhân của bạn, chuyên viên tư vấn của Tinohost sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho tên miền và hosting, để công nghệ không phải là rào cản quá trình phát triẻn công ty bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Có bao nhiêu Data Center lớn ở Việt Nam?
Những trung tâm dữ liệu lớn nhất nhất ở Việt Nam phải kể đến gồm:
- Trung tâm dữ liệu FPT
- Trung tâm dữ liệu VIETTEL
- Trung tâm dữ liệu CMC
- Trung tâm dữ liệu ECO
Hầu hết các trung tâm dữ liệu kể trên đều đạt chuẩn quốc tế Tier 3
Để tìm Data Center cho doanh nghiệp cần dựa vào đâu?
Nếu bạn muốn tìm một Data Center an toàn cho doanh nghiệp, cần dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Hệ thống nguồn điện cho Data Center phải được cung cấp liên tục. Ở nơi đặt máy chủ của Data Center cần được trang bị trạm biến thế có công suất lớn đến 630 KVA
- Hệ thống Network và Core Switch: Hệ thống Core Switch và Cisco System được đặt cơ chế hoạt động song song để có đạt độ dự phòng tối ưu cho trung tâm dữ liệu
- Hệ thống an ninh – kiểm soát: Mọi hệ thống an ninh phải đảm bảo có 2 lớp access code. Trang bị hệ thống camera giám sát Data center 24/24 và luôn phải có nhân viên điều hành hỗ trợ giám sát và điều khiển từ xa.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Có hệ thống chống sét đạt chuẩn quốc tế IEEE 1100 – 1999, cáp kiểm soát và phát hiện rò rỉ nước ở trung tâm dữ liệu. Cần trang bị thêm điều hòa không khí để cân bằng nhiệt độ và máy kiểm soát độ ẩm để đảm bảo hạn chế những tính huống xấu.
Có bị mất dữ liệu khi thuê chỗ đặt máy chủ không?
Có, nếu Data Center mà bạn thuê kém chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay các Data Center đạt chuẩn quốc tế Tier 3 xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp cần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn một nơi đặt máy chủ uy tín.
Khi nào thì doanh nghiệp nên chỗ đặt máy chủ?
Không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được cơ sở hạ tầng, diện tích, không gian để lắp đặt hệ thống Server riêng. Bởi hệ thống này có yêu cầu nghiêm ngặt với nhiều tiêu chuẩn để đảm bảo vận hành tốt nhất. Các doanh nghiệp thường lựa chọn thuê chỗ đặt máy chủ trong các trường hợp sau:
- Mở rộng kinh doanh
- Làm thương mại điện tử
- Không có khả năng tự xây dựng trung tâm dữ liệu riêng đạt chuẩn
- Không có năng lực tài chính đủ mạnh để đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, không gian cho hệ thống Server