Công nghệ ngày càng tân tiến. Những nguy hiểm đến từ không gian mạng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn bao giờ hết. Vậy ai sẽ hỗ trợ chúng ta chống lại những mối đe dọa, hiểm họa trên không gian mạng? Những mối đe dọa an ninh mạng nào đang khiến các doanh nghiệp “sợ hãi’? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu về Cyber Security.
Tìm hiểu về Cyber Security
Cyber Security là gì?
Cyber Security tạm dịch là an ninh mạng. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong lĩnh vững công nghệ và đặc biệt là về mạng. Hiểu đơn giản, Cyber Security là tập hợp những hoạt động nhằm mục đích đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh cho các thiết bị như máy tính, VPS hay thiết bị di động khỏi những cuộc tấn công bất hợp pháp trên Internet nhằm mục đích xấu.
Song hành cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ, những hacker đang trở nên ngày càng tinh vi hơn. Do đó, việc đảm bảo được Cyber Security một cách hiệu quả và an toàn 100% là thách thức vô cùng lớn.
Vì sao Cyber Security quan trọng?
- Bạn có muốn thông tin cá nhân của bạn bị rao bán trên mạng với mức giá 10 ngàn, 20 ngàn đồng hay không?
- Bạn có muốn bị mất sạch dữ liệu trên máy tính và các thiết bị điện tử hay không?
- Bạn cảm nhận như thế nào nếu bỗng dưng toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn bị bốc hơi?
- Xử lý như thế nào nếu những tài khoản dịch vụ trả phí của bạn bị đánh cắp?
Nếu bạn không muốn những điều này xảy ra, hãy quan tâm nhiều hơn về Cyber Security. Không chỉ những cá nhân, ngay doanh nghiệp cũng bị những hacker nhắm đến. Thậm chí, đây còn là mục tiêu chủ yếu của chúng.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ tài liệu mật của doanh nghiệp bị đánh cắp?
- Nếu máy chủ của doanh nghiệp bị tấn công và hacker buộc doanh nghiệp phải trả tiền để lấy lại quyền kiểm soát máy cũng như dữ liệu?
Chính vì những lý do này, Cyber Security đang trở nên cực kỳ quan trọng đối với những cá nhân lẫn những doanh nghiệp lớn. Do đó, việc cập nhật những kiến thức về Cyber Security, các loại tấn công mạng và trang bị một số công nghệ cho Cyber Security sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn để phát triển.
5 loại tấn công mạng phổ biến
Malware
Malware hay còn được biết đến với cái tên đầy đủ là Malicious software (tạm dịch: phần mềm độc hại). Đây là “một chương trình với mục đích làm tổn hại đến tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng của hệ thống”.
Hiểu đơn giản, Malware là bất kỳ chương trình hoặc tệp nào có hại cho người dùng máy tính.
Denial of Service – tấn công từ chối dịch vụ
Denial of Service (viết tắt là DoS) tạm dịch là tấn công từ chối dịch vụ. Với cách thức này, các hacker sẽ nhắm vào tấn công và phá vỡ hệ thống phòng thủ hoặc chức năng của một: ứng dụng, hệ thống mạng, website nào nhằm ngăn người dùng truy cập một cách bình thường.
Đối tượng hacker thường nhắm vào là vào những dịch vụ, website hoặc những cơ sở hạ tầng có lượng người dùng lớn để trục lợi nhiều nhất và gây ra ảnh hưởng lớn nhất có thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Tác hại của DoS là gì? Cách thức phòng chống DoS.
Man in the Middle
Man in the Middle tạm dịch ra thành người đàn ông ở giữa? Không phải đâu nhé! Man in the Middle là một hình thức tấn công xen giữa cuộc giao tiếp giữa 2 thiết bị với nhau để thu thập thông tin. Bạn có thể hiểu “nôm na” là nghe lén.
Phishing – lừa đảo, giả mạo
Phishing là một dạng tấn công vào người dùng bằng cách giả mạo thành một đơn vị uy tín để chiếm lòng tin của người dùng. Sau đó, chúng sẽ đưa người dùng đến một giao diện giống với trang chính thức và yêu cầu người dùng đăng nhập để truy cập vào nội dung.
“Và thế là hết” những thông tin này sẽ bị gửi đến server của chúng, tài khoản của bạn sẽ bị mất, tiền của bạn sẽ bị mất theo.
Password Attacks
Password Attacks là một hình thức tấn công trực tiếp vào việc phá giải mật khẩu của thiết bị, tài khoản bị nhắm đến. Đây là một hình thức tấn công rất phổ biến và thường đi kèm với brute-force attack.
Không chỉ tấn công bằng cách cổ điển – Dictionary attack tấn công kiểu từ điển, tức là hacker sẽ sử dụng những mật khẩu dễ đoán để phá giải mật khẩu của bạn. Ngoài ra, hacker còn có thể sử dụng phương án cao cấp hơn là: Brute Force Attack – Tấn công kiểu ngẫu nhiên các từ ghép, độ rộng của từ lên đến 13 ký tự.
Ngoài ra, chúng ta còn có Hybrid Attack – phương pháp dò mật khẩu giống Dictionary attack nhưng có chèn thêm chữ số và các kí tự đặc biệt.
Cyber Security và những thách thức với doanh nghiệp
Để đảm bảo được sự an toàn trên không gian mạng, doanh nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều yếu tố và thách thức khác nhau. Sau đây, Tino Group sẽ liệt kê ra những thách thức lớn nhất:
- Network security: bảo vệ an toàn mạng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để chống lại những cuộc tấn công không mong muốn.
- Application security: cần phải đảm bảo các ứng dụng của doanh nghiệp cần được kiểm tra và cập nhật bảo mật liên tục tránh bị tấn công bất ngờ.
- Endpoint security: truy cập từ xa là một hoạt động trở nên vô cùng phổ biến trong thời kỳ đại dịch vừa qua doanh nghiệp cần chú ý đến các điểm truy cập này để đảm bảo sự an toàn dữ liệu cho công ty.
- Data security: dữ liệu chính là mạch sống của một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp công nghệ thông tin. Vì thế, việc đảm bảo sự an toàn cho những dữ liệu bằng nhiều lớp bảo mật khác nhau sẽ là điều nên thực hiện.
- Identity management: để đảm bảo không có bất cứ ai xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống của doanh nghiệp, việc xác nhận và bảo mật danh tính của những người đăng nhập là rất cần thiết.
- Database and infrastructure security: không chỉ những nội dung số, doanh nghiệp còn cần phải tăng cường bảo mật cho thiết bị cơ sở lưu trữ vật lý, đảm bảo những người đủ thẩm quyền mới có thể tiếp cận được với những thiết bị này.
- Cloud security: với hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ cloud trên thế giới, để chọn được một nhà cung cấp phù hợp và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp, sẽ là một thách thức rất lớn.
Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu qua rất nhiều nội dung về Cyber Security, cũng như giúp bạn hiểu hơn về “Cyber Security là gì”. Trong tương lai, Tino Group sẽ có thêm nhiều bài viết hơn nữa về Cyber Security cũng như đi sâu và tìm hiểu về công việc của một kỹ sư an ninh mạng. Các bạn cùng đón theo dõi trong nhé!
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn: NCSC.GOV.UK, IBM, Cisco, Online Degree Programs, Top Dev, Digital Guardian, …
Những câu hỏi thường gặp về Cyber Security
Có nên học về Cyber Security tại Việt Nam hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn muốn đón đầu xu hướng và gia nhập vào những “cây đại thụ” trong giới công nghệ tại Việt Nam và thế giới, Cyber Security sẽ là một ngành “hot” trong tương lai gần tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thực sự giỏi hơn người khác rất nhiều để có được việc làm trong ngành an ninh mạng tại những công ty lớn.
Trường đại học nào dạy về Cyber Security tốt nhất?
Theo Tino Group tìm hiểu và đánh giá, FPT hiện tại là trường đại học có chất lượng dạy về Cyber Security tốt nhất tại Việt Nam.
Cách để chống lại những cuộc tấn công mạng ra sao?
Để chống lại những cuộc tấn công mạng, doanh nghiệp sẽ cần phải chú trọng vào cả 3 yếu tố: con người, công nghệ và quy trình phục hồi sau sự cố.
Nếu là cá nhân, bạn chỉ cần đảm bảo không truy cập những trang web kém an toàn, cài đặt một phần mềm diệt virus như Avast hoặc Kaspersky để hỗ trợ là đủ để bạn an toàn.
Làm thế nào để bảo vệ VPS miễn phí?
Nếu muốn bảo vệ VPS của mình một cách hoàn toàn miễn phí, bạn nên tham khảo qua một số phần mềm và giải pháp như:
- Iptable – gia tăng bảo mật cho VPS