CTO là gì? Vai trò và vị trí của CTO trong một doanh nghiệp? Những kĩ năng cần có để trở thành một CTO? Tất cả những câu hỏi này, TinoHost sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết!
CTO là gì?
CTO là viết tắt của Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệ. CTO là người có vị trí cao nhất có trách nhiệm điều hành và phụ trách chính về công nghệ trong tổ chức và đảm nhiệm việc nghiên cứu và phát triển công nghệ của tổ chức.
Vị trí CTO thường xuất hiện trong các tổ chức kinh doanh về công nghệ. Đặc biệt là ở các Startup về công nghệ, vị trí CTO rất quan trọng đối với tổ chức.
Công việc của một CTO đôi khi không chỉ là về điều hành công nghệ mà CTO còn phải: phát triển chiến lược an ninh mạng, tìm hiểu các xu hướng công nghệ, định hướng công nghệ phù hợp với các mục tiêu kinh doanh; Ở những công ty nhỏ, họ còn phải trực tiếp tham gia vào công việc kinh doanh, quản lý đội nhóm,…
CTO có gì khác với CIO?
CIO là viết tắt của Chief Information Officer – Giám đốc thông tin. Vị trí CIO có nhiệm vụ phụ trách về chiến lược và triển khai công nghệ thông tin.
Hai vị trí CTO và CIO hoàn toàn khác nhau, bạn có thể thấy rõ như sau:
- CIO sẽ không quá tập trung vào yếu tố kỹ thuật chuyên sâu, CIO sẽ tập trung vào kinh doanh và quản lý nội bộ. CIO sẽ báo cáo trực tiếp với CEO.
- CTO sẽ tập trung vào kĩ thuật hơn, CTO sẽ đảm bảo về mặt nền tảng – sản phẩm công nghệ và quản lý các nguồn nhân lực chuyên sâu về công nghệ. CTO sẽ báo cáo với CIO hoặc trực tiếp với CEO.
CTO cần có những kỹ năng nào?
Bạn đang muốn trở thành một CTO? Vậy chúng ta sẽ cùng nhau khám phá xem CTO sẽ phải có những kỹ năng nào nhé!
Kỹ năng chuyên môn
Khi bạn lên một vị trí nhất định, công việc của bạn không chỉ còn nằm ở duy nhất kĩ năng chuyên môn, bạn sẽ cần phải có thêm nhiều kỹ năng khác. Một CTO cũng vậy. Đa phần các CTO phát triển lên từ một kỹ sư phần mềm, sau đó họ sẽ phải tiếp tục học thêm những kỹ năng được liệt kê tiếp theo.
Kỹ năng lãnh đạo
Chắc chắn kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng rất quan trọng đối với CTO, vì vị trí của họ không còn là một kỹ sư phần mềm nữa, họ đang ở vị trí điều hành trong doanh nghiệp. Vì thế, kỹ năng lãnh đạo giúp đảm bảo đội nhóm của họ hoạt động tốt. Họ phải biết cách để giao nhiệm vụ, giao tiếp với đội nhóm lẫn kiến thức chuyên môn, nhằm sẵn sàng cho tình huống kỹ thuật bất ngờ xảy ra.
Kỹ năng giao tiếp
Khi ở vị trí lãnh đạo, bạn sẽ cần phải giao tiếp rất nhiều đối với nhân viên. Vì vậy, CTO cần phải có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói với nhân viên cũng như kĩ năng viết báo cáo. Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong lúc giao việc, hoặc ít nhất họ cũng hiểu nhau đang muốn – cần điều gì. Kỹ năng viết báo cáo sẽ giúp cho những người không hiểu quá nhiều về công nghệ có thể hiểu được, hiệu suất công việc trong hiện tại, từ đó đề ra được những phương án tiếp theo.
Kỹ năng đưa ra quyết định
Đôi khi trong tổ chức vị trí lên kế hoạch công việc sẽ thuộc về CIO. Tuy nhiên, CTO phải có kỹ năng đưa ra những quyết định hệ trọng về công nghệ như mua thứ gì, thậm chí là cả phân bổ nguồn lực như thế nào. Việc này nhằm đảm bảo bộ phận công nghệ phải vận hành một cách trơn tru, không gây ảnh hưởng lên toàn bộ công ty.
Kỹ năng lên kế hoạch
Cả một đội nhóm kỹ thuật không thể nào làm việc mà không có kế hoạch được cả. Một công việc lớn như xây dựng một app thương mại điện tử chẳng hạn, app này sẽ phải phân ra thành rất nhiều hạng mục con như: Giao diện, chức năng, bảo mật, dữ liệu,… Chưa kể đến việc vận hành thử nghiệm và đưa ra thị trường. Thế nên kĩ năng lên kế hoạch để phát triển sản phẩm và vận hành đội nhóm là vô cùng cần thiết.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý rất quan trọng đối với cấp lãnh đạo, từ quản lý nhân viên sao cho hiệu quả và đạt được năng suất cao nhất, cho đến việc phải quản lý toàn bộ công việc; quản lý thời gian của bản thân sao cho phù hợp để gặp khách hàng, đối tác; và tất nhiên phải đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Ít nhất CTO phải có khả năng quản lý những người trực tiếp làm việc dưới cấp của mình, nhằm giao đúng việc cho họ, giải quyết một số rắc rối giữa các nhân viên,…
Kỹ năng kinh doanh
Giám đốc về công nghệ cần phải có kỹ năng kinh doanh?
Chính xác!
Ở vị trí lãnh đạo, bạn sẽ phải nắm tổng thể về cách thức hoạt động của doanh nghiệp, những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh và sử dụng những kỹ năng đó để định hướng phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ của công ty sao cho hiệu quả nhất.
Một CTO thành công có những gì xung quanh?
Để trở thành một CTO đã khó, để trở thành một CTO thành công càng không dễ dàng. Và một CTO thành công sẽ có rất nhiều yếu tố tạo thành như:
Yếu tố từ chính bản thân họ:
- Những yếu tố để trở thành một CTO đã nêu ở trên, những kĩ năng cả cứng lẫn kỹ năng mềm đều xuất sắc.
- Họ phải có đam mê về công nghệ.
- Họ là những người có tầm nhìn và định hướng được sản phẩm của mình.
Những yếu tố khác nhưng cũng vô cùng quan trọng như:
- Tìm được những đồng đồng có tầm nhìn và làm việc tập thể hiệu quả. Những người đồng đội có cùng định hướng, có cùng tầm nhìn và hoạt động hiệu quả với nhau là một ước mơ của rất nhiều người. Một CTO xuất sắc sẽ có thể khai thác được tối đa điểm mạnh thành viên của họ.
- Luôn luôn tìm hiểu và ứng dụng công nghệ mới vào trong sản phẩm.
CTO có vai trò và vị trí thế nào trong tổ chức?
Vai trò của CTO?
Có thể bạn đã biết được CTO, CEO, CFO, CIO là 4 vị trí hoàn toàn khác nhau.
CEO là giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ doanh nghiệp; CFO sẽ quản lý về tài chính; CIO quản lý về mặt thông tin và CTO sẽ quản lý về mặt kỹ thuật, công nghệ.
Hiện tại, trong các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ, vị trí CTO cực kì quan trọng và đôi khi CTO phải kiêm nhiệm cả công việc của CEO khi tổ chức mới thành lập.
Công việc của CTO
Trong những tổ chức khởi nghiệp nhỏ về công nghệ, vị trí của CEO, CTO và CIO có thể gộp chung lại với nhau để thực hiện. Nhưng khi tổ chức dần phát triển lớn lên, những vị trí này cần tách riêng ra vì chúng sẽ có những trách nhiệm khác nhau như ở trên đã liệt kê.
Trong một tổ chức lớn, CTO sẽ thực hiện những công việc như sau:
- Đảm bảo công nghệ của công ty đang sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Cố vấn công nghệ cho tổ chức.
- Đánh giá, kiểm tra các hệ thống trong doanh nghiệp đang sử dụng.
- Xây dựng và lên kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu cho bộ phận nghiên cứu và phát triển.
- Giám sát chung quy toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ của tổ chức.
Đôi khi CTO còn phải trực tiếp tuyển dụng những kỹ sư phần mềm cho đội nhóm của họ, trực tiếp đào tạo và cố vấn cho họ để trở thành những nhân viên xuất sắc, để phục vụ cho tổ chức.
Qua bài viết, chắc rằng bạn đã hiểu hơn về CTO là gì, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng gì để trở thành một CTO. TinoHost chúc bạn sẽ trở nên thành công trên con đường lập trình của mình và trở thành một CTO xuất sắc!
Những câu hỏi thường gặp về CTO
CTO phải đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm gì?
Thông thường các công ty cần tuyển dụng, họ sẽ yêu cầu vị trí CTO cần có ít nhất 15 năm kinh nghiệm chuyên môn.
Mức lương của CTO như thế nào?
Theo Payscale, mức lương trung bình của vị trí CTO trên toàn cầu trong năm 2020 rơi vào 163,319 $/năm, tương ứng hơn 3,5 tỷ đồng/ năm.
CTO có cần kĩ năng an ninh mạng không?
Câu trả lời là có, CTO cần phải có những kỹ năng và kiến thức về an ninh mạng.
Trong một doanh nghiệp cần phải có cả CTO và CIO hay không?
Cả CTO và CIO rất quan trọng trong một tổ chức chuyên về công nghệ, nếu tổ chức trong giai đoạn phát triển, 2 vị trí này có thể do một người đảm nhiệm. Khi tổ chức lớn hơn, cả 2 vị trí này vẫn cần để đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, một bên thiên hướng kinh doanh công nghệ, một bên thiên hướng kỹ thuật chuyên sâu sẽ bổ trợ rất nhiều cho nhau.