Dù được ra mắt đã lâu, nhưng cryptopunks mới thực sự quay trở lại gần đây khi thế giới tiền điện tử nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nếu bạn là người vừa đam mê nghệ thuật, vừa muốn khám phá về tiền mã hóa, bài viết này chính là dành cho bạn. Những điều bạn sắp đọc sẽ giúp bạn khám phá ra “cryptopunks là gì?”
Cryptopunks là gì?
Cryptopunks là một trong các dự án NFT nổi tiếng đầu tiên trên thế giới. Đó là các tác phẩm nghệ thuật được mã hóa có dạng hình ảnh 24×24 pixel, tượng trưng cho các NFT trên nền tảng blockchain của Ethereum. Bộ sưu tập cryptopunks gồm có 10 000 punks nhỏ không trùng lặp với nhau để truyền cảm hứng cho những dự án khác và đồng thời thúc đẩy token ERC721 phát triển sau này.
Nguồn gốc của cryptopunks
Cryptopunks chính thức chào sân vào năm 2017, thuộc sở hữu trí tuệ của Larva Labs do Matt Hall và John Watkinson thành lập. Tại thời điểm đó, mục đích của tác giả nhằm thử nghiệm sự kết hợp giữa nghệ thuật và NFT. Cuối cùng, mục đích này đã thành công và cryptopunks ra đời với tên gọi tác phẩm nghệ thuật mã hóa.
Lúc đầu, những punks này được tặng miễn phí nhưng về sau, người dùng muốn sở hữu phải thông qua giao dịch hoặc đấu giá. Giá trị của các punks có thể lên đến hàng triệu đô. So với bitcoin, cryptopunks tương đối khác bởi mỗi punks đều là các NFT có một không hai trên hệ thống Ethereum. Trong 10 000 punks đó có 3840 là nữ, 6039 là nam và một vài punks con vật, người ngoài hành tinh, thây ma.
Chính vì tính đặc trưng và độc nhất của các punks, giá của người ngoài hành tinh đội băng đô lên đến 4200 ETH, tương đương với 7,58 triệu USD vào thời điểm tháng 3 năm nay. Tiếp theo sau đó là punk 7804 có giá sát xao 7,57 triệu USD. Đây được xem là 2 punk có giá trị cao nhất trong bộ sưu tập cryptopunks. Vì đây là tác phẩm nghệ thuật mã hóa trên nền tảng Ethereum, giá cả của punks sẽ phụ thuộc vào giá trị biến động của ETH.
Cơ chế hoạt động của cryptopunks
Tại thời điểm bắt đầu, token ERC721 còn chưa xuất hiện trên thị trường để sử dụng cho NFT. Hai nhà sáng lập đã tận dụng những gì họ có ở thời điểm đó là ERC20. Sau đó, họ đã sửa đổi mã code ERC20 để phù hợp cho việc tạo ra các sản phẩm NFT – bước đầu hình thành nên nguồn cảm hứng cho các dự án ERC721 sau này.
Người dùng có thể xác định punk của mình bằng cách băm hình ảnh tham chiếu của punk và so sánh với hàm băm trong hợp đồng token. Số lượng punk của bộ sưu tập lên đến 10 000 nên rất khó để lưu trữ trên blockchain, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một hình ảnh tổng hợp chứa hết số punk đó. Tên gọi của punk cũng tương ứng với vị trí punks trong hình ảnh tổng hợp. Ví dụ như crytopunk #1111 sẽ chứa metadata của punk thứ 1111 trên ảnh tổng.
Làm thế nào để sở hữu cryptopunks?
Tương tự như đồng tiền mã hóa, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một sàn giao dịch nơi các nhà đầu tư có thể trao đổi mua bán, đấu thầu các punk trên chính thị trường riêng được tạo ra dành cho cryptopunks. Để thực hiện được giao dịch, nhà đầu tư cần kết nối với ví MetaMask.
Bên cạnh đó, vẫn có một thị trường “punks for sale” tại OpenSea trên Ethereum. Tại đây, các punk được bán sẽ ở dạng token ERC721 để có thể giao dịch trên các nền tảng trao đổi NFT. Người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa hai dạng token này trên Wrapped punks (quy trình đóng – mở gói) được thực hiện trên ví MetaMask chứa cryptopunks.
Sự bùng nổ của phong trào crypto art
Cryptopunks ra đời được dựa trên nguồn cảm hứng trong tiểu thuyết Neuromancer – một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất về cyberpunk. Đồng thời, hình ảnh các punk cũng được lấy ý tưởng từ các những hình người bị biến thể sinh học trong phim Blade Runner, kết hợp cùng các cảnh punk ở Luân Đôn và phong trào cyberpunk những năm 1980.
Không những vậy, nhà sản xuất không có ý định sẽ sáng tạo thêm punk mới vì sẽ rất khó kiểm soát được sự lưu thông trên thị trường. Điều này càng làm cho giá trị của cryptopunks ngày một nâng cao bởi không chỉ đặc trưng quý hiếm vốn có.
Một số chia sẻ của nhóm nghiên cứu khi được hỏi về dự án triển lãm nghệ thuật blockchain
Quá trình tạo ra token ERC20 và ERC721
Nhóm sản xuất đã dựa trên cryptopunks cùng các dự án sau để đưa ra một tiêu chuẩn khái quát hơn, có thể áp dụng cho bất kỳ loại nào được token hóa. Đồng thời, họ còn thay đổi thông số của ERC20 để tạo ra một loại token riêng biệt, độc nhất thay vì một token có thể được thay thế. Code của họ có đặc trưng với từ “punks”, không hoàn toàn là ERC20 nhưng cũng không phải là ERC721.
Cách lưu trữ punks trên blockchain
Nhà phát triển đã tạo ra một hình ảnh tổng hợp có chứa tất cả các punks và lưu trữ hash IPFS của punk ở trên hợp đồng. Một điều mà các nhà nghiên cứu đã rất vất vả để có thể làm được ở thời điểm gần như là mọi dự định đều không khả thi. Cuối cùng, thời gian đã minh chứng giải pháp của họ đã thành công với cách lưu trữ này.
Vấn đề về quyền kiểm soát
Cả hai nhà nghiên cứu đều cảm thấy thích thú dù cho những “đứa con tinh thần” của mình không còn nằm trong quyền kiểm soát của bản thân. Phát triển các dự án công nghệ blockchain rất khác so với các dự án thông thường. Nhà phát triển sau khi công bố và phát hành sản phẩm gần như sẽ không còn quyền can thiệp, sửa đổi. Chính các nhà đầu tư sẽ nhân tố chịu trách nhiệm cho những sự thay đổi mà họ đã làm với hợp đồng thông minh.
Đồng thời việc cố định con số 10 000 cũng được xem là “bất khả xâm phạm”. Khi rõ ràng các nhà sáng chế có thể tạo ra thêm nhiều punks nhưng dẫu có tạo mới, chúng vẫn không được các nhà đầu tư công nhận trên thị trường. Điều này đã chứng minh được tính bình đẳng và công bằng dành cho mọi người khi bước vào sân chơi này, kể cả nhà sản xuất cũng phải bỏ tiền ra để sở hữu như những nhà giao dịch khác mà không có bất kỳ lợi thế nào hơn người.
Trên đây là các chia sẻ về cryptopunks cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đây sẽ là nguồn động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức bổ ích đến quý người đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Wrapped punks là gì?
Wrapped punks có nghĩa là người dùng sẽ chuyển đổi punk của mình thành dạng tiêu chuẩn token ERC721 để được bảo vệ và giao dịch trên các thị trường OpenSea, Rarible của Ethereum. Sau khi punk của bạn được bảo vệ, bạn sẽ được Larva Labs hỗ trợ 1:1 bởi một punk ban đầu.
Dev punks là gì?
Dev punks là số punks do nhà sản xuất nắm giữ, cụ thể là hai nhà sáng lập Larva Labs – Matt Hall và John Watkinson. Ngay thời điểm sáng lập, họ đã công bố ra thị trường 9000 punks và giữ lại 1000 punks cho riêng mình. Vì thế các punks có số thứ tự từ 1 – 1000 punks được gọi là dev punks.
Cơ chế định giá của cryptopunks như thế nào?
Cryptopunks được trao đổi bằng các ví kỹ thuật số, với mỗi punks đều có chữ ký điện tử riêng biệt để minh chứng quyền sở hữu cùng những thông số, đặc tính riêng. Vì tính độc đáo của bộ sưu tập, giá trị của cryptopunks có thể lên đến hàng chục triệu USD.
Có thể tạo thêm nhiều punks khác ngoài 10 000 punks ban đầu được không?
Sau khi tạo ra, các nhà sản xuất đã khóa lại và mã kiểm soát quyền sở hữu đã được đưa vào Ethereum. Lúc các punks được phát hành trên blockchain cũng là lúc nhà sản xuất đã mất quyền kiểm soát của mình để tạo ra hay sở hữu punk.