Copywriter được biết đến như một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay để dấn thân vào con đường marketing chuyên nghiệp. Bởi đây cũng là một trong các ngành nghề “đầu não” của một công ty, đặc biệt là các công ty về quảng cáo, truyền thông. Copywriter là gì? Tại sao đây lại là một trong các vị trí then chốt ở lĩnh vực marketing hiện nay?
Copywriter là gì?
Copywriter là một danh từ dùng để chỉ những “nghệ nhân chơi chữ”, những người dùng ngòi bút của mình để sáng tạo nội dung phù hợp cho các chiến dịch, kế hoạch marketing, truyền thông của công ty. Sản phẩm của copywriter sẽ là các writing materials chủ yếu ở dạng bài viết, đôi khi sẽ ở hình thức ảnh, video,…Mục đích cuối cùng của copywriter là để bạn có thể “bán được sản phẩm”.
Copywriter gồm những dạng nào?
Vì đây là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và dường như một người không thể đảm nhiệm hết tất cả các công việc của một copywriter, nên khái niệm này còn được chia thành các loại nhỏ ứng với từng khía cạnh riêng biệt. Sự phân biệt này dựa vào tính chất hay mục đích của từng loại.
Creative/ advertising copywriter
Đây là người viết chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo hoặc các ngành nghề đòi hỏi sức sáng tạo cao. Yêu cầu của ngành nghề là luôn không ngừng đổi mới, cập nhật các xu hướng thị trường để có thể tiếp cận đến với khách hàng.
Đối với advertising copywriter, đôi khi bạn chỉ viết đúng mỗi một câu slogan nhưng phải thật độc đáo và ấn tượng. Chẳng hạn như quảng cáo Lavie có câu: “người cần khí chất, nước cần khoáng chất”.
Sale letter copywriter
Đây là hình thức phổ biến của copywriter vì đúng mục đích chính của ngành nghề này. Chủ yếu bạn sẽ viết các bài trên sale page, sale website,…nhằm để bán được sản phẩm. Lời văn của phong cách này đòi hỏi gãy gọn, súc tích để khách hàng có thể dễ dàng nắm được thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Digital copywriter
Cái tên của loại hình này đã nói lên tất cả tính chất của một digital copywriter. Bạn sẽ là người sản xuất nội dung trên các công cụ digital marketing. Phong cách của lối viết này là hiện đại, văn minh và đa dạng để khi xuất hiện trước các nền tảng digital sẽ không bị mờ nhạt, một màu.
Technical copywriter
Đây là một dạng thợ viết đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ,… Nếu như bạn là một nhân viên sáng tạo nội dung ở TinoHost, bạn đích thị là technical copywriter nếu bạn đảm nhận các bài viết về IT.
SEO copywriter
Đây là dạng writer thịnh hành nhất ngày nay vì bất kỳ chiến dịch marketing hay một sản phẩm kinh doanh nào cũng cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc viết theo tiêu chuẩn SEO sẽ giúp bài viết của bạn xuất hiện tại top đầu của các bảng xếp hạng tìm kiếm theo từ khóa. Và nhờ vậy, công ty sẽ tạo được uy tín nhờ vào các bài viết chất lượng.
Inhouse copywriter (Brand copywriter)
Các nghệ nhân viết theo phong cách này có mục đích xây dựng hình ảnh, tên tuổi cho thương hiệu của công ty qua các ấn phẩm nội dung độc đáo và nổi bật. Một brand copywriter thành công là khi đọc qua bài viết họ sẽ nghĩ ngay đến tên tuổi đằng sau, nghĩa là tính nhận diện thương hiệu vô cùng cao.
Các yêu cầu dành cho một copywriter chính hiệu
Để trở thành một copywriter không khó nhưng để bản thân được nhắc đến như một nghệ nhân chơi chữ chuyên nghiệp thì không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được. Bởi bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần có những đòi hỏi riêng biệt, không riêng gì copywriter.
Thỏa sức sáng tạo
Việc thể hiện thông điệp truyền tải qua các con chữ để chạm đến trái tim người tiêu dùng là điều vô cùng khó khăn và thách thức. Nếu bạn không phải là một người có óc sáng tạo cao hoặc chí ít là không ngừng đổi mới, bạn sẽ rất khó sinh tồn trong nghề này. Vì một chủ đề sẽ có rất nhiều bài viết khai thác thế nên bạn cần có một dấu ấn cho riêng mình.
Không những vậy, việc các bài viết cần phải cập nhật liên tục thế nên nếu bạn thiếu trí sáng tạo, bạn sẽ dễ bị đào thải trong lĩnh vực này và ngay cả bạn cũng khó tìm được nguồn cảm hứng mới trong công việc cho bản thân mình.
Chịu được áp lực cao và khả năng làm việc độc lập
Vì bạn sẽ là người hoàn toàn chịu trách nhiệm cho một ấn phẩm bài viết thế nên công việc này sẽ hạn chế đi việc teamwork nhưng ngược lại toàn bộ áp lực sẽ đổ dồn lên vai bạn. Nếu có bất kỳ sơ sót nào xảy ra thì chính tác giả – chủ nhân của bài viết sẽ là người đảm nhiệm.
Nếu bạn là một người bay nhảy và thích liên kết thì đây có vẻ như không phải là một sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Bạn sẽ chỉ ngồi vào bàn từ lúc bắt đầu cho đến khi bài viết hoàn thành, chỉ bạn và máy tính. Thế nên, khả năng tập trung và làm việc độc lập của bạn ở mức thượng thừa thì mới có thể dễ dàng chinh phục được nghề copywriter.
Yêu thích viết lách và hiểu về marketing
Tần suất mà bạn sản xuất bài viết là rất nhanh và cường độ cũng là rất lớn. Công việc này chỉ thực sự có thể gắn bó nếu những ai yêu thích con chữ và ngòi bút của mình. Nếu không, bạn sẽ rời đi chỉ sau một vài ngày thử việc.
Và đảm bảo bài viết của bạn đạt chất lượng, một bài viết có nội dung sâu sắc, chỉn chu chứ không phải sáo rỗng thì bạn cần có thêm kiến thức về marketing, ít nhất là cơ bản.
So sánh giữa copywriter và content writer
Đã có không ít người nhầm lẫn copywriter và content writer. Hai khái niệm này tưởng chừng như giống nhau nhưng lại có không ít điểm khác biệt.
Điểm khác biệt lớn nhất chính là mục đích của hai ngành nghề. Nếu copywriter viết với mục đích để “bán được sản phẩm” thì content writer viết với mục đích truyền tải thông điệp qua câu chuyện được truyền tải.
Bên cạnh đó, mục đích sâu xa của content writer không dừng lại ở việc viết lên câu chuyện của nhãn hàng mà còn chứa đựng hàm ý muốn thông báo, giáo dục hay giải trí qua từng đoạn văn.
Sự khác biệt giữa copywriter và content writer cũng khá tương tự với sự khác nhau giữa marketing và PR. Nếu marketing sẽ giúp cho bạn bán được hàng thì PR giúp cho người khác biết đến tên tuổi, thương hiệu của bạn. Copywriter và content writer cũng tương tự như vậy.
Điểm khác biệt tiếp theo là copywriter chủ yếu sẽ là các dạng nội dung ngắn trong khi content writer là các bài viết có dung lượng nhiều.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về một copywriter và những vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể tìm thấy đam mê của mình và định hướng cho tương lai.
Những câu hỏi thường gặp
Những ấn phẩm của copywriter sẽ thường thấy ở đâu?
Các loại sản phẩm copywriter thường gặp là:
- Quảng cáo trực tuyến
- Slogan và tagline
- Nội dung website
- Thông cáo báo chí
- Truyền thông đa phương tiện
- Email marketing.
Đối với các chiến dịch marketing dài lâu thì content writer hay copywriter là thích hợp?
Content writer thích hợp cho các chiến dịch marketing lâu dài hơn copywriter. Vì để đo lường qua các cú click theo một các quảng cáo ngắn hạn thì copywriter sẽ dễ dàng hơn nhưng để dành cho cả một chiến dịch thì rõ ràng content writer sẽ kể câu chuyện của mình một cách trọn vẹn hơn.
Lộ trình thăng tiến sự nghiệp của một xuất phát điểm copywriter như thế nào?
Bạn sẽ đi theo lộ trình như sau:
Intern Copywriter → Junior Copywriter → Senior Copywriter → Content Leader → Content Manager → Creative Director.
Mức lương tham khảo của một copywriter dao động khoảng bao nhiêu?
Tùy vào bạn làm việc cho công ty nước ngoài hay trong nước và tùy vào vị trí đảm nhiệm của mình. Ở Việt Nam, đa số các copywriter sẽ có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu, nếu chức vụ cao có thể từ 12 – 15 triệu/ tháng.