Một trong những “bí thuật” giúp các content writer chinh phục độc giả và vươn lên vị trí “King” chính là mô hình AIDA. Không chỉ giúp nội dung trở nên hấp dẫn, thu hút người xem, “chiếc chìa khóa vạn năng” AIDA còn hỗ trợ “con sen” chuyển hóa người tiêu dùng thành khách hàng tiềm năng. Để hiểu rõ hơn về AIDA và tầm quan trọng của mô hình này đối với Marketing, hãy cùng Tino Group tìm hiểu các ví dụ về công thức viết content AIDA qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về mô hình AIDA
Mô hình AIDA là gì?
AIDA là mô hình được dùng được xác định các giai đoạn nhận thức của người tiêu dùng trong quá trình tìm hiểu và mua sản phẩm/dịch vụ. Thuật ngữ này được cấu tạo bởi 4 chữ: Attention (Thu hút), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động).
Mô hình AIDA được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có tiếp thị kỹ thuật số, bán hàng, quan hệ công chúng,… Đặc biệt, trong lĩnh vực Content Marketing, mô hình AIDA hỗ trợ người sáng tạo nội dung xây dựng, phân phối và truyền tải thông điệp tác động trực tiếp đến tâm lý, hành vi của độc giả. Từ đó, người đọc sẽ được thuyết phục và trở thành khách hàng.
Có thể nói, mô hình AIDA chính là “bệ phóng” giúp các chuyên viên tiếp thị đưa sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng tốt hơn. Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng nên vận dụng mô hình AIDA để tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Quá trình hình thành và phát triển của mô hình AIDA
Mô hình AIDA lần đầu được phát hiện vào năm 1898 bởi một nhân viên ẩn danh của Advertising Hall of Fame. Sau này, danh tính của người nhân viên được tiết lộ, ông là Elias St.Elmo Lewis. Elias đã đề cập đến 3 nguyên tắc làm quảng cáo. Theo Elias, các nguyên tắc này đã mang đến những giá trị hữu ích trong suốt chặng đường sự của ông.
Dựa vào đó, ông cho rằng một quảng cáo thành công luôn bắt nguồn từ những công thức cụ thể. Tương tự như toán học, hóa học hay vật lý, việc sáng tạo nội dung cũng cần dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Một quảng cáo thành công sẽ tạo nên một quy trình cụ thể như sau:
- Thu hút người đọc -> Gây ấn tượng với người đọc -> Khiến người đọc quan tâm và tiếp tục đọc -> Thuyết phục và củng cố niềm tin cho người đọc -> Biến người đọc thành khách hàng.
Chính vì thế, nội dung của bạn chỉ thực sự có giá trị khi chúng tạo ra sự quan tâm, thu hút và thuyết phục được khách hàng. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, những khẳng định của Elias vẫn chuẩn xác và thiết thực. Giờ đây, các quan điểm của ông đã được chuyển hóa dưới dạng mô hình AIDA và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực Marketing.
Một số biến thể của mô hình AIDA
Về bản chất, AIDA chỉ đơn thuần là mô hình truyền thông chứ không mang tính quyết định. Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định phương thức và thời điểm truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn. Tùy thuộc vào nền tảng người tiêu dùng trải nghiệm, nhân khẩu học, các điểm tiếp xúc, mô hình AIDA sẽ phát huy công dụng khác nhau.
Thực chất, AIDA là một mô hình phân cấp, tuyến tính, tuần tự và được triển khai dựa trên giả định mua sắm của người tiêu dùng. Vì vậy, mô hình này vẫn ẩn chứa nhiều thiếu sót và chưa thật sự giải quyết triệt để khác nhau.
Hiện nay, mô hình AIDA cơ bản đã được mở rộng và biến đổi để khắc phục những sai sót. Dù vậy, những mô hình hiện đại vẫn tuân theo một trình tự cơ bản bao gồm: Nhận thức – Ảnh hưởng – Hành động.
AIDA cơ bản: Thu hút -> Quan tâm -> Mong muốn -> Hành động.
Mô hình phân cấp hiệu ứng: Nhận thức -> Kiến thức -> Thích thú -> Ưu tiên -> Thuyết phục -> Mua hàng.
Mô hình AIDA đã sửa đổi: Nhận thức -> Sở thích -> Thuyết phục -> Mong muốn -> Hành động (Mua sắm hoặc tiêu thụ).
Mô hình AIDAS: Chú ý -> Sở thích -> Mong muốn -> Hành động -> Hài lòng.
Thông qua các chỉ số CSAT được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
“Giải mã” chi tiết mô hình AIDA trong Marketing
Như đã chia sẻ, mô hình AIDA được xây dựng dựa trên từng giai đoạn trong quy trình mua sắm của người tiêu dùng. Mô hình này là viết tắt của Attention (Thu hút) – Interest (Quan tâm) – Desire (Mong muốn) – Action (Hành động). Tiến trình này bắt đầu từ giai đoạn người tiêu dùng tiếp cận thương hiệu, cảm thấy quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Sau cùng, người tiêu dùng sẽ muốn có sản phẩm/dịch vụ và bắt đầu mua.
Attention (Thu hút sự chú ý)
Đây là giai đoạn người tiêu dùng biết đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ thương hiệu cung cấp (thường sẽ thông qua quảng cáo). Khi người tiêu dùng nhận thức được sự tồn tại của thương hiệu, doanh nghiệp phải “tăng tốc” để xác định và chinh phục khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Disney công bố những nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn trong các tour du lịch để thu hút sự chú ý của người dùng đến tham gia.
Interest (Thích thú)
Trong giai đoạn tiếp theo, người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm bằng cách tìm hiểu về lợi ích, tính năng và công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Họ bắt đầu định hình và thiết lập một vị trí nhất định về thương hiệu trong tâm trí của mình. Đây được gọi là Brand Awareness.
Desire (Mong muốn)
Nếu sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đủ sức hấp dẫn, người tiêu dùng sẽ phát triển lên một xu hướng mới, đó chính là mong muốn được sở hữu. Khi người tiêu dùng đạt đến trạng thái này nghĩa là doanh nghiệp đã chinh phục hơn nửa chặng đường. Mục tiêu của giai đoạn Desire là chuyển suy nghĩ của người tiêu dùng từ “Tôi thích…” sang “Tôi muốn có…”.
Action (Hành động)
Giai đoạn cuối cùng là lúc người tiêu dùng hiện thực hóa suy nghĩ của mình thành hành động. Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ hình thành ý định dùng thử sản phẩm/dịch vụ hoặc chi tiền mua sắm. Action hướng đến mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng tiếp nhận chiến dịch tiếp thị và bắt đầu hành động mua sản phẩm/dịch vụ.
Content Writer vận dụng mô hình AIDA bằng cách nào?
Khi áp dụng mô hình AIDA vào chiến lược Content Marketing, bạn cũng cần thực hiện theo 4 giai đoạn cơ bản từ Attention -> Interest -> Desire -> Action.
Thu hút sự chú ý (Attention)
Khi hoạt động trong “ngành” đủ lâu, bạn sẽ hiểu sự chú ý, mức độ gây ấn tượng ban đầu quan trọng như thế nào. Nếu bỏ qua giai đoạn gây chú ý, độc giả sẽ không biết sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì, có lợi ích ra sao. Bạn nên hiểu rằng, người mua hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, nếu thương hiệu không đủ sức hút, người mua sẽ chọn thương hiệu khác nổi bật hơn.
Thế nên, khi xây dựng content trong giai đoạn này, bạn nên triển khai các tuyến bài giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đến đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc “Làm thế nào để gây ấn tượng cho từng bài viết?”. Đừng nóng vội, Tino Group sẽ bật mí ngay sau đây.
Cách thu hút sự chú ý được đánh giá cao nhất hiện nay đó chính là đặt tiêu đề ấn tượng. Có thể nói, tiêu đề chính là yếu tố đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin. Vì vậy, tiêu đề càng ấn tượng và nội bật, khách hàng càng chú ý đến thương hiệu bạn nhiều hơn.
Một vài mẹo nhỏ giúp tiêu đề của bạn trông “quyến rũ” thị giác khách hàng hơn:
- Dùng từ ngữ mang tính khẩn cấp, khiến người đọc cảm thấy tò mò và không thể bỏ lỡ. Ví du: Hot, sự thật về, cảnh báo, đề phòng, bật mí,…
- Đơn giản hóa tiêu đề, tránh lan man, dài dòng nhưng vẫn triển khai đủ ý.
- Sử dụng các con số cụ thể giúp độc giả cảm thấy bài viết trực quan, rõ ràng và cụ thể hơn.
- Xác định đúng đối tượng mục tiêu giúp bạn đánh trúng tâm lý độc giả, giúp họ giải quyết thắc mắc nhanh chóng, kịp thời.
- Đặt câu hỏi mở để khơi gợi sự tò mò cho độc giả. Ví dụ: Làm thế nào để viết bài PR cuốn hút, tăng doanh số x3?
- Sử dụng hình ảnh, video chất lượng, sinh động và trực quan.
- Áp dụng các chiến lược khuyến mại hấp dẫn.
- …
Thúc đẩy sự hứng thú (Interest)
Sau khi người tiêu dùng chú ý đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, bước tiếp theo bạn cần làm là tạo nên sự hứng thú cho họ. Bằng cách cung cấp những giá trị, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, bạn sẽ “giữ chân” người đọc lại lâu hơn.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây lại là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất. Trong giai đoạn Interest, bạn cần dành thời gian brainstorm, sử dụng nhiều chất xám để xây dựng nội dung mới lạ, độc đáo. Hay nói khác hơn, bạn phải khiến khách hàng cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu chi tiết hơn.
Để tạo nội dung thú vị, bạn có thể áp dụng một số “bí kíp” sau:
- Xác định mục tiêu truyền tải thông điệp và chỉ tập trung vào mục tiêu ấy.
- Nhấn mạnh những điểm nổi trội, lợi ích và giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng nhận được (khác với đối thủ cạnh tranh càng tốt).
- Dẫn chứng cụ thể bằng các số liệu thống kê, bài báo chính thống.
- Sử dụng ngôn từ gần gũi, dễ hiểu, có khả năng truyền cảm.
- …
Khơi gợi mong muốn (Desire)
Nhiệm vụ tiếp bạn cần làm là khơi gợi lòng mong muốn và khát vọng sở hữu sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng. Khi người dùng cảm thấy hứng thú với sản phẩm/dịch vụ, bạn sẽ thuyết phục họ dễ dàng hơn. Nói đúng ra, đây chính là cơ hội để bạn khẳng định lần nữa những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Trong bước này, bạn chỉ cần phân tích, chỉ ra các thay đổi lớn mà người dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nếu được, bạn có thể đưa ra những feedback, bài review của khách hàng hoặc đề cập đến mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.
Thúc đẩy hành động của người dùng (Action)
Bước cuối cùng trong chiến lược Content Marketing là thúc đẩy hành động của người tiêu dùng. Nếu hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing, bạn sẽ biết rằng tỷ lệ người dùng click chuột, đăng ký hoặc liên hệ với doanh nghiệp,…, rất quan trọng. Vì giai đoạn này cho thấy 99% người tiêu dùng quyết định mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Khi độc giả đã chú ý, hứng thú và mong muốn sản phẩm/dịch vụ, bạn cần chủ động định hướng họ tìm đến thương hiệu của mình nhanh chóng nhất. Vậy làm cách nào điều hướng người dùng hành động? Tino Group sẽ gợi ý một vài bí quyết sau:
- Sử dụng lời kêu gọi hành động trước khi kết thúc bài viết: Bạn có thể chèn một vài tiêu đề phụ như slogan, số lượng người đăng ký, nút CTA (Call to Action),…
- Nhấn mạnh vào sự khan hiếm của sản phẩm/dịch vụ theo kiểu “nhanh tay thì còn chậm tay thì hết”.
- Cung cấp các chương trình ưu đãi hấp dẫn trong khoảng thời gian ngắn.
Một số ví dụ về công thức viết content AIDA
Coca Cola
Coca Cola là một trong những thương hiệu cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thương hiệu này đã chi gần 4 tỷ USD cho các chiến lược quảng cáo. Và mỗi năm, khoản chi phí này vẫn không ngừng tăng lên.
Để tăng độ uy tín và hài lòng cho khách hàng, Coca Cola luôn đề cập bảng thành phần trong mỗi quảng cáo. Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể chất của người tiêu dùng, Coca Cola đã tung ra thức uống không calo.
Chiến lược tiếp thị của Coca Cola tập trung vào việc giữ vóc dáng cho người tiêu dùng. Đồng thời, họ còn tạo nên sự đa dạng và phổ biến cho sản phẩm. Giờ đây, bạn có thể tìm thấy các mặt hàng của Coca Cola ở bất kỳ nơi đâu như bách hóa, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động, rạp chiếu phim,…
Bên cạnh đó, giá thành cũng là yếu tố chủ chốt làm tăng khả năng cạnh tranh của Coca Cola. Có thể thấy, Coca Cola đã tạo nên sự chú ý, gây hứng thú và khơi gợi mong muốn và khiến người dùng phải hành động. Điều này giúp Coca Cola luôn giữ vững vị thế đầu bảng trong các thương hiệu nước có gas hàng đầu thế giới.
Expression Fiber Arts
Bằng cách ứng dụng mô hình AIDA vào các chiến lược tiếp thị, Expression Fiber Arts đã tạo ra nguồn doanh thu hơn 1 triệu USD mỗi năm. Đơn vị thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua các bài quảng cáo trên mạng xã hội. Để gây ấn tượng, Expression Fiber Arts luôn sử dụng các thiết kế tinh tế với màu sắc sinh động, đặc trưng.
Bên cạnh đó, thương hiệu gây hứng thú cho khách hàng bằng cách cung cấp các mẫu thử miễn phí. Đồng thời, Expression Fiber Arts đã kích thích mong muốn của khách hàng thông qua việc giới hạn số lượng quà tặng trong vòng 1 tuần. Cuối cùng, thương hiệu thúc đẩy hành động bằng cách thu hút người dùng Facebook sử dụng các phiếu thưởng miễn phí.
Netflix
Trong những năm gần đây, Netflix – đơn vị cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến của Mỹ phát triển mạnh mẽ. Nhằm đẩy lùi thực trạng “xem phim lậu”, Netflix đã mở rộng quy mô hoạt động trên toàn cầu. Thương hiệu Netflix tại Ấn Độ là một trong những đơn vị vận dụng mô hình AIDA khá thành công hiện nay.
Trong giai đoạn nhận thức, Netflix đã sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến như Youtube, TikTok, Adwords để thu hút sự chú ý của người dùng. Sau khi người dùng truy cập vào landing page của Netflix, họ sẽ được cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 1 tháng để khám phá tất cả chương trình, tính năng của ứng dụng.
Khi người dùng đã trải nghiệm đủ lâu, Netflix bắt đầu cung cấp thêm các tính năng bổ sung qua các gói đăng ký:
- Phim, chương trình, video độc quyền của Netflix.
- Độ phân giải video cao.
- Hỗ trợ mọi thiết bị xem mà người dùng sử dụng.
- Hỗ trợ tải xuống và xem phim ngoại tuyến.
- Xem video mà không có quảng cáo.
- …
Tùy vào nhu cầu, người dùng có thể lựa chọn các gói dịch vụ với mức phí khác nhau. Lúc này, người dùng gần như bị thu hút bởi các sản phẩm/dịch vụ, Netflix sẽ chuyển họ thành khách hàng thực sự – những người trả phí khi trải nghiệm. Chiến lược này đã giúp Netflix thu hút một lượng lớn người dùng và ngày càng tăng lên.
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Content Marketing, tìm hiểu về mô hình AIDA và các ví dụ về công thức viết content AIDA là điều cần thiết. Qua những thông tin từ bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình truyền thông này. Đừng quên truy cập thường xuyên vào Tino Group để liên tục cập nhật những bài viết hay và hữu ích về các chủ đề tương tự nhé!
Những câu hỏi thường gặp về mô hình AIDA
Mô hình AIDA có tác động đến quyết định của doanh nghiệp không?
Về bản chất, AIDA là mô hình truyền thông, hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông. Việc này đồng nghĩa AIDA không tác động đến các quyết định của doanh nghiệp.
Các sai lầm khi ứng dụng mô hình AIDA là gì?
Một số sai lầm phổ biến khi doanh nghiệp ứng dụng mô hình AIDA là:
- Chỉ tập trung vào 1 trong 4 khía cạnh của mô hình AIDA.
- Thực hiện các khía cạnh của mô hình nhưng chưa chạm điểm chạm G.
- Tiêu đề, hình ảnh và nội dung không đồng nhất với nhau.
- Quá tung hô sản phẩm/dịch vụ của mình.
Điều hướng khách hàng hành động bằng cách nào?
Một số bí quyết triển khai hành động của khách hàng là:
- Hướng dẫn khách hàng thanh toán, mua hàng và hỗ trợ mua sắm.
- Cung cấp phương thức thanh toán đa dạng.
- Miễn phí vận chuyển cho khách hàng.
- Kêu gọi hành động để tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
- Đặt nút CTA để thúc đẩy tỷ lệ click.
- …
Thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách nào?
Trong bối cảnh công nghệ số, bạn có thể thu hút khách hàng qua các nền tảng quảng cáo phổ biến như: TikTok, Facebook, Zalo, Youtube,…