Computer science là một trong các ngành học hot nhất hiện nay trong lĩnh vực công nghệ. Nếu bạn là người có niềm đam mê, yêu thích trong lĩnh vực này và luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “computer science là gì?”, đây là bài viết dành cho bạn.
Computer science là gì?
Computer science (khoa học máy tính) là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ xoay quanh các vấn đề về hệ thống, cấu trúc máy tính và các khía cạnh liên quan như nghiên cứu về môi trường ngoài mạng, môi trường web.
Không những vậy, computer science còn là ngành học tìm hiểu về hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, hệ thống xử lý thông tin, dữ liệu, phần cứng máy chủ, phần mềm. Mở rộng hơn về ngành học là các lĩnh vực ứng dụng khoa học máy tính vào đời sống như trí thông minh nhân tạo AI, vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin, thiết kế và phát triển các ứng dụng người dùng,…
Khoa học máy tính là một ngành trọng điểm trong lĩnh vực công nghệ gồm có các chuyên ngành nhỏ như:
- Business programming (Ngành lập trình kinh doanh)
- Scientific programming (Ngành lập trình khoa học)
- Database programming (Ngành lập trình cơ sở dữ liệu)
- Systems programming (Ngành lập trình hệ thống)
- Programming for the Internet (Ngành lập trình mạng)
- Security and recovery (Ngành an ninh và phục hồi)
Các kỹ năng cần có của một học viên ngành computer science
Đây là một ngành khoa học có triển vọng nghề nghiệp cao, đồng thời cũng đòi hỏi nhiều khả năng, kỹ năng chuyên môn nhất định. Trong đó không thể không nhắc đến các kỹ năng như:
- Programming (Lập trình)
- Technology design (Thiết kế công nghệ)
- Troubleshooting/ problem solving (Xử lý sự cố/ giải quyết vấn đề)
- Systems evaluation (Nâng cấp hệ thống)
- Operation analysis (Phân tích vận hành)
- Systems analysis (Phân tích hệ thống)
- Equipment selection (Lựa chọn thiết bị)
Vai trò của ngành computer science ngày nay
Khi thời buổi công nghệ phát triển, ngành computer science đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc mở ra một thời đại mới, một kỷ nguyên số dành cho nhân loại. Với những đóng góp tích cực của ngành học, computer science có những vai trò tích cực trong đời sống.
Computer science là một ngành học ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề bằng việc không ngừng nghiên cứu, tìm tòi ra các phần mềm, ứng dụng, phương pháp mới. Một trong số đó có thể kế đến là việc chuyển giao các cơ sở dữ liệu sang phần mềm. Nói cách khác, đó là sự chuyển giao công việc từ con người sang máy tính nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ sáng chế.
Một vai trò khác của computer science là phát minh ra các phần mềm máy tính cũng như trên điện thoại để ứng dụng vào đời sống, công việc giúp tối ưu hóa năng suất lao động. Điều này cũng tương tự như việc lập trình ra các ứng dụng tự động hóa, công cụ quản lý giúp con người giải quyết các vấn đề đơn giản, xử lý các bước không cần thiết.
Con đường sự nghiệp và triển vọng của ngành computer science
Câu hỏi mà bất kỳ sinh viên nào cũng quan tâm là: sau khi kết thúc ngành học này, mình sẽ là ai và làm gì? Nếu bạn cũng có cùng mối quan ngại đó, đừng lo vì triển vọng của ngành học sẽ vô cùng rộng mở dành cho những ai thực sự có nhiệt huyết và đam mê.
Sau khi hoàn thành ngành học, bạn có thể đảm nhận các chức vụ đúng ngành sau tại các công ty, doanh nghiệp.
Software engineer (Kỹ sư phần mềm)
Đây là một chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp trong việc tạo ra các phần mềm hữu dụng. Bạn cần nắm rõ các quy trình để tạo ra một phần mềm, đồng thời bất kỳ phần mềm nào được tạo ra cũng cần dựa trên mục đích ứng dụng, nguyên tắc nhất định.
Chức vụ này đòi hỏi ở nhân viên kỹ thuật có trình độ cao, vững chắc tay nghề. Dĩ nhiên, đi đôi với các yêu cầu phức tạp như vậy, mức lương bạn nhận được cũng sẽ tương xứng với công sức và chất xám bạn bỏ ra.
Công đoạn sau khi phát minh ra phần mềm sẽ là phát triển nâng cao. Hai vị trí này có thể gộp làm một để thuận tiện cho công việc. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nhất định, kỹ sư phần mềm có thể đảm nhận vai trò của một nhà phát triển phần mềm. Thế nhưng, nhà phát triển phần mềm chưa chắc đã có thể tạo ra phần mềm mới.
Data analysis (Chuyên viên phân tích dữ liệu)
Để có thể apply vào vị trí này trong các công ty, không dừng lại ở việc bạn có chuyên môn, kinh nghiệm, mà đó còn là đầu óc quan sát, tư duy logic, hệ thống cùng khả năng xử lý cao. Nếu bạn là một người yêu thích làm việc với các con số, đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp, diễn đạt tốt. Điều này sẽ rất quan trọng trong việc báo cáo cho cấp trên cũng như truyền đạt cho cấp dưới. Bạn cũng phải là người có sự tỉ mỉ, thận trọng cùng sự tập trung cao độ trong lúc làm việc. Vì khối lượng dữ liệu là vô cùng lớn và phức tạp, nếu có sơ sót dễ dẫn đến kết quả sai sót.
Application software developer (Nhà phát triển ứng dụng)
Đây được xem là ngành rất có triển vọng trong lĩnh vực computer science. Ngày nay, đã có rất nhiều ứng dụng được phát minh giúp đời sống trở nên thuận tiện, có nhiều biến đổi tích cực. Phần lớn là nhờ vào sự phát triển của công nghệ, cụ thể là nhờ công lao của các nhà phát triển ứng dụng.
Để đảm bảo một ứng dụng được phát triển tốt, bạn không chỉ có kiến thức chuyên môn của computer science, mà còn có cả kiến thức liên quan đến tính ứng dụng của app. Ví dụ như nếu bạn muốn phát triển ứng dụng học ngoại ngữ, bạn không chỉ đơn thuần biết các kiến thức công nghệ app, bạn cần phải có sự hiểu biết nhất định về ngoại ngữ để đảm bảo ứng dụng thực sự đem lại hiệu quả cho người tiêu dùng.
Bên cạnh ba ngành nghề trên, sau khi học xong ngành computer science, bạn có thể trở thành một systems engineer (kỹ sư hệ thống), web developer (nhà phát triển website) hay cả nhân viên IT.
Con đường sự nghiệp và triển vọng của nghệ thực sự rất rộng lớn. Nếu bạn thực sự yêu thích và muốn dấn thân vào con đường này, hãy kiên trì cố gắng rồi một ngày quả ngọt sẽ đến với bạn.
Các công ty có thể nộp đơn sau khi học xong ngành học computer science
Trên thị trường công nghệ hiện nay, có vô số các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn để các bạn đầu quân vào. Không thể không kể đến những tên tuổi lớn trên tầm quốc tế là:
- Infosys
- Wipro
- Tata Consultancy Services (TCS)
- Hewlett-Packard
- HCL
- Sun Microsystem
- Cognizant
- Accenture
Nếu bạn có tài năng xuất chúng, các tên tuổi hàng đầu như Google, Yahoo, Adobe, Apple, Intel, Dell, Microsoft, Samsung, IBM, Tencent,…sẽ là những nơi mơ ước của rất nhiều người học về lĩnh vực khoa học công nghệ.
Tại Việt Nam, bạn cũng có thể cân nhắc đến một trong các điểm đến lớn như:
- FPT Software
- Viettel
- VNG
- BKAV
- VCCorp
- Netlink
Và còn các công ty nhỏ lẻ khác mà bạn có thể cân nhắc, xem xét.
Trên đây là các chia sẻ về ngành học computer science. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, đồng thời khơi gợi được niềm đam mê của bạn trên con đường dấn thân vào thế giới khoa học công nghệ 4.0.
Những câu hỏi thường gặp
Mức lương dành sau khi học xong ngành computer science như thế nào?
Có ba mức lương chính dành cho nhân viên ngành computer science. Tuy nhiên, mức lương này chỉ mang tính chất tham khảo, lương thực tế phụ thuộc vào công ty và kinh nghiệm cá nhân của từng người.
- Fresher (vừa tốt nghiệp): Mức lương dao động từ 10 – 12 triệu, có thể lên đến 15 triệu tùy năng lực.
- Junior (1 – 3 năm kinh nghiệm): Mức lương dao động từ 18 – 22 triệu.
- Senior (hơn 3 năm kinh nghiệm): Mức lương deal theo năng lực, có thể lên đến hàng trăm triệu/ tháng.
Có các khóa học nào dành cho người mới bắt đầu về computer science?
Bạn có thể đăng ký 4 khóa học sau về lĩnh vực computer science:
- Khóa học CS50 của Harvard
- Khóa học từ EdX.
- Khóa học từ Coursera.
- Khóa học từ Udemy.
IT và computer science có phải là một hay không?
Nhiều người đánh tráo hai khái niệm IT và CS với nhau. Thực chất, đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác. CS sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến máy tính. Trong khi đó, IT sẽ thiên về việc ứng dụng công nghệ vào những mục đích nhất định.
Ở thành phố Hồ Chí Minh có những môi trường giáo dục danh tiếng nào đào tại ngành computer science?
Bạn có thể thi vào ngành computer science tại các trường: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Tôn Đức Thắng.