Dịch vụ CDN là gì mà lại có thể giúp doanh nghiệp phân phối nội dung trên toàn cầu? Lợi ích của CDN là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được TinoHost giải đáp giúp bạn.
CDN là gì?
CDN – Content Delivery Network – (tạm dịch là “mạng giao dịch nội dung“) là một hệ thống toàn cầu rộng lớn gồm nhiều máy chủ (các PoP) chứa những bản sao nội dung của website. Khi người dùng truy cập vào trang web, hệ thống sẽ xác định vị trí của người dùng và gửi bản sao dữ liệu tại máy chủ gần với người dùng nhất.
Tại sao doanh nghiệp cần dùng đến CDN?
Cơ chế hoạt động thông minh với độ phủ sóng toàn cầu này của CDN là đặc điểm nổi bật nhất. Với cơ chế này, CDN giúp cho khách hàng truy cập nhanh vào dữ liệu máy chủ web gần họ nhất thay vì phải truy cập vào dữ liệu máy chủ web tại trung tâm dữ liệu. Đồng thời, cơ chế này cũng giảm thiểu được tình trạng “thắt cổ chai”.
Sử dụng công nghệ CDN, doanh nghiệp được gì?
Mở rộng phạm vi – thu nhỏ chi phí
Nếu nguồn khách hàng tiềm năng của bạn đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong khi cơ sở hạ tầng website lại chỉ nằm ở một quốc gia, tình trạng khách hàng gặp sự chậm trễ khi truy cập website của bạn là điều không thể tránh khỏi.
Khi đó, CDN máy chủ quốc tế – Global CDNs – sẽ là giải pháp tối ưu. Khách hàng sẽ được cung cấp dữ liệu bởi những máy chủ phân tán cục bộ tại những quốc gia đó. CDN càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau thì bạn càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.
CDN máy chủ quốc tế sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bạn không cần phải đầu tư tốn kém cơ sở vật chất hay xây dựng trung tâm dữ liệu tại những quốc gia khác. Tuy nhiên, nguồn khách hàng trên phạm vi toàn thế giới vẫn được đảm bảo.
Giảm máy chủ – Tiết kiệm băng thông – tăng lượt truy cập
Thay vì sử dụng trực tiếp nguồn dữ liệu từ máy chủ, người dùng sẽ được phân luồng truy cập qua các máy chủ CDN trên toàn cầu với cùng một nguồn tài nguyên của website. Điều này giúp doanh nghiệp vừa giải phóng chi phí băng thông cao, vừa giảm tải phục vụ truy vấn từ người dùng.
Song song đó, CDN có cơ chế cảm biến đặc biệt, giúp nhận diện máy chủ nào có vấn đề, sẽ tự động chuyển đổi người dùng đến máy chủ sẵn sàng khác. Vì vậy, dù bị cúp điện, gặp sự cố về phần cứng hay về mạng thì CDN vẫn sẵn sàng phục vụ khách hàng của bạn 24/7.
Tăng thứ hạng cho website
Thứ hạng tìm kiếm của một website được xếp sau quá trình Google đánh giá thông tin trên web đó.
Những “điểm cộng” trong quá trình “xếp hạng” website:
- Đảm bảo thời gian uptime của máy chủ phải trên 99.9%.
- Tốc độ truy cập vào website phải nhanh.
- Độ tin cậy cao.
- Thời gian phản hồi website liên tục và ổn định, ….
Một vài giây nhanh hoặc chậm có thể dẫn đến sự chuyển giao lớn trong doanh thu. Do đó, việc thứ hạng tìm kiếm web sẽ bị tụt hạng so với đối thủ, làm giảm khả năng cạnh tranh của website, khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp.
Với tính năng tăng tốc website, giảm tải cho server của CDN, vấn đề website tải chậm hay thời gian downtime quá lâu, gây ảnh hưởng đến thứ hạng của web sẽ không khiến bạn lo lắng nữa.
Hạn chế các cuộc tấn công DDoS
Các cuộc tấn công DDoS luôn là vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp. DDoS không chỉ gây tổn thất lớn về kinh tế do trì trệ hoạt động kinh doanh online mà còn gây ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty hoặc nạn nhân. Là điểm đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, CDN sẽ là mục tiêu bị tấn công đầu tiên khiến website bị “chết” ngay lập tức.
Để khắc phục tình trạng này, với kiến trúc phân tán và tường lửa bảo vệ phía sau cơ sở hạ tầng, CDN có khả năng giảm thiểu một cuộc tấn công DDoS. Qua đó, CDN cũng sẽ ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công.
Ngoài những ưu điểm trên, công nghệ CDN còn hỗ trợ người dùng xem các video streaming, các chương trình truyền hình trực tiếp thông qua internet trên các thiết bị kỹ thuật số một cách nhanh chóng, đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất, tăng độ trải nghiệm hoàn hảo cho người xem.
Càng ngày, CDN càng khẳng định mình là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nâng cao hiệu suất website. Đây cũng chính là cách nhanh nhất tạo thu nhập, tăng trưởng, nhận diện thương hiệu đối với khách hàng trong thời đại 4.0.
Những đối tượng nào nên sử dụng CDN?
E-Commerce – Thương mại điện tử
Đối với các trang web thương mại điện tử, lượng truy cập có thể đến từ bất cứ đâu trên thế giới. Với lượng sản phẩm và thông tin khổng lồ như của Ebay, Amazon, Shopee hay Alibaba, họ sẽ phải đáp ứng yêu cầu tìm kiếm gần như ngay lập tức để không bị vuột mất khách hàng sang nền tảng khác.
Điều này cũng sẽ đúng với những nhà bán lẻ, thương mại điện tử trong khu vực đông nam Á chẳng hạn. Vì thế, đặt một mạng lưới CDN trong khu vực bạn mua bán sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế cho bạn đấy.
Các nhà phát triển game online
Game là một nội dung giải trí cực kỳ phổ biến. Và đặc biệt là các game online đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại. Sử dụng CDN để tạo ra một máy ảo và giúp các request được triển khai nhanh hơn, tình trạng giật lag cũng trở nên ít hơn sẽ khiến game thủ hài lòng. Sự hài lòng của game thủ sẽ đem lại một nguồn thu nhập khổng lồ cho các nhà làm game.
Nhà phân phối nội dung giải trí
Trong giai đoạn COVID, bạn thường xuyên làm gì? Lượt Facebook Watch, Youtube hay Tik Tok? Tất cả những nền tảng này đều có hệ thống CDN toàn cầu giúp dịch vụ của họ có thể stream được tốt nhất ở bất kỳ đâu.
Nếu bạn dự định thực hiện hoặc đang sở hữu những ứng dụng tương tự, bạn cũng nên thiết lập một hệ thống CDN đấy.
Các loại hình CDN phổ biến
1. Pull HTTP/Static
- Mô tả: CDN tự động truy cập website và lưu trữ bản sao nội dung tĩnh (hình ảnh, CSS, JavaScript…).
- Ưu điểm:
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng.
- Hiệu quả cao cho nội dung tĩnh.
- Miễn phí cho một số nhà cung cấp.
- Hạn chế:
- Không phù hợp cho nội dung thay đổi thường xuyên.
- Ít tùy chỉnh hơn so với các hình thức khác.
2. POST/PUSH/PUT/Storage CDN
- Mô tả: Bạn tải nội dung cần phân phối lên máy chủ CDN.
- Ưu điểm:
- Kiểm soát cao hơn nội dung.
- Phù hợp cho nội dung thay đổi thường xuyên.
- Tiết kiệm không gian lưu trữ máy chủ.
- Hạn chế:
- Phức tạp hơn để cài đặt và sử dụng.
- Chi phí cao hơn so với Pull HTTP/Static.
3. Streaming CDN
- Mô tả: Phân phối nội dung phát trực tuyến video (streaming).
- Ưu điểm:
- Tối ưu hóa cho việc phát trực tuyến video.
- Giảm độ trễ và giật lag.
- Cải thiện chất lượng video.
- Hạn chế:
- Chi phí cao hơn so với các hình thức khác.
- Yêu cầu cấu hình phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn có một số hình thức CDN khác như:
- CDN lai (Hybrid CDN): Kết hợp các ưu điểm của Pull HTTP/Static và POST/PUSH/PUT/Storage CDN.
- CDN theo yêu cầu (On-demand CDN): Chỉ hoạt động khi có nhu cầu cao về lưu lượng truy cập.
Một số lưu ý khi chọn CDN
Xác định nhu cầu sử dụng
Trước khi chọn CDN, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình. Bạn cần phân phối loại nội dung gì? Lượng truy cập website của bạn như thế nào? Bạn cần CDN cho thị trường nào? Việc xác định rõ nhu cầu sẽ giúp bạn lựa chọn nhà cung cấp và gói dịch vụ phù hợp nhất.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ CDN trên thị trường, do đó bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm. Hãy tìm hiểu kỹ về các yếu tố như: hạ tầng mạng lưới, hiệu suất CDN, dịch vụ khách hàng, giá cả, v.v.
So sánh giá cả và tính năng
Mỗi nhà cung cấp CDN sẽ có mức giá và tính năng khác nhau. Hãy so sánh giá cả và tính năng của các nhà cung cấp khác nhau trước khi lựa chọn. Nên chú ý đến các yếu tố như: dung lượng lưu trữ, băng thông, số lượng PoP (điểm truy cập), tính năng bảo mật, v.v.
Kiểm tra hiệu suất CDN
Trước khi sử dụng dịch vụ CDN của nhà cung cấp, bạn nên kiểm tra hiệu suất CDN bằng các công cụ đo tốc độ như Google PageSpeed Insights hoặc Pingdom. Việc kiểm tra hiệu suất sẽ giúp bạn đảm bảo rằng CDN hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích cho website của bạn.
Tối ưu hóa CDN cho website
Sau khi chọn được nhà cung cấp CDN và cài đặt CDN cho website, bạn cần tối ưu hóa CDN để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc tối ưu hóa bao gồm các bước như: cấu hình bộ nhớ cache, nén nội dung, tối ưu hóa hình ảnh, v.v.
Theo dõi và giám sát CDN
Bạn cần theo dõi và giám sát hiệu suất CDN thường xuyên để đảm bảo rằng CDN hoạt động bình thường và mang lại lợi ích cho website của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi của nhà cung cấp CDN hoặc các công cụ bên thứ ba để theo dõi hiệu suất CDN.
Cập nhật CDN thường xuyên
Công nghệ CDN luôn phát triển, do đó bạn cần cập nhật CDN thường xuyên để tận dụng những tính năng mới nhất và cải thiện hiệu suất CDN.
Giải pháp CDN dự phòng
Để đảm bảo tính sẵn sàng cao cho website, bạn nên sử dụng giải pháp CDN dự phòng. Giải pháp CDN dự phòng sẽ giúp website của bạn hoạt động bình thường ngay cả khi CDN chính gặp sự cố.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ CDN là gì cũng như những thông tin xoay quanh chủ đề này. Hãy tiếp tục theo dõi TinoHost để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác để khám phá thêm nhiều thong tin thú vị, bạn nhé!
Những câu hỏi về CDN
VPN và CDN có giống nhau hay không?
VPN có tính năng chính là giúp người dùng truy cập vào internet thông qua mạng máy tính của họ và ẩn đi thông tin người dùng. CDN được dùng để tạo ra mạng lưới phân phối nội dung toàn cầu.
CDN và hosting có giống nhau hay không?
CDN chỉ chứa phiên bản nội dung tạm thời của website tại một khu vực nào đó, không chứa các thành phần khác của website và chỉ nhằm mục đích tăng tốc độ website tại một khu vực nhất định.
Hosting được sử dụng để chứa toàn bộ website.
Ai sẽ được hưởng lợi tốt nhất khi dùng CDN?
Những nhà phát triển nội dung toàn cầu sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất khi sử dụng CDN, vì nội dung của họ có thể tiếp cận bất kỳ ai trên thế giới hoặc khu vực họ sử dụng CDN để cấp phát nội dung.
CDN có bảo mật cao hay không?
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ CDN đều có cam kết bảo mật dữ liệu cho khách hàng của mình, ví dụ điển hình nhất chính là dịch vụ CDN của Cloudflare.