Vào những năm 50, sự ra đời của mạng máy tính đã đưa ngành công nghiệp máy tính lên một bước phát triển vượt bậc và tạo nền tảng vững chắc cho cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 hiện nay. Từ đó, khái niệm Client, Server đã ra đời và trở nên phổ biến trong hệ thống máy tính. Vậy Client thật sự là gì, mối quan hệ giữa Client và Server ra sao?
Đôi nét về Client và Server
Client là gì?
Client hay còn gọi là máy trạm, máy khách – là nơi gửi yêu cầu đến Server. Nghĩa là Client sẽ tổ chức giao tiếp với người dùng, Server và môi trường bên ngoài tại trạm làm việc. Bên cạnh đó, nó còn tiếp nhận yêu cầu của người dùng và thành lập các query string nhằm gửi đến Server. Kết quả nhận được từ Server, Client sẽ tổ chức và trình diễn các kết quả đó.
Client và Server khác nhau như thế nào?
Client và Server được xem là yếu tố then chốt của một website, hỗ trợ mạng Internet hoạt động và sử dụng thiết thực hơn. Nghĩa là sự khác nhau ở đây là giữa khách và chủ nhà, đó là khi Server chứa đựng thông tin và nội dung mà các Client tìm kiếm.
Client sẽ thực hiện việc truy xuất vào website cụ thể, tìm hiểu về những thông tin cần thiết để thực hiện những tác vụ theo nhu cầu. Về phía Server, đây là nơi chứa đựng những thứ Client cần và khi có yêu cầu thì Server sẽ kịp thời cung cấp. Đây có thể hiểu là mối quan hệ giữa Client với Server và cũng là cơ chế hoạt động của một Website thông thường.
Ưu và nhược điểm của Client Server
Ưu điểm
- Giúp người dùng đảm bảo trọn vẹn dữ liệu khi có sự cố xảy ra
- Chống tình trạng quá tải mạng, quá trình mở rộng hệ thống mạng dễ dàng
- Hoạt động khi máy tính chỉ cần chung định dạng giao tiếp, không bắt buộc phải chung nền tảng
- Hỗ trợ việc tích hợp các kỹ thuật hiện đại như GIS, mô hình thiết kế hướng đối tượng,…
- Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa dễ dàng, các thao tác gửi, nhận file hay tìm kiếm thông tin trở nên đơn giản khi có Client Server.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Client Server vẫn tồn tại một vài nhược điểm cần lưu ý như sau:
- Trong quá trình sử dụng, người dùng cần bảo trì, bảo dưỡng Server thường xuyên
- Tính năng bảo mật thông tin mạng của Client Server khá hạn chế với nhiều lỗ hổng. Điều này xuất phát từ nguyên lý hoạt động của Client Server là trao đổi dữ liệu giữa Server và Client ở hai khu vực địa lý khác nhau. Do đó, trong quá trình trao đổi dữ liệu, khả năng thông tin mạng dễ bị rò rỉ ra bên ngoài.
Client và Server có vai trò gì?
Client và Server là mô hình hỗ trợ các máy tính giao tiếp, truyền tải dữ liệu cho nhau. Hai từ khóa này đã quá quen thuộc khi nhắc đến mảng lập trình web. Về bản chất, Client và Server là sự giao tiếp và truyền tải dữ liệu cho nhau từ hai máy tính.
Khi sử dụng máy tính, con người luôn có nhu cầu kết nối, thu thập và chia sẻ thông tin, dữ liệu. Để đáp ứng tốt nhu cầu này, hệ thống mạng máy tính đã ra đời và ngày càng phát triển để phù hợp. Đi sâu vào mạng máy tính, phân chia máy tính gồm 3 vai trò chính sau:
Server – Máy tính đóng vai trò là máy chủ
Đảm nhận vai trò máy chủ, máy tính sẽ cung cấp tài nguyên, các dịch vụ đến hệ thống máy trạm trong hệ thống mạng. Server với vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm Client được diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn.
Client – Máy tính đóng vai trò là máy trạm
Khác với máy chủ, máy trạm không thực hiện cung cấp tài nguyên đến máy tính. Client sử dụng các tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng, một Client trong mô hình này sẽ là một Server trong mô hình khác.
Ngoài bộ đôi Client và Server thì máy tính còn đóng vai trò là Peer: Peer sẽ cùng lúc sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp, đồng thời sẽ cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác trong mạng.
Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client và Server
Mô hình Client và Server hoạt động dưới dạng mô hình mạng máy tính. Các máy tinh sẽ đóng vai trò là máy khách với nhiệm vụ gửi yêu cầu đến máy chủ. Từ đó, máy chủ sẽ xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho máy khách. Trong mô hình Client và Server thì máy khách thường bao gồm máy tính các loại, thiết bị điện tử như máy fax, máy in,…
Để máy chủ và máy khách có thể giao tiếp với nhau thì giữa chúng cần một giao thức nhất định. Khi đó, máy khách muốn lấy được thông tin từ máy chủ, chúng phải tuân theo giao thức mà máy chủ đó đưa ra. Khi yêu cầu được thông qua, máy chủ sẽ thu thập thông tin và trả kết quả yêu cầu đến máy khách. Các giao thức phổ biến hiện nay như Lan-to-Lan, OSI, ISDN, X.25, TCP/IP. Ở mọi thời điểm, Server luôn sẵn sàng trong tư thế tiếp nhận yêu cầu từ các Client.
Một Server phải quản lý rất nhiều yêu cầu từ các Client trên mạng xã hội. Bởi nó hoạt động dưới hình thức một máy tính nhiều người sử dụng. Do vậy, Server sẽ hoạt động tốt hơn nếu hệ điều hành của nó đa nhiệm với những tính năng độc lập, song song với nhau. Đơn cử như hệ điều hành UNIX, WINDOWS,… Bên cạnh đó, những ứng dụng chạy trên Server nên được tách rời nhau. Bởi như thế khi một ứng dụng bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống ứng dụng khác.
Trên đây là tất cả những thông tin về Client cũng như quy trình hoạt động của mô hình Client và Server mà TinoHost chia sẻ đến bạn. Từ đó bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của mô hình Client và Server trong việc khác phục tình trạng quá tải mạng, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống dữ liệu. Chúc bạn có lựa chọn phương thức thật phù hợp, chuẩn nhất cho mình nhé.
FAQs về mô hình Client và Server
Mô hình Client và Server có yêu cầu về quản trị mạng không?
Mô hình Client và Server cần phải có quản trị mạng
Khả năng bảo mật thông tin của mô hình Client và Server có tốt không?
Khả năng bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin của mô hình Client và Server khá cao. Người dùng có thể điều chỉnh quyền truy cập thông tin. Tuy nhiên, mô hình Client và Server phải thực hiện trao đổi dữ liệu giữa hai máy ở hai khu vực khác nhau, cho nên có trường hợp thông tin truyền trên mạng bị lộ.
Chi phí cài đặt mô hình Client và Server bao nhiêu?
Chi phí cài đặt mô hình Client và Server khá cao.
Tại sao chúng ta nên sử dụng mô hình Client Server
Sử dụng mô hình Client Server sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Tài nguyên dữ liệu được tập trung lại và tăng tính toàn vẹn của các dữ liệu.
- Tạo sự linh động trong việc mở rộng hệ thống mạng
- Bạn chỉ cần chung định dạng giao tiếp là có thể hoạt động được, không phụ thuộc vào một nền tảng.