Một trong những cách tăng traffic cho website được nhiều người sử dụng hiện nay là Clickbait. Phương pháp này đôi khi rất hữu ích để bạn thực hiện SEO, giúp bài viết lên top nhanh và đạt hiệu quả cao. Vậy cụ thể Clickbait là gì? Tại sao nhiều người biết nhưng vẫn không thể “cưỡng” lại Clickbait? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Clickbait là gì?
Định nghĩa Clickbait
Clickbait (click: nhấp chuột, bait: mồi nhử) là một thủ thuật kéo traffic được nhiều website, đặc biệt là các trang báo mạng sử dụng. Bạn sẽ sử dụng một phần nội dung giật gân, chứa sự hứa hẹn quá mức hoặc trình bày sai sự thật nhằm mục đích gây sự tò mò và lôi kéo người dùng vào một trang web cụ thể.
Không được thể hiện dưới hình thức đoạn văn, “miếng mồi” này khá đa dạng về mặt thể loại, có thể là một hình ảnh hay video kích thích sự tò mò khiến người xem phải click chuột để xem. Tuy nhiên, dù tồn tại dưới dạng nào, chúng đều có điểm chung là chứa những từ khóa đánh vào tâm lý người đọc, có tính gây sốc hay chạm đến sự tò mò, mong muốn của họ.
Chẳng hạn như để quảng cáo trà thảo mộc, các bài viết sẽ sử dụng các tiêu đề như:
- Ngỡ ngàng 7 lợi ích không ngờ tới của các loại thảo mộc.
- Cảnh báo: Đây là những điều bạn cần phải biết về trà xanh.
- Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn sở hữu một ngoại hình đẹp.
Nguồn gốc của khái niệm Clickbait
Khái niệm Clickbait lần đầu được đề cập bởi Jay Geiger trong một bài đăng trên blog cá nhân vào tháng 12/2006, chỉ việc lạm dụng các tiêu đề giật gân nhằm thu hút người xem trên Internet.
Nguồn gốc thật sự của chiêu trò Clickbait được cho là phát sinh từ Yellow Journalism, những loại tin tức không được nghiên cứu kỹ lưỡng và phi chính thống. Nội dung của Yellow Journalism thường là sự phóng đại tin tức thực tế, tập trung vào các vụ bê bối cũng như tính nhạy cảm của vấn đề.
Clickbait là tốt hay xấu?
Trước đây, thủ thuật Clickbait thường bị hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, bất kỳ công cụ nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.
Clickbait sẽ là một công cụ tốt nếu nội dung của bạn đảm bảo tính xác thực, quảng cáo rõ ràng và tạo liên kết bán hàng tiếp thị hiệu quả. Ngược lại, đây sẽ là một chiêu trò mang tính tiêu cực nếu bạn tạo những liên kết đến những website lừa đảo, có mục đích đánh cắp tài khoản cá nhân hoặc chèn những phần mềm độc hại đến thiết bị của người xem… (gọi chung là những liên kết độc hại).
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng Clickbait
Ưu điểm
- Tăng traffic cho website nhanh chóng: Khách hàng thường bị thu hút bởi những tiêu đề giật gân, sự hiếu kỳ sẽ kích thích họ nhấp vào liên kết.
- Cải thiện thứ hạng trên SERPs: Traffic là một trong những tiêu chí quan trọng quyết để Google đánh giá và xếp hạng website. Traffic càng nhiều, website của bạn sẽ đạt thứ hạng càng cao.
- Tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng: Khách hàng sẽ biết đến trang web của bạn thông qua những bài Clickbait. Đây là cơ hội tuyệt vời để thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá và nhận diện rộng rãi hơn, đồng thời, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hạn chế
- Clickbait dễ khiến khách hàng cảm thấy khó hụt hẫng, khó chịu vì không đáp ứng được kỳ vọng về mặt nội dung, dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.
- Nếu làm không tốt, Clickbait thậm chí còn khiến các chỉ số trên website thay đổi rất nhiều.
- Clickbait không mang đến lượng traffic ổn định, bền vững cho website. Khi khách hàng cảm thấy đã bị lừa một lần, họ sẽ dè chừng hơn rất nhiều mỗi khi nhìn thấy bài viết của bạn.
Cách để người đọc không còn lo ngại Clickbait
Một yếu tố mà các công cụ tìm kiếm xem xét khi xếp hạng website là tỷ lệ thoát. Nếu người dùng nhấp vào một liên kết, xác định nội dung đó là vô giá trị và thoát ngay lập tức thì Google sẽ đánh giá trang đó có ít giá trị, thứ hạng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Không chỉ Google, Facebook cũng đang triển khai các kế hoạch nhằm chống lại nạn Clickbait, ngăn những Clickbait với mục đích xấu hiển thị trên Newsfeed của người dùng. Chính vì thế, để tạo một Clickbait hợp lý, mang lại giá trị giữ chân người đọc và hiệu quả cho nhiều lần tiếp theo, bạn phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Tạo tiêu đề hấp dẫn, thu hút, kích thích sự tò mò nhưng vẫn cần đảm bảo tính chính xác của nội dung để người đọc nhận định được nội dung có hữu ích hay không. Ngoài ra, đặt tiêu đề cũng không được phóng đại quá mức, khiến người dùng thoát ngay ra khỏi liên kết nếu họ thấy mình không nhận được những thứ giống như giới thiệu.
- Bài viết phải đảm bảo có cấu trúc rõ ràng, nhiều hình ảnh đồng thời có thể cung cấp đủ lượng thông tin mà người đọc muốn tìm kiếm. Không nên sử dụng các bài viết quá ngắn, không đủ nội dung để truyền tải.
- Chú ý phân mục rõ ràng để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin
- Việc đầu tư vào hình ảnh sẽ giúp bạn thu hút người đọc dễ dàng hơn. Kèm theo hình ảnh là phần text bên dưới diễn giải ngắn gọn chủ đề muốn truyền tải.
- Đặt biệt, liên kết trong bài viết phải có sự liên quan với nhau, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều link khiến bài viết bị ngắt quãng cảm xúc.
- Sử dụng dạng liệt kê nhằm tóm gọn thông tin, các yếu tố cơ bản của bài viết đến với độc giả nhằm mang lại cho người đọc sự hào hứng, kỳ vọng và tập trung cao vào vấn đề trọng tâm.
Tại sao nhiều người biết nhưng vẫn không thể “cưỡng” lại Clickbait?
Bản năng sinh tồn
Theo Psychology Today, con người luôn có xu hướng tìm kiếm thông tin về thế giới xung quanh nếu chúng mang giá trị sinh tồn, có ảnh hưởng đến cuộc sống. Những tiêu đề mang tính khẩn cấp như “cảnh báo”, “lợi ích không ngờ”, “nếu không đọc bạn sẽ bỏ lỡ” hay “7 lý do bạn nên”…đang lợi dụng bản năng sinh tồn này để thôi thúc chúng ta click vào liên kết.
Não bộ bị lừa bởi “khoảng cách tò mò” (Curiosity Gap)
Đây là một khoảng nằm giữa những gì chúng đã ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Những tiêu đề “nửa úp, nửa mở” khiến não nhận diện thông tin đó nằm trong Curiosity Gap và tạo ra cảm giác thiếu thốn, thôi thúc bạn click vào xem thông tin đó để xóa bỏ cảm giác này.
Đôi khi, dù biết nội dung có thể không đặc sắc như tiêu đề nhưng não bộ vẫn luôn tự cho mình một cơ hội khai thác thông tin mới.
Cơ chế hoạt động của dopamine
Nhiều người thường cho rằng dopamine (hormone chi phối cảm xúc) sẽ được tiết ra khi mà ta hoàn thành một việc gì đó, chẳng hạn như click vào một liên kết có tiêu đề gây tò mò. Nhưng thực tế, mức dopamine đã tăng lên ngay từ lúc bạn nhìn thấy những tín hiệu (tức các tiêu đề). Không phải bởi nội dung bên trong thật sự có gì, mà là tiêu đề sẽ khiến bạn kỳ vọng nội dung có gì. Đó là lý do mà những dòng title đầy hứa hẹn có thể bẫy được chúng ta.
Như vậy, Clickbait sẽ là công cụ đem lại lợi ích cho website nếu sử dụng đúng cách. Tino Group đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm Clickbait. Hy vọng bạn đã bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình một kiến thức thú vị trong SEO. Theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Những chỉ số nào để đo lường Clickbait?
2 chỉ số bạn cần quan tâm khi thực hiện Clickbait là:
- Click-through rate: Tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem nhấp vào đường liên kết hay mẫu quảng cáo. Tiêu đề càng thu hút, tỷ lệ nhấp chuột càng cao.
- Bounce rate: Tỷ lệ thoát trang được hiểu là khi người dùng nhấp vào các liên kết và xác định nội dung đó không có giá trị, họ sẽ ngay lập tức thoát khỏi trang web. Google dùng chỉ số này để phân loại giá trị của website dựa trên quan điểm của người dùng.
Có thể sử dụng Clickbait ở đâu?
Hiện tại, Facebook được xem là nơi sử dụng Clickbait lý tưởng nhất. Bạn có thể tận dụng lượt follow và sự uy tín của Fanpage để chèn các bài viết từ website với tiêu đề thu hút, từ đó, thu được một lượng lớn traffic.
Hoặc dạo gần đây, bạn thường bắt gặp kiểu bài viết trên Fanpage gây sự tò mò rồi yêu cầu bạn nhấp vào link Shopee để biết đáp án. Đó cũng là một dạng Clickbait.
Làm sao để tránh nhấp vào các Clickbait chứa liên kết độc hại?
Để hạn chế nhấp vào các Clickbait chứa liên kết độc hại, bạn cần lưu ý:
- Chỉ nhấp vào liên kết do những nguồn uy tín, các Fanpage tích xanh cung cấp.
- URL phải chứa tiêu đề bài viết.
- Nếu thấy liên kết không đáng tin, bạn có thể tìm kiếm Google với từ khóa tương tự hoặc tham khảo các nguồn khác.
Có nên sử dụng Clickbait trong chiến dịch SEO không?
Clickbait là con dao hai lưỡi. Trong trường hợp bạn cần tiếp thị các sản phẩm, các nội dung đều được xác thực, đúng như cam kết thì Clickbait là cầu nối để khách hàng có thể biết đến thương hiệu bạn nhiều hơn.
Nhưng nếu bạn dùng Clickbait chỉ để lôi kéo nhiều khách hàng vào web nhằm tăng lượng traffic nhất thời thì đây là việc làm vô cùng nguy hiểm.