Các website ngày nay đang có xu hướng chuyển từ giao thức HTTP sang HTTPS nhằm mục đích bảo mật thông tin của người dùng và giúp website phù hợp với tiêu chí xếp hạng của Google. Nếu bạn muốn biết cách chuyển HTTP sang HTTPS như thế nào thì hãy dành ít phút để đọc bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung về HTTP và HTTPS
HTTP là gì?
HTTP là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol, tạm dich: Giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là một giao thức được dùng để truyền tải dữ liệu trên mạng Internet. Giao thức này được sử dụng với mô hình máy khách và máy chủ cho phép bạn giao tiếp với các trang web khác. Cụ thể, máy khách sẽ gửi một yêu cầu nào đó đến một máy chủ HTTP lưu trữ một trang web, sau đó máy chủ đáp lại bằng một thông báo phản hồi.
Hiểu đơn giản, khi bạn gửi các tập tin, văn bản, hình ảnh, video hoặc âm thanh và có kèm theo username và password. Những dữ liệu này sẽ từ nguồn đi thẳng vào internet, sau đó đến máy chủ và cuối cùng sẽ đến đích như mong muốn.
Tuy nhiên, các dữ liệu này sẽ không được mã hóa và tạo điều kiện cho các hacker dễ dàng khai thác chúng.
HTTPS là gì?
HTTPS là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure, tạm dịch: Giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật. Đây thực chất là giao thức HTTP nhưng có sử dụng thêm chứng chỉ SSL hoặc TSL. Giao thức này sẽ giúp quá trình truyền tải trở nên an toàn hơn. Tương tự như HTTP, HTTPS cũng sử dụng mô hình máy khách và máy chủ.
Khi bạn gửi một tập dữ liệu dù trên máy tính cá nhân hay bất kỳ đâu, chúng đều được mã hóa để đảm bản an toàn và các hacker khó có thể khai thác được.
SSL là gì?
SSL là viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer, tạm dịch: Tầng kết nối bảo mật. Đây là một công nghệ tiêu chuẩn toàn cầu được dùng để thiết lập các kết nối được đã mã hóa và đảm bảo an toàn giữa máy chủ và trình duyệt.
SSL sẽ giúp những dữ liệu được truyền tải một cách riêng tư nhất và có sự bảo mật tối đa, đặc biệt là những thông tin có tính nhạy cảm.
Tại sao nên sử dụng HTTPS?
Bảo mật tối đa thông tin người dùng
Do dữ liệu truyền tải của HTTPS không có mã hóa nên không thể đảm bảo độ an toàn. Ngược lại, HTTPS sẽ đảm bảo những thông tin trao đổi giữa máy khách và máy chủ luôn được bảo mật, tính riêng tư và không bị bên thứ ba đọc được nhờ phương thức mã hóa dữ liệu.
Hạn chế bị lừa đảo bằng website giả mạo
Nếu bạn dùng giao thức HTTPS, máy chủ sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL trên trình duyệt của máy khác trước khi dữ liệu được mã hóa để thực hiện trao đổi. Ngoài ra, chứng chỉ TLS/SSL sẽ giúp website của bạn được xác minh rõ ràng.
Tăng uy tín đối với người truy cập
Thông tin giao dịch giữa khách hàng với website luôn được bảo mật tối đa từ đó nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đồng thời tăng số lượng cũng như giá trị giao dịch trực tuyến của khách hàng.
Hỗ trợ cho SEO
SEO là một yếu tốt cực kỳ quan trọng đối với website.Với tiêu chí đảm bảo an toàn cho người sử dụng internet, Google đã ra thông báo sẽ tăng xếp hạng cho những website sử dụng HTTPS. Do đó nếu website của bạn đang sử dụng giao thức này cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn.
Hướng dẫn cách chuyển HTTP sang HTTPS cho website WordPress
Cần chuẩn bị gì trước khi chuyển HTTP sang HTTPS cho website WordPress
Sao lưu trang web của bạn trước khi chuyển
Sao lưu website là một bước cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ thao tác thay đổi nào trên website. Do đó, để tránh một số trường hợp không mong muốn xảy ra, bạn nên sao lưu trang web trước khi tiến hành chuyển đổi HTTP sang HTTPS.
Đăng ký chứng chỉ SSL
Hiện nay, SSL gồm hai loại trả phí và miễn phí. Với SSL miễn phí bạn sẽ phải thực hiện gia hạn theo chu kỳ 3 tháng/lần. Trong khi đó, với SSL trả phí bạn sẽ có thêm bảo hiểm. Còn về tính năng thì cả hai không khác gì nhau.
Để đăng ký và cài đặt SSL vào WordPress, bạn có thể tham khảo qua bài viết này.
Chuyển HTTP sang HTTPS
Thay đổi URL WordPress sang HTTPS
Bước 1: Đăng nhập vào WordPress sau đó vào Settings > General
Bước 2: Tại hai mục “WordPress Address (URL)” và “Site Address (URL)” hãy nhập đường dẫn có HTTPS
Cập nhật URL trong database
Bước 1: Cài đặt plugin “Better Search Replace”
Backup cơ sở dữ liệu nếu chưa từng làm trước đó (bạn có thể dùng plugin Updraft Plus để sao lưu).
Bước 2: Vào phần Tools > Better search replace
Bước 3: Tại hai mục Search for và Replace with, gõ: “https:”
Bước 4: Bôi đen tất cả các bảng, bỏ tick khỏi dòng Run as dry run?
Bước 5: Nhấp vào Run Search/Replace
Tiền hành chuyển hướng HTTPS trong file .htaccess
Mở file .htaccess. File này tồn tại trong thư mục gốc của WordPress và có vai trò chứa các thiết lập để sử dụng các cấu trúc permalink. Để chuyển hướng HTTPS trong file .htaccess, bạn hãy thêm rules sau vào trong file .htaccess.
<IfModule mod_rewrite.c> RewriteEngine On RewriteCond %{HTTPS} off RewriteRule ^(.*)$ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301] </IfModule>
Những thông tin trên bài viết đã giúp bạn biết cách để chuyển HTTP sang HTTPS trong website WordPress. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho website của bạn mà còn giúp cho khách hàng bảo mật thông tin tối đa khi truy cập vào trang web. Chúc các bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Chuyển từ HTTP sang HTTPS có khó không?
Việc chuyển đổi hai giao thức này khá đơn giản, nhưng vấn đề đáng quan tâm là quá trình đăng ký và cài đặt SSL. Bạn cần phải có một ít kiến thức về quản trị web, quá trình này sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Có plugin nào để chuyển đổi nhanh chóng hơn?
Cách trong bài viết là phương pháp thủ công, ngoài ra bạn có thể sử dụng Plugin Really Simple SSL thể tiến hành chuyển HTTP sang HTTPS.
Đầu tiên, bạn vẫn phải đăng ký SSL như cách thủ công. Sau khi đã đăng ký, bạn có thể tải plugin Really Simple SSL
Kế tiếp, mở plugin và nhấn nút Go ahead, active SSL! Sau khi xuất hiện thông báo thì coi như bạn đã hoàn tất việc chuyển HTTP sang HTTPS WordPress
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng plugin thay cho phương pháp thủ công sẽ có nguy cơ gây ra xung đột plugin với plugin hoặc xung đột plugin với phiên bản hiện tại của WordPress. Nếu không quan tâm, hệ thống sẽ bị mất điều hướng HTTPS dẫn đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm bị giảm và trải nghiệm người dùng cũng giảm.
Có mấy loại SSL?
Chứng nhận SSL gồm 3 loại:
- Chứng nhận tên miền: Đây là loại cơ bản nhất, ít tốn kém nhất. Chứng chỉ này bao gồm những mã hóa cơ bản và được cấp phát rất nhanh chóng
- Chứng nhận tổ chức: Bao gồm những xác thực của doanh nghiệp sở hữu tên miền. Loại này có độ bảo mật cao hơn giúp khách hàng luôn tin tưởng về các thông tin của mình luôn được bảo mật an toàn ở máy chủ.
- Chứng nhận mở rộng: Cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành một cuộc khảo sát chi tiết ở các doanh nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận. Đây là giấy chứng nhận cao cấp, độ bảo mật cao nhất và được nhiều người dùng rất tin tưởng.
HTTPS có nhược điểm nào không?
Ngoài việc đăng ký và cài đặt SSL có phần phức tạp. HTTPS còn có một nhược điểm khác là tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy chủ hơn so với HTTP dẫn đến hiệu suất có thể bị giảm, đặc biệt là đối với những website có lượng truy cập lớn. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp website để khắc phục điều này.