Những món đồ tuổi thơ 8X, 9x như: đĩa CD, điện thoại “cục gạch”, máy nhắn tin,…, có lẽ đã quá lỗi thời so với thời buổi hiện tại. Đây được xem là các ví dụ điển hình khi nhắc đến chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm. Trên thực tế, không ai muốn sản phẩm mình làm ra trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào để đưa ra chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chu kỳ sống của sản phẩm có mấy giai đoạn?
Tổng quan về chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống của một sản phẩm là quá trình phát triển của một sản phẩm qua 5 giai đoạn: phát triển, ra mắt, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Khái niệm chu kỳ sống được ghi nhận bởi Theodore Levitt – nhà kinh tế học người Đức trên Harvard Business Review năm 1965.
Về cơ bản, chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm được hình thành cho đến khi “bốc hơi” khỏi thị trường. Dựa trên chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định cũng như phát triển chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn.
Các nhà tiếp thị sử dụng chu kỳ sống sản phẩm để điều chỉnh thông điệp truyền thông, nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị. Ngoài ra, chu kỳ sống còn được các chủ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định về giá thành, thiết kế bao bì, mở rộng quy mô sang thị trường khác,…
Chu kỳ sống của sản phẩm có vai trò như thế nào?
Chu kỳ sống của sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Nếu theo dõi được vòng đời của sản phẩm, bạn có thể:
- Đưa ra mọi quyết định kinh doanh hiệu quả và sáng suốt hơn.
- Tăng ROI khi ra mắt sản phẩm mới.
- Tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các thông điệp tiếp thị, củng cố mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.
- Duy trì và cải thiện sức hấp dẫn của sản phẩm, uy tín thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Nếu không biết cách quản lý chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ gặp phải những bất lợi như:
- Sản phẩm không đáp ứng đủ chất lượng và tiềm năng phát triển.
- Giảm thời hạn sử dụng.
- Hàng hóa bị tồn đọng, bão hòa.
- Lợi nhuận kém.
- Rơi vào tình trạng suy thoái nhanh, dễ bị đào thải trên thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm có mấy giai đoạn?
#1. Phát triển
Trước khi chính thức xuất hiện trên thị trường, sản phẩm sẽ trải qua một thời gian theo dõi và nghiên cứu. Đây được gọi là giai đoạn phát triển. Xét trên phương diện kỹ thuật, giai đoạn này không nằm trong chu kỳ sống của sản phẩm. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển là một bước tiến quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý.
Thông qua giai đoạn này, doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng tồn tại của sản phẩm, ước tính thời điểm sản phẩm được tung ra thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng lên kế hoạch ra mắt sản phẩm chính thức.
Trên thực tế, thời gian phát triển của một số sản phẩm có thể kéo dài đến vài năm. Những sản phẩm này cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn để bảo toàn về mặt chất lượng và hiệu quả.
Trong quá trình phát triển sản phẩm, tốt nhất bạn nên thiết lập MVP (Minimum Viable Product: sản phẩm khả dụng tối thiểu). Đây là cách chứng minh cho nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng thấy hiệu quả của sản phẩm mà doanh nghiệp sắp tung ra thị trường.
#2. Ra mắt
Sau khi hoàn thành công đoạn phát triển, bước tiếp theo bạn cần làm là ra mắt sản phẩm trên thị trường. Có thể nói, đây là giai đoạn giúp bạn kiếm nhiều lợi nhuận nhất trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm ra mắt thuận lợi không quyết định sự thành công cuối cùng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực để tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Thông quá đó, sản phẩm sẽ có cơ hội đến tay người dùng. Điều này đồng nghĩa đây là lần đầu tiên khách hàng được trải nghiệm một sản phẩm mới.
Khi ra mắt sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tốn một khoản phí phí rất lớn. Dù vậy, không có gì đảm bảo rằng việc bán sản phẩm sẽ mang đến lợi nhuận khủng trong tương lai.
#3. Tăng trưởng
Nếu sản phẩm được khách hàng đón nhận trong lần ra mắt, bạn nên tiếp tục mở rộng và tăng thị phần. Đây chính là dấu hiệu tích cực cho thấy khách hàng có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của bạn. Nhờ đó, nguồn doanh thu sẽ nhanh chóng tăng lên.
Để sản phẩm đạt mức tăng trưởng tuyệt đối phải dựa trên 3 yếu tố chính bao gồm:
- Tính năng và chất lượng sản phẩm.
- Xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại.
- Nhu cầu và tỷ lệ chấp nhận sản phẩm của khách hàng.
Giai đoạn này là thời điểm tốt để bạn bổ sung và cải thiện các dịch vụ mới nhằm tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Những dịch vụ hỗ trợ, tiện ích bổ sung và các gói bảo hiểm là các yếu tố bạn nên cân nhắc.
Chuẩn bị sẵn sàng những dịch vụ này, sản phẩm của bạn sẽ tăng khả năng cạnh tranh, dễ mở rộng lợi tức đầu tư (ROI) và tăng khả năng tiếp cận với một khách hàng cụ thể.
#4. Bão hòa
Đây được xem là giai đoạn “chín muồi” của một sản phẩm. Lúc này, doanh số bán sản phẩm có xu hướng chậm lại, thậm chí là giảm so với thời gian đầu. Lý do vì thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa. Nghĩa là do giá thành bắt đầu giảm do sức ép từ bên ngoài như cạnh tranh ngày càng tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm. Trong giai đoạn hưng thịnh, tỷ suất lợi nhuận sẽ dần trở nên “thu hẹp”.
Tại thời điểm này, các chiến lược tiếp thị sẽ tập trung vào việc tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Ngoài ra, nhà tiếp thị có thể sửa đổi phương thức tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau. Bởi sức cạnh tranh quá lớn nên những sản phẩm kém hơn có thể bị “đẩy ra” khỏi thị trường. Đây được gọi là “điểm rung chuyển” (shake-out point). Tại điểm này, sự bão hòa đã xuất hiện và sản lượng bán hàng đã đạt đến đỉnh điểm, nhu cầu tiêu thụ bắt đầu suy giảm.
Để tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp cần đổi mới thường xuyên để duy trì hoặc tăng trưởng thị phần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần ứng dụng những công nghệ tân tiến nhất để theo kịp thời đại.
Tùy vào từng sản phẩm, giai đoạn hưng thịnh có thể kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn. Đối với những thương hiệu và sản phẩm phổ biến như Coca Cola, giai đoạn hưng thịnh thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
#5. Suy thoái
Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm. Tại thời điểm này, doanh số và lợi nhuận của sản phẩm bắt đầu suy giảm. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các sản phẩm đang dần bị thay thế, không còn được khách hàng ưa chuộng như trước.
Biểu hiện rõ nét nhất khi sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái là:
- Hàng tồn kho ngày càng nhiều.
- Có nhiều mặt hàng cận date phải bán cắt lỗ.
Trong giai đoạn này, nếu không tìm ra giải pháp mới cho sản phẩm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng, thua lỗ bất cứ lúc nào. Trên thực tế, bước vào giai đoạn suy thoái là điều không thể tránh khỏi của một sản phẩm.
Bởi lẽ thị trường kinh doanh là một “trận cờ” có thể biến đổi nhanh chóng. Mỗi giờ trôi qua, thị trường lại có thêm vô số sản phẩm cùng loại được tung ra. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Nếu không gây hiệu ứng như ban đầu, sản phẩm của bạn sẽ bị đào thải.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chu kỳ sống của sản phẩm mà bạn nên nắm bắt. Để kinh doanh thành, việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của sản phẩm là điều tất yếu. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích khi bạn chinh phục con đường kinh doanh.
Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và thú vị về đề tài kinh doanh bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ sống sản phẩm là gì?
Chu kỳ sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Thị trường có tính cạnh tranh quá lớn.
- Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh.
- Tỷ lệ chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng.
- Biến động kinh tế.
Làm sao xác định sản phẩm ở giai đoạn nào?
Để xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào, bạn cần hiểu rõ điểm đặc trưng của từng giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường để phân tích tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng, tính cạnh tranh và giá thành. Dựa trên các phân tích, bạn sẽ nhận biết sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào.
Tại sao hiểu chu kỳ sống của sản phẩm lại quan trọng?
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm cần các chiến lược và tầm nhìn khác nhau. Vì vậy, biết sản phẩm của mình đang ở đâu trong chu kỳ sống có thể giúp bạn tồn tại lâu dài hơn trên thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm được hiểu đơn giản là gì?
Hiểu đơn giản, chu kỳ sống là quá trình một sản phẩm trải qua từ khi hình thành đến khi bị đào thải khỏi thị trường.